Tổng quan Bệnh học Ung thư Túi Mật

Mục lục [ Ẩn ]

Bất kỳ loại ung thư nào một khi được phát hiện sớm thì cơ hội chữa khỏi bệnh rất cao, tuy nhiên nếu phát hiện muộn thì cơ hội sống sót không còn nhiều. Ung thư mật cũng không nằm ngoài điều đó. Cùng tìm hiểu góc nhìn tổng quan về căn bệnh ung thư mật, nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa trong bài viết:

1. Tổng quan về ung thư mật

Túi mật là cơ quan hình quả lê nằm ngay dưới gan của vùng bụng trên. Túi mật có nhiệm vụ lưu trữ mật – một dịch lỏng do gan tiết ra để tiêu hóa chất béo. Khi thức ăn vào đến dạ dày và ruột, túi mật sẽ tiết ra dịch mật thông qua ống mật chủ.

Ung thư mật là khi các tế bào ác tính hính thành trong các mô của túi mật. Ung thư mật là bệnh không phổ biến, tuy nhiên nếu được phát hiện sớm vẫn có cơ hội chữa khỏi bệnh. Thực tế, hầu hết ung thư mật được phát hiện ở giai đoạn muộn nên việc điều trị trở nên rất khó khăn.

ung thư túi mật
Ung thư túi mật

Điều đáng nói hơn cả, ung thư mật rất khó chuẩn đoán vì ở giai đoạn đầu thường không gây ra dấu hiệu gì. Bên cạnh đó, tính chất tương đối ẩn của mật là bệnh tăng trưởng mà không hề bị phát hiện.

ung thư túi mật

2. Nguyên nhân gây ung thư mật

Nguyên nhân

Cho đến thời điểm hiện nay, các bác sỹ vẫn chưa chỉ rõ chính xác nguyên nhân gây ung thư mật, tuy nhiên, họ biết rằng ung thư mật diễn ra khi các tế bào ác tính phát triển làm thay đổi đột biến trong ADN. Những đột biến này khiến các tế bào phát triển không thể kiểm soát và sống tiếp khi các tế bào khác thường chết. Các tế bào sẽ tích tụ thành một khối u phát triển mạnh và lây sang các phần khác của cơ thể.

Yếu tố nguy cơ

Mặc dù nguyên nhân chính xác chưa rõ nhưng các bác sỹ có thể dễ dàng chỉ ra các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ ung thư mật như:

  • Giới tính: Phụ nữ có nhiều khả năng bị ung thư mật hơn nam giới.
  • Tuổi. Nguy cơ ung thư mật tăng dần theo độ tuổi.
  • Tiền sử sỏi mật. Ung thư mật thường gặp nhất ở những người đã có sỏi mật trong quá khứ.
  • Các nguy cơ khác: khi bệnh nhân mắc bệnh sỏi túi mật, u nang và nhiễm trùng ống túi mật mãn tính cũng có nguy cơ ung thư mật cao

3. Triệu chứng ung thư mật

Triệu chứng điển hình

Các triệu chứng ung thư mật bao gồm:

  • Đau bụng, đặc biệt đau ở phần trên bên phải của bụng.
  • Ngứa ngáy
  • Bụng đầy hơi
  • Chán ăn.
  • Giảm cân.
  • Sốt.
  • Buồn nôn.
  • Vàng da và lòng trắng của mắt.

Triệu chứng di căn

  • Vàng da, vàng mắt đậm: Hiện tượng này thường xuất hiện ngay ở giai đoạn đầu của bệnh ung thư mật nhưng càng vào giai đoạn cuối thì màu vàng của da và mắt sẽ càng trở nên đậm hơn.
  • Đau bên phải bụng: Đau rõ rệt hơn giai đoạn đầu
  • Gan to:  khi khối u mật đã di căn lên gan sẽ xuất hiện tình trạng gan to, mềm và có thể sờ thấy được với mật độ mềm.
  • Rối loạn tiêu hóa: các biểu hiện như phân bạc màu, chán ăn, chướng bụng, thiếu nước.
  • Sốt và sụt cân bất thường: Tình trạng sốt không rõ nguyên nhân, giảm cân bất thường là biểu hiện rõ nét ở những bệnh nhân ung thư túi mật giai đoạn cuối.
ung thư túi mật

 4. Chẩn đoán ung thư mật

Các bác sĩ chuyên khoa thường chuẩn đoán ung thư mật qua các cách sau:

  • Xét nghiệm máu: để đánh giá chức năng gan có thể giúp bác sĩ xác định nguyên nhân gây ra các dấu hiệu và triệu chứng.
  • Siêu âm, chụp cắt lớp và chụp cộng hưởng: có thể tạo ra hình ảnh của túi

Từ những xét nghiệm trên sẽ giúp phát hiện giai đoạn ung thư từ đó sẽ xác định chẩn đoán và tùy chọn điều trị. Các xét nghiệm và các thủ tục được sử dụng để xác định giai đoạn ung thư mật gồm:

  • Phẫu thuật thăm dò: phẫu thuật nội soi để nhìn vào bên trong bụng, dấu hiệu cho thấy ung thư túi mật đã lan rộng.
  • Các xét nghiệm để kiểm tra đường mật: tiêm thuốc nhuộm vào đường mật sau đó kiểm tra hình ảnh có ghi nơi mà thuốc nhuộm đi. Xét nghiệm này có thể hiển thị tắc nghẽn trong đường mật.

5. Các giai đoạn bệnh ung thư mật

  • Giai đoạn I:  Ở giai đoạn đầu này, ung thư túi mật được giới hạn trong các lớp bên trong túi mật
  • Giai đoạn II: bệnh ung thư túi mật đã phát triển xâm nhập vào lớp ngoài của túi mật và có thể nhô vào cơ quan gần đó như, gan, dạ dày, ruột hay tuyến tụy
  • Giai đoạn III: ung thư túi mật đã phát triển xâm nhập nhiều hơn một trong những cơ quan gần đó hoặc nó có thể xâm nhập vào tĩnh mạch cửa hay động mạch gan.
  • Giai đoạn IV. Ung thư túi mật bao gồm các khối u của bất kỳ kích thước mà đã lan ra các vùng xa của cơ thể và gây ảnh hưởng mạnh
ung thư túi mật

6. Cách điều trị ung thư túi mật

Cách điều trị bệnh ung thư mật phụ thuộc vào giai đoạn của ung thư, sức khỏe tổng thể  của người bệnh.

Phẫu thuật cho bệnh ung thư túi giai đoạn đầu

  • Phẫu thuật cắt bỏ túi mật
  • Phẫu thuật cắt bỏ túi mật và một phần của gan khi ung thư túi mật mở rộng vượt ra ngoài túi mật và vào gan

Cách điều trị ung thư túi mật giai đoạn cuối

Khi ung thư đã phát triển đến giai đoạn cuối thì phẫu thuật không thể chữa khỏi bệnh ung thư túi mật đã lan rộng ra khỏi túi mật. Lúc này, các bác sĩ sử dụng phương pháp điều trị có thể làm giảm các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh ung thư và làm cho thoải mái như:

  • Hóa trị: điều trị bằng thuốc có sử dụng hóa chất để tiêu diệt tế bào ung thư.
  • Bức xạ trị liệu:  Bức xạ sử dụng công suất cao chùm năng lượng để giết chết tế bào ung thư.
  • Thủ tục làm giảm tắc đường mật
  • Các thử nghiệm lâm sang: sử dụng thuốc thử nghiệm hoặc các phương pháp mới để điều trị ung thư túi mật
ung thư túi mật

7. Biện pháp đối phó và phòng tái phát sau điều trị

Để phòng ngừa tái phát ung thư túi mật sau điều trị bản thân người bệnh cũng như người thân có thể đồng hành thực hiện những biện pháp sau:

  • Có tư tưởng thoải mái, kết nối bạn bè và gia đình. Hãy nghĩ về công việc yêu thích.
  • Tìm một người nào đó để nói chuyện
  • Nên ăn các loại thực phẩm giàu chất xơ và chất béo lành mạnh để giúp ngăn ngừa ung thư mật. Ngũ cốc tinh và đường có thể tăng nguy cơ ung thư túi mật. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên nên ăn các loại ngũ cốc như gạo nâu và bánh mì nguyên chất, chất béo từ cá và dầu ô liu để giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư mật.
  • Tập luyện thân thể theo chỉ định, nâng cao sức đề kháng
  • Tái khám theo chỉ định
  • Sử dụng sản phẩm chức năng hỗ trợ điều trị và phòng tái phát

King Fucoidan là sản phẩm được bào chế từ Fucoidan 100% tảo Mozuku và bột nghiền nấm Agaricus. Sự kết hợp hoàn chỉnh giữa Fucoidan và bột nghiền nấm Agaricus cho tác dụng chống ung thư hiệp đồng:

tac dụng fucoidan
Tác dụng của Fucoidan Nhật Bản

King Fucoidan là sản phẩm thường được các các bác sĩ bệnh viện Ung Bướu Việt Nam khuyên bệnh nhân nên sử dụng trước, trong và sau quá trình điều trị. Sử dụng Fucoidan Nhật Bản kết hợp với tuân thủ theo phác đồ điều trị, chế độ dinh dưỡng, tâm lý và tập luyên khoa học giúp nâng cao sức đề kháng, hỗ trợ điều trị, giảm tác dụng phụ hóa xạ trị, kiểm soát và kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân ung thư.

Để được tư vấn về sản phẩm và cách mua hàng, mời bạn gọi điện tới tổng đài miễn cước 18000069, để được hướng dẫn cụ thể. 

Với khách hàng khu vực miền Nam vui lòng liên hệ liên hệ tổng đài 02839316468 được tư vấn và mua hàng trực tiếp từ nhà nhập khẩu chính thức sản phẩm.

Xem các địa chỉ nhà thuốc tin cậy BẤM VÀO ĐÂY để mua sản phẩm gần nhà nhất.

Dược sĩ: Thu Trang

Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Xếp hạng: 4.5 (2 bình chọn)

Kinh nghiệm điều trị bệnh ung thư