Nguyên nhân và Cách phòng ngừa ung thư dạ dày

Mục lục [ Ẩn ]
Đâu là nguyên nhân của ung thư dạ dày, những yếu tố nguy cơ nào có thể gây bệnh ung thư dạ dày và làm cách nào để phát hiện sớm và phòng ngừa ung thư dạ dày? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về căn bệnh này cho bạn.
Tìm hiểu về nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ của ung thư dạ dày
Tìm hiểu về nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ của ung thư dạ dày

1. Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ của ung thư dạ dày

Mặc dù nền y học thế giới đã có những nghiên cứu chuyên sâu về ung thư dạ dày, nhưng các nhà khoa học vẫn chưa thể tìm ra được chính xác nguyên nhân tại sao gây ra ung thư dạ dày. Tuy nhiên nhà khoa học đã phát hiện ra những yếu tố có liên quan chặt chẽ đến sự hình thành và tiến triển của bệnh. Các yếu tố nguy cơ của bệnh ung thư dạ dày bao gồm:

Nhiễm vi khuẩn HP (H. pylori)

Vi khuẩn H. pylori là nguyên nhân hàng đầu gây ra căn bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng. Các bác sĩ đã phát hiện ra rằng nhiễm HP lâu dài có thể dẫn đến viêm và các thay đổi tiền ung thư ở lớp biểu mô dạ dày.

Trên thực tế, bệnh nhân ung thư dạ dày thường có tỷ lệ nhiễm HP cao hơn những người không bị ung thư dạ dày. Nhiễm vị khuẩn HP cũng có liên quan đến một số loại của ung thư hạch dạ dày. Tổ chức y tế thế giới WHO cũng đã xếp vi khuẩn HP là tác nhân hàng đầu gây ra Ung thư dạ dày.

Vi khuẩn HP là yếu tố nguy cơ hàng đầu gây nên ung thư dạ dày
Vi khuẩn HP là yếu tố nguy cơ hàng đầu gây nên ung thư dạ dày

Xem thêm: Hiểu đúng về loại vi khuẩn gây ung thư dạ dày - Vi khuẩn Hp

Chế độ ăn uống không lành mạnh

Tăng nguy cơ ung thư dạ dày được phát hiện ở những người có chế độ ăn chứa một lượng lớn thực phẩm hun khói, cá và thịt ướp muối mặn, và rau muối chua.

Nitrat và nitrit là những chất thường được tìm thấy trong các loại thịt ướp muối mặn. Dưới tác động của một số vi khuẩn như vi khuẩn H pylori, các chất này có thể được biến đổi thành các hợp chất đã được chứng minh là gây ung thư dạ dày ở động vật thí nghiệm.

Mặt khác, ăn nhiều trái cây và rau quả tươi có thể làm giảm nguy cơ ung thư dạ dày.

sbc

Người thừa cân, béo phì

Những người thừa cân hoặc béo phí cũng có tỉ lệ mắc ung thư dạ dày (phần trên dạ dày gần thực quản) cao hơn so với những người bình thường.

Lối sống thiếu lành mạnh

Đã có các nghiên cứu chỉ ra rằng việc hút thuốc lá, uống rượu bia, sử dụng các chất kích thích,… và stress thường xuyên cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày.

Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày
Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày

Đã từng phẫu thuật dạ dày trước đó

Ung thư dạ dày có nhiều khả năng phát triển ở những người đã cắt bỏ một phần dạ dày để điều trị các bệnh khác như loét. Điều này có thể là do dạ dày tạo ra ít axit hơn, cho phép có nhiều vi khuẩn sản xuất nitrite hơn.

Trào ngược dịch mật từ ruột non lên dạ dày sau phẫu thuật cũng có thể làm tăng nguy cơ. Nhiều bệnh nhân ung thư dạ dày thường phát triển nhiều năm sau phẫu thuật.

Nhiễm virus Epstein-Barr (EBV)

Virus Epstein-Barr gây ra bệnh bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng (còn được gọi là mono). Hầu như tất cả người lớn đã bị nhiễm vi-rút này tại một số thời điểm trong cuộc đời của họ, thường là thời thơ ấu hoặc thanh thiếu niên.

EBV đã được liên kết với một số dạng ung thư hạch. Nó cũng được tìm thấy trong các tế bào ung thư của khoảng 5% đến 10% những người bị ung thư dạ dày. Những người này có tình trạng ung thư phát triển chậm hơn, ít xâm lấn hơn với xu hướng lây lan thấp hơn. 

Yếu tố di truyền, giới tính, nhóm máu

Nếu một gia đình có ai đó bị ung thư dạ dày thì những thành viên còn lại của gia đình sẽ có nguy cơ bị ung thư dạ dày cao hơn so với những người khác. Đồng thời, theo thống kê, tỉ lệ ung thư dạ dày ở đàn ông cao gấp 2 lần so với phụ nữ.

Về yếu tố nhóm máu, những người có nhóm máu A có nguy cơ bị ung thư dạ dày cao hơn so với các nhóm máu khác.

Môi trường làm việc độc hại

Những công nhân làm việc trong ngành công nghiệp than đá, kim loại, cao su,… có tỉ lệ mắc ung thư dạ dày cao hơn so với những người lao động ở các ngành nghề khác

Tiền sử gia đình bị ung thư dạ dày

Những người có người thân gần nhất (cha mẹ, anh chị em) bị ung thư dạ dày có nhiều khả năng mắc bệnh này.

Bệnh tật

Các căn bệnh như thiếu máu ác tính, sự phát triển của polyps trong dạ dày, viêm loét dạ dày mãn tính, viêm dạ dày thể teo … cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày.

Nguyên nhân gây ra bệnh ung thư dạ dày đến nay vẫn chưa được làm sáng tỏ và không có cách nào chắc chắn để ngăn ngừa được căn bệnh này. Tuy nhiên, việc phòng ngừa ung thư dạ dày từ sớm sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh và tỉ lệ tử vong do bệnh.

sbc

2. Biện pháp phòng ngừa ung thư dạ dày từ sớm

Tương tự như các bệnh ung thư khác, để phòng ngừa ung thư dạ dày, chúng ta cần hiểu rõ được các yếu tố nguy cơ của ung thư và các yếu tố bảo vệ cơ thể. Việc của chúng ta là cách ly cơ thể khỏi các yếu tố nguy cơ gây ra ung thư dạ dày và tăng cường các yếu tố bảo vệ cơ thể khỏi căn bệnh ung thư dạ dày.

Dưới đây là một số biện pháp để phòng ngừa ung thư dạ dày và giảm thiểu sự tiến triển của bệnh.

Chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt lành mạnh

Các bạn nên sử dụng tủ lạnh nhiều hơn để lưu trữ thực phẩm thay vì bảo quản thực phẩm bằng cách muối, ngâm và hun khói. Để giúp giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày, hãy tránh chế độ ăn nhiều thực phẩm hun khói và ngâm và thịt muối và cá.

Tăng cường khẩu phần trái cây tươi và rau xanh cũng làm giảm nguy cơ mắc bệnh. Các trái cây có múi (như cam, chanh, bưởi) đặc biệt hữu ích trong việc phòng ngừa căn bệnh này.

chế độ ăn lành mạnh
Chế độ dinh dưỡng lành mạnh và cân đối giúp phòng ngừa ung thư dạ dày

Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ khuyến cáo mọi người nên ăn một chế độ ăn uống lành mạnh, chú trọng vào thực phẩm có nguồn gốc thực vật. Điều này bao gồm ăn ít nhất 2,5 chén rau và trái cây mỗi ngày. Chọn bánh mì ngũ cốc nguyên hạt, mì ống và ngũ cốc thay vì ngũ cốc tinh chế. Nên ăn cá, thịt gia cầm hoặc đậu thay vì thịt chế biến sẵn và thịt đỏ cũng có thể giúp giảm nguy cơ ung thư.

Một số nghiên cứu cũng đưa ra gợi ý về việc tăng cường bổ sung các chất chống oxy hóa (vitamin A, C, E và Selenium) có thể làm giảm nguy cơ dạ dày.

Do thừa cân và béo phì là một yếu tố nguy cơ của bệnh nên việc hoạt động thể chất thường xuyên và đều đặn có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh.

Tránh tiếp xúc với thuốc lá

Việc hút thuốc là dù trực tiếp hay gián tiếp đều làm tăng nguy cơ mắc các loại bệnh ung thư, trong đó có cả ung thư dạ dày.

Điều trị nhiễm vi khuẩn HP (H. pylori)

Mặc dù không phải tất cả những bệnh nhân nhiễm H. pylori đều mắc bệnh ung thư dạ dày. Một số nghiên cứu ban đầu cho thấy rằng việc dùng kháng sinh cho những người bị nhiễm H pylori có thể làm giảm số lượng tổn thương tiền ung thư trong dạ dày và giảm nguy cơ phát triển ung thư dạ dày. 

Do vậy, khi bị mắc vi khuẩn HP, bạn nên đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và điều trị kịp thời, dứt điểm.

>>> Các thuốc và cách điều trị tiêu diệt vi khuẩn HP - helicobacter pylori

sbc

Kiểm tra sức khỏe, sàng lọc ung thư dạ dày

Việc tầm soát, phát hiện ung thư dạ dày sớm là yếu tố quan trọng trong việc điều trị bệnh hiệu quả và giảm thiểu tỉ lệ tử vong do bệnh.

Giai đoạn sớm của ung thư dạ dày được định nghĩa là giai đoạn mà mức độ xâm lấn của các tế bào ung thư chưa vượt qua lớp hạ niêm mạc dạ dày, không kể đến tình trạng di căn hạch hay không. Tiên lượng của giai đoạn này là 90% sống sót sau 5 năm.

Nâng cao sức đề kháng của cơ thể

Tăng cường sức đề kháng, giúp hệ miễn dịch khỏe mạnh là chìa khóa giúp bảo vệ cơ thể tránh xa bệnh tật, trong đó có cả ung thư dạ dày.

Để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể bạn cần xây dựng chế độ tập luyện thể dục thể thao khoa học, phù hợp với bản thân.

Ngoài ra có thể sử dụng thêm các sản phẩm thực phẩm chức năng từ tảo nâu fucoidan Nhật Bản.

hoạt chất fucoidan
Cấu trúc phân tử fucoidan

Các nhà khoa học cho rằng, mỗi ngày cơ thể hấp thụ từ 3-6g fucoidan sẽ giúp duy trì sức khỏe, phòng ngừa các bện liên quan đến lối sống, chống lại căn bệnh ung thư, trong đó có ung thư gan và các bệnh nghiêm trọng khác.

king fucoidan
Sản phẩm King Fucoidan & Agaricus  được bào chế từ hoạt chất fucoidan và beta-gulucan phòng ngừa, hỗ trợ điều trị ung thư gan hiệu quả

Hy vọng thông qua bài viết bạn đã hiểu hơn về sự hình thành của căn bệnh ung thư dạ dày, nắm được nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ hình thành bệnh và biết cách phòng tránh ung thư dạ dày đúng cách nhất.

sbc

Nếu còn bất cứ câu hỏi nào liên quan đến ung thư dạ dày, mời bạn gọi điện tới tổng đài 18000069 miễn phí cước gọi, để được chuyên gia tư vấn.

Dược sĩ: Võ Văn Bình

Lưu ý sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Không nên sử dụng Fucoidan đơn độc mà bỏ qua các phương pháp hóa – xạ trị hay phẫu thuật bác sĩ đã chỉ định.

Xếp hạng: 3.7 (4 bình chọn)

Kinh nghiệm điều trị bệnh ung thư