Tổng quan bệnh học Ung thư amidan

Mục lục [ Ẩn ]

Ung thư amidan là bệnh ung thư phát sinh tại amidan - một cấu trúc giống thịt bao gồm các hạch bạch huyết, nằm ở phía hai bên phía sau họng. Chứng bệnh này được xếp vào nhóm ung thư đầu cổ - một nhóm các bệnh ung thư hiếm gặp. So với các chứng bệnh ung thư thuộc khu vực hầu họng khác thì ung thư amidan có tỉ lệ tử vong cao nhất.

1. Tổng quan về ung thư amidan

a.Ung thư amidan là gì ?

Amidan (còn được gọi là hạch hạnh) là một cấu trúc bao gồm các mô bạch huyết nằm ở ngã tư hầu họng, ở phía sau của cổ họng và vây quanh cửa hầu và tạo thành một vòng kín gọi là vòng bạch huyết quanh hầu (vòng Waldayer). Nó còn được xem như là một phần của hệ miễn dịch, với vai trò bảo vệ cơ thể chống lại vi khuẩn và virus xâm nhập vào miệng hoặc cổ họng.

Cổ họng có ba loại amidan: amidan họng (adenoids) nằm ở mặt sau của cổ họng, amidan palatine nằm ở hai bên cổ họng, và các amidan ngôn ngữ (lingual amidan) nằm ở phần cuống lưỡi.

Ung thư amidan là bệnh ung thư phát sinh từ các tế bào thuộc amidan, trong đó phổ biến nhất là amidan palatine.

ung thư amidan
Ung thư amidan

b. Phân loại ung thư amidan

Có 2 loại ung thư amidan thường gặp là ung thư biểu mô tế bào vảy và u lympho, trong đó ung thư biểu mô tế bào vảy chiếm đa số các trường hợp mắc.

c. Dịch tễ học ung thư amidan

Dựa trên các báo cáo từ các nước Hoa Kỳ, Canada, Anh, Tây Ban Nha, Scandinavia, Ấn Độ và Nhật Bản, tỷ lệ bệnh nhân bị ung thư đầu - cổ là khoảng 1 - 8 % dân số. Chưa có thống kê chính xác về số lượng bệnh nhân mắc ung thư amidan trên thế giới.

Ung thư amidan có thể gặp ở mọi lứa tuổi, giới tính. Tuy nhiên, theo các nghiên cứu dịch tễ thì đàn ông có tỉ lệ mắc bệnh cao gấp ba đến bốn lần so với phụ nữ, đồng thời những người từ 50 tuổi trở lên có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người trẻ.

ung thư amidan

2. Nguyên nhân gây bệnh và các yếu tố nguy cơ của ung thư amidan

Cho đến nay, nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh của ung thư amidan vẫn chưa được làm rõ. Tuy nhiên, theo các nghiên cứu, thì sự hình thành các tế bào bất thường trong amidan có mối liên quan mật thiết đến các yếu tố sau:

  • Hút thuốc lá, kể cả thuốc lá không khói.
  • Lạm dụng rượu, bia, đồ uống có cồn,...
  • Nhiễm virus HPV (đặc biệt là type HPV 16)
  • Đặc biệt, các nghiên cứu cho thấy rằng, khi kết hợp rượu và thuốc lá sẽ làm tăng nguy cơ ung thư lên gấp đôi so với việc  sử dụng 1 trong 2 thứ trên.
  • Các yếu tố nguy cơ khác bao gồm việc duy trì vệ sinh răng miệng kém, di truyền, tình trạng suy giảm miễn dịch (ví dụ cấy ghép nội tạng, nhiễm HIV), phơi nhiễm mãn tính với các tác nhân như amiang và perchloroethylene trong một số ngành nghề, xạ trị,...

3. Triệu chứng của ung thư amidan

Các triệu chứng thường gặp nhất của ung thư amidan bao gồm đau họng, đau amidan, loét miệng không lành.

Ngoài ra, bệnh nhân có thể còn bị các triệu chứng sau:

  • Khó nhai
  • Hơi thở có mùi
  • Khó nuốt, khi nuốt hoặc ăn uống có cảm giác vướng trong họng (trường hợp bướu còn nhỏ), hoặc nuốt đau như mắc xương cá (khi bướu đã lớn hơn)
  • Đau lan đến tai
  • Chảy máu, khạc hoặc ho ra máu
  • Khó nói
  • Ở những giai đoạn muộn, bệnh nhân có thể thấy cứng hàm, há miệng hạn chế hoặc không há miệng được.
  • Khó thở do khối u lớn đè bít đường thở.
  • Sưng hạch bạch huyết ở cổ: Khối hạch kích thước bằng ngón tay cái dễ dàng nhận thấy và có thể di động qua lại bên cổ. Triệu chứng này cũng rất thường gặp, chiếm tỉ lệ khoảng 78%.
  • Khi ung thư amidan đã di căn đến các cơ quan khác, bệnh nhân có thể bị ho kéo dài, đau lưng, đau xương hoặc đau nhức toàn thân...
Triệu chứng ung thư amidan
Triệu chứng ung thư amidan


Một số triệu chứng ở trên cũng có thể gặp ở các bệnh lý lành tính khác của tai - mũi - họng, ví dụ như viêm amidan. Do đó không phải cứ xuất hiện các triệu chứng trên là đã bị ung thư amidan. Ngược lại, bệnh nhân cũng không nên quá chủ quan khi gặp phải những triệu chứng này, tránh để bệnh tiến triển sang những giai đoạn muộn hơn.

ung thư amidan

4. Chẩn đoán ung thư amidan

Về lý thuyết, ung thư amidan có thể được chẩn đoán từ sớm. Nhưng trên thực tế, do triệu chứng của ung thư amidan những giai đoạn đầu không đặc hiệu và dễ nhầm lẫn với các bệnh viêm nhiễm vùng hầu họng khác nên hầu hết bệnh nhân đều bỏ qua việc thăm khám ở giai đoạn này. Thông thường, khi bệnh nhân phát hiện mình bị ung thư amidan thì bệnh đã ở giai đoạn muộn.

Để chẩn đoán và xác định chính xác tình trạng ung thư amidan, các bác sĩ thường sử dụng nhiều phương pháp và công cụ khác nhau.

Bước đầu tiên của quá trình này là xác định bệnh sử, thăm khám cổ họng của bệnh nhân. Dựa vào kết quả thăm khám này, bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân thực hiện các xét nghiệm khác nếu cần thiết, bao gồm:

  • Xét nghiệm máu.
  • Sinh thiết: Một cây kim mỏng được đặt trong miệng. Sau đó, các tế bào sẽ được hút và sau đó được kiểm tra dưới kính hiển vi để xác định xem có các tế bào ung thư hay không
  • Chụp X - quang (thường dùng để xác định xem mức độ lan rộng của khối u)
  • Chụp cắt lớp vi tính
  • Chụp cộng hưởng từ.
  • Chụp cắt lớp phát xạ positron (PET).

Bên cạnh đó, bệnh nhân sẽ được kiểm tra bên trong miệng và sau cổ họng để xác định vị trí và kích thước của khối u. Kiểm tra tai, mũi, cổ họng và cổ cũng là điều cần thiết để giúp xác định xem khối u đã lan rộng chưa.

ung thư amidan

5. Các giai đoạn bệnh ung thư amidan

Tương tự các bệnh ung thư khác, dựa vào sự phát triển của khối u nguyên phát cũng như mức độ di căn của tế bào ung thư đến các cơ quan khác trong cơ thể, ung thư amidan được chia thành 5 giai đoạn, lần lượt là:

Giai đoạn 0 (Còn được gọi là tiền ung thư) trong amidan xuất hiện một số tế bào bất thường, có thể phát triển thành khối u

Giai đoạn 1: Có một khối u nhỏ, kích thước dưới 2 cm và ung thư chưa lan rộng sang các cơ quan lân cận

Giai đoạn 2: Có một khối u kích thước 2 – 4 cm, ung thư chưa lan rộng sang các cơ quan khác

Giai đoạn 3: Khối u có kích thước lớn hơn 4 cm, tế bào ung thư đã lan đến một hạch bạch huyết xung quanh đó

Giai đoạn 4: Tế bào ung thư đã di căn sang các mô, cơ quan và khu vực khác của cơ thể. Đây là giai đoạn có diễn biến bệnh phức tạp nhất với tiên lượng sống thấp nhất. Có thể rơi vào 1 trong 4 trường hợp sau:

  • Tế bào ung thư đã lan đến các khu vực xung quanh cổ họng hoặc miệng và / hoặc nhiều hơn một hạch bạch huyết.
  • Tế bào ung thư  đã lan đến một hạch bạch huyết có kích thước trên 6 cm.
  • Tế bào ung thư  đã lan đến một hạch bạch huyết ở phía đối diện khối u.
  • Tế bào ung thư  đã lan sang các cơ quan xa của cơ thể.

Việc phân chia các giai đoạn ung thư amidan có ý nghĩa quan trọng trong việc lựa chọn phương pháp điều trị, xác định cơ hội chữa bệnh và dự đoán tỷ lệ sống sót của bệnh nhân.

ung thư amidan

6. Tiên lượng sống của ung thư amidan

Bệnh nhân ung thư amidan (và ung thư cổ họng) có tỷ lệ sống sót sau 5 năm trung bình khoảng 66 %. Trong trường hợp tế bào ung thư đã di căn sang các hạch bạch huyết lân cận, thì tỉ lệ sống sẽ thấp hơn.

Theo một nghiên cứu phân tích về bệnh nhân ung thư amidan, thì tỉ lệ sống sót của người bệnh còn phụ thuộc vào việc bệnh nhân đó có bị nhiễm HPV hay không. Kết quả cho thấy rằng đối với ung thư biểu mô amidan ở giai đoạn muộn, có sự khác biệt về tỷ lệ sống sau ba năm: 82 % nếu HPV dương tính và 57% nếu HPV là âm tính. Tỉ lệ tái phát sau điều trị của ung thư amidan dương tính HPV cũng thấp hơn so với trường hợp âm tính HPV

7. Phương pháp điều trị

Phác đồ điều trị dành cho bệnh nhân ung thư amidan sẽ được xây dựng dựa trên nhiều yếu tố, bao gồm giai đoạn của bệnh, loại ung thư amidan, tình trạng sức khỏe của người bệnh và mức độ đáp ứng với các phương pháp điều trị.

Nhìn chung, có ba phương pháp điều trị thường hay sử dụng nhất trong điều trị ung thư amidan:

  • Phẫu thuật: Hầu hết bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật để loại bỏ phần mô ung thư. Trong trường hợp bệnh nhân phát hiện bị ung thư ở giai đoạn I hoặc II có thể chỉ cần điều trị bằng phẫu thuật đơn độc mà không cần xạ trị hoặc hóa trị
  • Xạ trị: Xạ trị thường được sử dụng như một phương pháp bổ trợ cho phẫu thuật với mục đích tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại.
  • Hóa trị: Thường được sử dụng cho các bệnh nhân bị ung thư amidan giai đoạn III hoặc IV, nhằm làm chậm sự phát triển của khối u, giảm thiểu triệu chứng bệnh và kéo dài sự sống cho bệnh nhân.
ung thư amidan

8. Phòng ngừa tái phát ung thư amidan

Cách tốt nhất để phòng ngừa ung thư amidan là không hút, nhai thuốc lá, cần sa bởi đây là yếu tố lớn nhất gây gia tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư ở đầu và cổ.

Bệnh nhân cũng cần chủ động phòng ngừa virus HPV thông qua việc tiêm phòng vaccin, hạn chế số lượng bạn tình cũng như quan hệ tình dục an toàn. Cần phải nhớ rằng HPV cũng có thể lây lan bằng việc quan hệ tình dục qua đường miệng (oral sex).

Bên cạnh đó, bệnh nhân nên đi khám miệng và răng thường xuyên, bởi việc này có thể giúp phát hiện ung thư amidan sớm, từ đó điều trị kịp thời, tránh để bệnh tiến triển sang những giai đoạn muộn hơn.

>>> King Fucoidan & Agaricus - “Sát thủ” hỗ trợ tiêu diệt tế bào ung thư từ Tảo & Nấm

Trên đây là những thông tin tổng quan nhất về bệnh học ung thư amidan. Hy vọng thông qua bài viết đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về căn bệnh nguy hiểm này. Để dduocj tư vấn cụ thể về cách điều trị ung thư amidan, kiểm soát và phòng tái phát sau điều trị, mời bạn LIÊN HỆ HOTLINE: 18000069 ĐỂ NHẬN ĐƯỢC TƯ VẤN TỪ CHUYÊN GIA

Dược sĩ: Võ Văn Bình

Xếp hạng: 3.7 (4 bình chọn)

Kinh nghiệm điều trị bệnh ung thư