Trọn vẹn các kiến thức về Ung thư tinh hoàn nam giới cần biết!!

Mục lục [ Ẩn ]

Ung thư tinh hoàn là một ung thư hiếm gặp nhưng đang có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây. Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để trang bị những kiến thức cơ bản về ung thư tinh hoàn.

1. Tổng quan về ung thư tinh hoàn

Ung thư tinh hoàn là gì?

Tinh hoàn là một bộ phận trong hệ sinh dục nam, nằm dưới dương vật và nằm trong một túi chứa gọi là bìu. Ung thư tinh hoàn là hiện tượng các tế bào bình thường trong tinh hoàn biến đổi và phát triển mất kiểm soát dẫn đến tạo thành các khối u.

Ung thư tinh hoàn
Ung thư tinh hoàn

Ung thư tinh hoàn thường chia thành ba giai đoạn:

  • Giai đoạn 1: khối u khu trú ở tinh hoàn.
  • Giai đoạn 2: tế bào ung thư lan ra hạch bạch huyết ở vùng háng, bụng dưới.
  • Giai đoạn 3: ung thư di căn đến các vùng khác trên cơ thể.

Phân loại ung thư tinh hoàn

Ung thư tinh hoàn thường chia thành 2 loại chính:

  • Ung thư tế bào mầm tinh hoàn
  • Ung thư các loại tế bào khác của tinh hoàn

Ngoài ra ung thư tinh hoàn còn có thể do các tế bào ung thư từ các vị trí khác di căn tới, nguyên nhân thường do bệnh bạch cầu hoặc ung thư hạch.

ung thư tinh hoàn

Một số thông tin về dịch tễ

Theo số liệu được đưa ra bởi chương trình SEER (chương trình thu thập số liệu về ung thư tại Mỹ), ung thư tinh hoàn là một thể ung thư hiếm gặp, ước tính trong năm 2018, số ca mắc mới tại Mỹ là 9130 ca (0.5% tổng số ca ung thư mắc mới) và tỉ lệ tử vong ước tính là 400 ca (0.1% tổng số ca tử vong vì ung thư).

Số ca mắc ung thư tinh hoàn tăng trong vòng 40 năm trở lại đây do các nguyên nhân chưa được chứng minh rõ ràng. Tuy nhiên tỷ lệ tử vòng có xu hướng giảm dần.

Ung thư tinh hoàn được đánh giá là ung thư có tiên lượng tốt. Tỷ lệ bệnh nhân mắc ung thư sống thêm được trên 5 năm rơi vào khoảng 95%. Ngay cả với ung thư giai đoạn muộn (ung thư di căn) tỷ lệ sống ước tính khoảng 73%.

Nam giới ở độ tuổi 15-44 có tỷ lệ mắc ung thư tinh hoàn cao nhất. Độ tuổi trung bình khi được chẩn đoán là 33 tuổi. Một số trường hợp ngay cả trẻ vị thành niên có thể được chẩn đoán ung thư tinh hoàn (8%).

ung thư tinh hoàn

2. Nguyên nhân gây nên ung thư tinh hoàn

Nguyên nhân gây ra ung thư tinh hoàn hiện vẫn chưa được làm sáng tỏ. Tuy nhiên, Các bác sĩ đã đưa ra được một số các yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến ung thư tinh hoàn như:

  • Tuổi:  Nam giới ở độ tuổi 20-45 có nguy cơ mắc ung thư tinh hoàn cao nhất. Tuy nhiên người trên 60 tuổi và trẻ vị thành niên vẫn có một tỷ lệ nhỏ mắc ung thư.
  • Tinh hoàn lạc chỗ: là tình trạng một hoặc cả hai tinh hoàn không thể di chuyển từ ổ bụng xuống bìu trước khi bé trai được sinh ra. Những bệnh nhân bị tinh hoàn lạc chỗ thường có nguy cơ mắc ung thư tinh hoàn cao hơn. Nguy cơ này có thể được giảm xuống khi bệnh nhân được phẫu thuật phục hồi vị trí tinh hoàn trước giai đoạn dậy thì (thường vào lúc 6-15 tháng tuổi để tránh tình trạng vô sinh).
  • Tiền sử gia đình: những người có người thân (đặc biệt là anh em trai) mắc ung thư tinh hoàn có nguy cơ cao gặp phải bênh lý tương tự.
  • Tiền sử bệnh lý: những người từng mắc ung thư ở một bên tinh hoàn có nguy cơ cao sẽ phát triển một khối ung thư ở bên tình hoàn còn lại (tỷ lệ ước tính là 2%).
  • Chủng tộc: người da trăng có nguy cơ mắc ung thư tinh hoàn cao hơn người da đen.
  • HIV: nhiễm HIV làm gia tăng nguy cơ mắc ung thư tinh hoàn.

3. Triệu chứng của ung thư tinh hoàn

Triệu chứng của ung thư tính hoàn khá đa dang, nhiều trường hợp bệnh nhân hầu như không cảm nhận được cơ thể có sự thay đổi gì đáng kể. Thông thường, người mắc ung thư tinh hoàn sẽ gặp phải các triệu chứng sau đây:

  • Có khối u nhỏ hoặc chỗ sưng nhỏ nhưng không tạo cảm giác đau ở một bên tinh hoàn.
  • Có cảm giác đau, tê, khó chịu ở tinh hoàn hoặc bìu.
  • Cảm giác có sự thay đổi nào đó ở vùng tinh hoàn như thấy nặng ở bìu, một bên tinh hoàn trở nên cứng chắc hơn hoặc lớn hơn bên tinh hoàn còn lại,…
  • Đau ở vùng bụng dưới hoặc vùng háng.
  • Đột nhiên ứ, tích dịch trong bìu.
  • Căng, sưng đau ngực do ảnh hưởng của hormon tiết ra từ khối u tinh hoàn.
  • Bệnh nhân giai đoạn muộn (giai đoạn di căn) có thể cảm thấy tức ngực, khó thở, đau lưng, có đàm lẫn máu,…
  • Sưng một hoặc cả hai chân do các cục máu đông.

Khi xuất gặp phải bất kỳ triệu chứng nào kể trên, bạn nên đến cơ sở y tế để các bác sĩ chấn đoán và được điều trị.

ung thư tinh hoàn

4. Chẩn đoán ung thư tinh hoàn

Ung thư tinh hoàn có thể được chẩn đoán thông qua các biện pháp sau đây:

  • Chẩn đoán lâm sàng: Bác sĩ sẽ kiểm tra tinh hoàn để tìm các triệu chứng như u, sưng, đau, cứng chắc,… Đồng thời các biểu hiện lâm sàng trên các vùng háng, bụng, cổ, ngực, hạch bạch huyết,… cũng được thăm khám để đánh giá tiến triển của ung thư.
  • Siêu âm: Nếu khối u đủ lớn để siêu âm thì bác sĩ sẽ xác định được kích thước, vị trí, mật độ khối u thông qua phim chụp siêu âm.
  • Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu sẽ giúp tìm ra các chất chỉ điểm đặc trưng cho mỗi loại ung thư. Ung thư tinh hoàn thường có các chết chỉ điểm là AFP, beta-hCG, LDH, PLAP. Nồng độ các chất chỉ điểm này là bằng chứng để các bác sĩ chẩn đoán ung thư cũng như xây dựng phương pháp điều trị
  • Sinh thiết: là phương pháp cần thiết để chẩn đoán chính xác ung thư.
  • Một số phương pháp khác: Các phương pháp khác thường sử dụng để đánh giá tiến triển của ung thư sau khi đã chẩn đoán xác định. Các phương pháp này bao gồm chụp X-quang, CT, MRI, PET,…

5. Điều trị ung thư tinh hoàn

Việc lựa chọn và phối hợp phương pháp điều trị phụ thuộc vào giai đoạn và tiến triển của bệnh cũng như mong muốn của bệnh nhân. Dưới đây là một số phương pháp thường được sử dụng để điều trị ung thư tinh hoàn:

Phẫu thuật:

Phẫu thuật là biện pháp hàng đầu để điều trị ung thư tinh hoàn, nó có thể áp dụng cho hầu hết các giai đoạn của ung thư. Thường bệnh nhân sẽ cắt bỏ hoàn toàn tinh hoàn có khối u.

Ngoài phẫu thuật cắt bỏ tinh hoàn, bệnh nhân còn cần phẫu thuật loại bỏ các hạch bạch huyết sau phúc mạc để giảm nguy cơ tái phát ung thư khi bệnh đã tiến triển vượt qua giai đoạn 1.

Sau khi phẫu thuật cắt bỏ tinh hoàn, bệnh nhân sẽ cần được đánh giá lại tình trạng bệnh để quyết định xem việc tiến hành phối hợp thêm các phương pháp điều trị khác có cần thiết hay không.

Hóa trị:

Phương pháp điều trị ung thư bằng hóa chất thường sử dụng khi bệnh nhân ung thư ở giai đoạn muộn hoặc tiến triển. Bệnh nhân thường sẽ được điều trị từ 1 đến 4 liệu trình tùy thuộc và tình trạng bệnh.

Xạ trị:

Biện pháp xạ trị có thể được sử dụng sau khi phẫu thuật với mục đích tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại.

Điều trị hỗ trợ:

Ung thư và việc điều trị ung thư luôn tạo thành gánh nặng về sức khỏe cho bệnh nhân do đó các biện pháp điều trị hỗ trợ luôn cần thiết để nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân.

Nói chung các biện pháp hỗ trợ sẽ bao gồm sử dụng thuốc, các biện pháp dinh dưỡng, tâm lý, các biện pháp nghỉ ngơi, thư giãn,… góp phần giảm nhẹ các triệu chứng của ung thư cũng như tác dụng không mong muốn của việc điều trị.

Điều trị ung thư tinh hoàn có khả năng ảnh hưởng đến chức năng của cơ quan sinh dục nam giới nên để điều trị hỗ trợ bệnh nhân ung thư tinh hoàn, chúng ta có thể tiến hành các biện pháp sau:

  • Phẫu thuật ghép tinh hoàn giả.
  • Điều trị bổ sung hormon trong trường hợp cắt bỏ hoàn toàn 2 tinh hoàn hoặc tinh hoàn còn lại không đủ khả năng sản sinh hormon.
  • Lưu trữ tinh trùng của bệnh nhân để đảm bảo khả năng sinh sản trước khi điều trị do một số biện pháp như xạ trị, phẫu thuật cắt bỏ tinh hoàn, phẫu thuật loại bỏ hạch bạch huyết có khả năng dẫn tới vô sinh.
  • Sử dụng một sản phẩm hỗ trợ để giảm thiểu những tác dụng phụ sau khi điều trị bằng các phương pháp xạ trị hay hóa trị như Vinatox, King Fucoidan & Agaricus,....
ung thư tinh hoàn

6. Theo dõi sau khi điều trị

Sau khi điều trị, bệnh nhân ung thư cần được theo dõi về sức khỏe trong vòng nhiều năm sau đó. Mục đích chính của quá trình này là ngăn chặn ung thư tái phát, hạn chế tác dụng không  mong muốn đồng thời điều chỉnh thể trạng của người bệnh.

Quá trình này bao gồm thăm khám sức khỏe thường xuyên kết hợp với các điều trị hỗ trợ như đã được trình bày ở phần trước. Đặc biệt các bệnh nhân điều trị bằng xạ trị và hóa trị có thể gặp một số bệnh lý như tổn thương phổi, thận, thần kinh, bệnh tim mạch hoặc có khả năng phát triển một ung thư khác. Bệnh nhân nên lưu ý các biểu hiện bất thường ở các cơ quan này để kịp thời chẩn đoán và điều trị.

Trên đây là những thông tin cơ bản nhất về bênh ung thư tinh hoàn. Mong rằng bạn đọc đã phần nào hiểu thêm về triệu chứng cũng như phương pháp điều trị để có thể bảo vệ sức khỏe của mình một cách tốt nhất.

Xếp hạng: 3.5 (6 bình chọn)

Kinh nghiệm điều trị bệnh ung thư