Tất cả những điều cần biết về Bệnh học Ung thư mắt

Mục lục [ Ẩn ]

Ung thư mắt là gì, ung thư mắt có nguy hiểm không, làm thế nào để nhận biết ung thư mắt? Hãy cùng tìm hiểu những kiến thức cơ bản nhất về ung thư mắt qua bài viết dưới đây.

Tổng quan về ung thư mắt

Ung thư mắt là gì?

Mắt là bộ phận thu nhận ánh sáng và truyền tín hiệu về não bộ để xây dựng nên các hình ảnh. Hiện tượng các tế bào của mắt tăng sinh mất kiểm soát tạo thành các khối u được gọi là ung thư mắt.

ung thư mắt

Ung thư mắt được chia thành 4 giai đoạn:

  • Giai đoạn 1: khối u kích thước nhỏ, phát triển khu trú không lây lan đến các khu vực khác trong mắt. Bệnh nhân không cảm nhận thấy triệu chứng nào đáng kể.
  • Giai đoạn 2: khối u lớn dần lên, phát triển khu trú không lây lan đến các khu vực khác trong mắt. Bệnh nhân bắt đầu có 1 số triệu chứng nhẹ về thị lực.
  • Giai đoạn 3: khối u lây lan sang các mô khác xung quanh mắt nhưng chưa xâm nhập và hệ bạch huyết. Triệu chứng bệnh nhân gặp phải nặng lên.
  • Giai đoạn 4: tế bào ung thư xâm lấn hệ bạch huyết xung quanh mắt và di căn đến các bộ phận khác trên cơ thể.
ung thư mắt

Phân loại ung thư mắt

Ung thư mắt được chia thành 2 loại chính:

Ung thư nhãn cầu: Ung thư nhãn cầu thường được chia thành ung thư nguyên phát và ung thư thứ phát.

  • Ung thư thứ phát: là ung thư di căn do các tế bào ung thư di chuyển từ những vị trí đã tồn tại khối u đến mắt. Đây là loại ung thư mắt dễ gặp nhất
  • Ung thư nguyên phát: là loại ung thư phát triển từ những tế bào ở trong mắt. Một số ung thư mắt nguyên phát thường gặp là u hắc bào ác tính, u bạch huyết trong mắt, ung thư võng mạc, u mạch máu trong mắt…

Ung thư các bộ phận ngoại vi và các phần phụ của mắt

Một số thông tin về dịch tễ

Ung thư mắt nguyên phát là một dạng ung thư hiếm gặp. Ước tính trong năm 2018 sẽ có 3540 ca mắc mới (2130 nam -1410 nữ) và 350 ca tử vong (190 nam-160 nữ). Phần lớn các ca phát hiện mới là u hắc bào hay còn gọi là u tế bào sắc tố.

Nhìn chung ung thư mắt có tiên lượng tốt, trong đó 80% bệnh nhân có thời gian sống tiếp trên 5 năm. Nếu phát hiện ở giai đoạn sớm thì tỷ lệ này là 85%. Nếu bệnh nhân mắc phải ung thư mắt dạng u tế bào sắc tố, bệnh nhân có cơ hội sống trên 5 năm vào khoảng 80% khi phát hiện sớm. Tỷ lệ này chỉ còn 15% khi ung thư đã di căn.

ung thư mắt

Nguyên nhân gây nên ung thư mắt

Nguyên nhân của ung thư mắt hiện vẫn chưa được tìm ra rõ ràng. Các bác sỹ đã chỉ ra được một số yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc ung thư mắt dưới đây:

  • Tuổi: Độ tuổi vào khoảng 50-70 có nguy cơ cao nhất có thể chẩn đoán ung thư mắt. Độ tuổi trung bình chẩn đoán được ung thư mắt là 55.
  • Chủng tộc: Người da trắng có nguy cơ mắc ung thư mắt cao hơn người da đen và da vàng.
  • Tiền sử bệnh lý: bệnh nhân từng mắc một số bệnh lý dưới đây sẽ tăng nguy cơ ung thư mắt đặc biệt là u tế bào sắc tố: Hội chứng rối loạn sắc tố da, Bệnh lý sắc tố mắt
  • Tiền sử gia đình: Yếu tố gia đình khá hiếm gặp. Nếu có thì thường do gen BAP1 bị đột biến và di truyền trong gia đình.
  • Một số các yếu tố khác: các yếu tố như màu mắt, ánh sáng mắt trời, yếu tố môi trường cũng được coi là có thể gia tăng nguy cơ về ung thư mắt. Tuy nhiên chưa có nhiều dữ liệu để có thể đưa ra một kết luận cụ thể

Triệu chứng của ung thư mắt

Triệu chứng ban đầu của ung thư mắt khá nghèo nàn và có thể nhầm lẫn với các bệnh về mắt thông thường. Dưới đây là một số triệu chứng có thể gợi ý đến tình trạng ung thư mắt:

  • Bất thường về thị lực: Bệnh nhân sẽ gặp một số vấn đề vệ thị lực như mờ mắt, mất một số vùng thị giác, tầm nhìn bị hạn chế, bệnh nhân hay nhìn thấy đốm đen hoặc chớp sáng,…
  • Xuất hiện nốt nhỏ trong mắt: Nốt nhỏ hay khối u nhỏ có xu hướng tăng dần kích thước và thay đổi màu sắc. Dần dần khối u sẽ nhạt màu hơn màu của mắt và có thể nhận biết được.
  • Xuất hiện nốt đen trên mống mắt
  • Tổn thương ở vùng mắt: mắt có thể bị sưng, đau, viêm, phù, đỏ,… Bệnh nhân có thể bị rụng lông mi, tăng tiết nước mắt hoặc nước mắt lẫn máu,…
  • Bất thường khác về mắt: Bệnh nhân có thể cảm nhận thấy mắt bị lồi lên, khả năng chuyển động của mắt trong hốc mắt bị cản trở, vị trí của mắt trong hốc mắt bị lệch,…

 

ung thư mắt

Chẩn đoán ung thư mắt

Ung thư mắt có thể được chẩn đoán và tiên lượng thông qua các biện pháp sau:

  • Khám mắt: Bác sĩ sẽ hỏi bệnh nhân về các triệu chứng gặp phải đồng thời sẽ quan sát mắt của bệnh nhân thông qua kính soi mắt để phát hiện khối u hay các bất thường khác của mắt. Trong nhiều trường hơp, bác sĩ có thể chẩn đoán xác định ung thư mắt chỉ thông qua quá trình khám mắt.
  • Siêu âm: khi khối u có thể được phát hiện thông qua sóng siêu âm, bác sĩ có thể xác định vị trí, kích thước, mật độ khối u thông qua hình ảnh siêu âm.
  • Chụp mạch huỳnh quang: các chất màu huỳnh quang sẽ được đưa vào trong mạch máu của bệnh nhân. Bác sĩ sẽ chụp lại hình ảnh huỳnh quang của các mạch máu mắt để chẩn đoán ung thư đồng thời xác định các bệnh lý ngoài ung thư khác.
  • Sinh thiết: Là biện pháp lấy tế bào ra khỏi mô để nuôi cấy và quan sát. Kết quả sẽ xác định đến hơn 95% liệu tế bào đó có phải tế bào ung thư hay không.
  • Các xét nghiệm đánh giá tiến triển bệnh: Các xét nghiệm này bao gồm chụp X-quang, CT, MRI để đánh giá sự di căn của tế bào ung thư để qua đó lựa chọn biện pháp điều trị.
ung thư mắt

Điều trị ung thư mắt

Việc lựa chọn phương pháp điều trị, phối hợp các phương pháp sẽ dựa trên tiến triển của ung thư và mong muốn của bệnh nhân. Dưới đây là một số phương pháp thường sử dụng để điều trị ung thư mắt.

Phẫu thuật

Phẫu thuật là phương pháp thường sử dụng nhất đối với ung thư. Tùy theo kích thước và vị trí khối u mà bênh nhân có thể được phẫu thuật loại bỏ bao nhiêu phần của mắt. Bệnh nhân có thể phải loại bỏ hoàn toàn mắt trong một số trường hợp.

Phẫu thuật sẽ có ảnh hưởng lớn đến thị lực của bệnh nhân. Khi phải loại bỏ nhiều phần của mắt hoặc toàn bộ mắt, bệnh nhận sẽ bị mất thị lực vĩnh viễn.

Xạ trị

Xạ trị cũng thường được sử dụng để diệt tế bào ung thư mắt. Bác sĩ có thể sử dụng tia xạ từ bên ngoài để loại bỏ khối ung thư hoặc phẫu thuật cấy một hạt pellet nhỏ chứa nguồn phóng xạ vào khu vực có khối u.

Ngoài ra, một vài phương pháp mới của xạ trị là sử dụng tia proton hoặc phẫu thuật xạ trị có thể hạn chế bớt các tác dụng không mong muốn của các biện pháp xạ trị truyền thống. 

Điều trị bằng tia laser

Biện pháp này sử dụng chùm ánh sáng để đốt cháy và thu nhỏ khối u. Nó có thể được sử dụng với thể u tế bào sắc tố mắt với kích thước khối u nhỏ.

Hóa trị

Hóa trị là biện pháp sử dụng thuốc để tiêu diệt tế bào ung thư. Tuy nhiên biện pháp này mang lại nhiều tác dụng không mong muốn như rụng tóc, buồn nôn, rối loạn tiêu hóa, suy kiệt sức khỏe,…

ung thư mắt

Theo dõi sau khi điều trị

Sau khi điều trị, bệnh nhân ung thư cần được theo dõi về sức khỏe trong vòng nhiều năm sau đó. Mục đích chính của quá trình này là ngăn chặn ung thư tái phát, hạn chế tác dụng không  mong muốn đồng thời điều chỉnh thể trạng của người bệnh.

Quá trình này bao gồm thăm khám sức khỏe thường xuyên kết hợp với các điều trị hỗ trợ để nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân.

Các biện pháp hỗ trợ có thể bao gồm phẫu thuật chỉnh hình mắt, sử dụng thuốc, các biện pháp dinh dưỡng, tâm lý, các biện pháp nghỉ ngơi, thư giãn,… góp phần giảm nhẹ các triệu chứng của ung thư cũng như tác dụng không mong muốn của việc điều trị.

>>> King Fucoidan & Agaricus - “Sát thủ” hỗ trợ tiêu diệt tế bào ung thư từ Tảo & Nấm

LIÊN HỆ HOTLINE: 18000069 ĐỂ NHẬN ĐƯỢC TƯ VẤN TỪ CHUYÊN GIA

Trên đây là những thông tin cơ bản nhất về bênh ung thư mắt. Mong rằng bạn đọc đã phần nào hiểu thêm về triệu chứng cũng như phương pháp điều trị để có thể bảo vệ sức khỏe của mình một cách tốt nhất.

Dược sĩ: Vũ Thái

Xếp hạng: 3.5 (2 bình chọn)

Kinh nghiệm điều trị bệnh ung thư