1. Đồ uống có cồn
Đối với người bình thường thì việc lạm dụng các loại đồ uống có cồn như: bia, rượu… có thể gây nhiều nguy hại cho sức khỏe, thậm chí là tử vong. Đặc biệt là với những người mắc bệnh ung thư vú thì khi sử dụng các loại đồ uống này quá mức thì mức độ nguy hiểm còn cao gấp nhiều lần.
Nhiều nghiên cứu cho rằng việc tiêu thụ thường xuyên các loại đồ uống có cồn có mối liên quan đến nguy cơ phát triển ung thư vú.
Theo các chuyên gia, rượu có chứa cồn có thể làm tăng nồng độ estrogen trong cơ thể và gây tổn hại cho DNA của tế bào bình thường. Từ đó, loại thức uống này gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe tổng thể và làm trầm trọng hơn tình trạng của người bệnh ung thư vú.
Hơn thế nữa, sử dụng rượu bia quá mức cũng được coi là nguyên nhân làm suy giảm tinh thần cũng như hoạt động của não bộ của người bệnh ung thư vú.
Cụ thể là rượu bia cũng như các loại đồ uống có cồn khác có thể làm tăng quá trình thoái hóa tiểu cầu não, phá hủy các nơ – ron thần kinh khiến chức năng của hệ thần kinh trung ương bị suy giảm, đồng thời xuất hiện nhiều dấu hiệu nguy hiểm như: run tay chân, rung giật nhãn cầu…
Bên cạnh đó, chúng còn làm cho tinh thần người bệnh càng trở nên mệt mỏi, mất tỉnh táo và dễ dẫn tới nhiều hậu quả khôn lường như: không kiểm soát được hành động, cảm thấy bế tắc, tuyệt vọng khi điều trị bệnh…
2. Các thực phẩm chứa lượng đường lớn
Hầu hết, tất cả mọi người trong chúng ta và đặc biệt là các chị em phụ nữ luôn bị thu hút bởi những đồ ăn ngọt, chứa nhiều đường. Thế nhưng đây là “kẻ thù” đối với sức khỏe của bệnh nhân ung thư vú.
Trong một nghiên cứu được tiến hành năm 2016 trên chuột, thì những con chuột được cho ăn các loại thực phẩm có chứa nhiều đường có khả năng phát triển khối u tuyến vú mạnh hơn những con chuột bình thường khác. Thậm chí những khối u này có nhiều khả năng lây lan hoặc di căn.
Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là bạn phải loại bỏ hoàn toàn các thực phẩm có chứa lượng đường cao trong chế độ ăn uống của mình. Mà cách tốt nhất bạn nên dùng với một lượng vừa phải. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mỗi ngày nam giới có thể tiêu thụ khoảng 37.5 g đường và phụ nữ có thể tiêu thụ khoảng 25 g đường.
Sau đây, chúng tôi xin điểm mặt một số loại thực phẩm, món ăn có chứa nhiều đường mà bạn cần hạn chế sử dụng như:
- Một số loại trái cây: chuối, dưa hấu…
- Sữa và các sản phẩm từ sữa.
- Sô cô la, bánh kẹo, nho khô.
3. Thịt đỏ
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc tiêu thụ thịt đỏ có thể làm tăng nguy cơ phát triển ung thư vú, đặc biệt là khi nấu thịt đỏ ở nhiệt độ cao, có thể giải phóng ra độc tố làm bệnh ung thư vú ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn.
Ngoài ra, nếu người bệnh sử dụng các loại thịt chế biến sẵn sẽ tiềm ẩn nhiều mối nguy hại cho sức khỏe và có thể thúc đẩy tế bào ung thư phát triển đột ngột, làm ảnh hưởng tới kết quả điều trị. Lý do là bởi trong các loại thịt chế biến sẵn luôn có chứa hàm lượng cao các chất như: muối, chất béo, các chất bảo quản...
Do vậy, bạn cần tránh xa việc sử dụng các loại thịt này để cơ thể được khỏe mạnh hơn nhé.
4. Thực phẩm có chứa nhiều chất béo
Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì không phải tất cả chất béo nào cũng đều là xấu đối với sức khỏe của con người.
Cụ thể là một số chất béo có nguồn gốc từ thực vật có thể giúp làm giảm sự phát triển của tế bào ung thư vú. Thế nhưng, một số loại chất béo có nguồn gốc từ động vật lại có thể làm thúc đẩy sự tăng trưởng, di căn của tế bào ung thư vú.
Một loại chất béo điển hình như chất béo trans fat, được tìm thấy trong các loại thực phẩm đã được chế biến hoặc làm sẵn đã được các nhà khoa học chứng minh rằng có mối liên quan đến sự phát triển của tế bào ung thư vú.
Chất béo trans fat thường có trong một số loại thực phẩm đã được chế biến sẵn như: khoai tây chiên, bánh quy, bánh rán, bánh ngọt đã được đóng gói.
Do vậy, bạn cần hạn chế tới mức tối đa loại chất béo này trong chế độ ăn uống của bản thân.
5. Lời khuyên về chế độ ăn uống lành mạnh cho bệnh nhân ung thư vú
Bạn biết đấy, các triệu chứng của căn bệnh ung thư vú hoặc các tác dụng phụ cũng như biến chứng sau quá trình điều trị có thể làm bạn cảm thấy không được khỏe mạnh và ảnh hưởng lớn đến chế độ ăn uống hàng ngày của bạn.
Vì thế, để giúp duy trì năng lượng cần thiết cho cơ thể thì bạn đừng bỏ lỡ một số lời khuyên quan trọng dưới đây để giúp cho việc ăn uống lành mạnh, dễ chịu hơn:
Chia nhỏ bữa ăn của bạn
Thật khó để có thể đảm bảo rằng những người bệnh ung thư vú có thể được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng chỉ với 3 bữa ăn mỗi ngày. Do đó, bạn cũng như nhiều bệnh nhân khác có thể dùng khoảng 5 – 6 bữa ăn/ngày.
Bên cạnh đó, bạn có thể bổ sung các món ăn nhẹ như sữa chua, trứng gà, nước trái cây… vào các bữa phụ để cảm thấy ngon miệng hơn.
>>> TIN QUAN TRỌNG: Ung thư vú nên ăn gì?
Gặp gỡ chuyên gia dinh dưỡng để nhận được sự tư vấn đúng đắn
Nếu bạn cảm thấy rất khó khăn trong chuyện ăn uống hàng ngày hoặc sức khỏe bị suy kiệt do thiếu chất dinh dưỡng trầm trọng thì bạn nên tìm gặp ngay một chuyên gia dinh dưỡng nhé.
Những chuyên gia này có thể giúp bạn thiết kế một kế hoạch ăn uống lành mạnh phù hợp với sở thích, nhu cầu dinh dưỡng và tình trạng sức khỏe của bạn.
Bên cạnh đó, họ cũng có thể dạy bạn kiểm soát các tác dụng phụ trong quá trình điều trị ung thư vú để không làm ảnh hưởng quá lớn tới chế độ dinh dưỡng của bạn.
Thường xuyên xây dựng kế hoạch dinh dưỡng
Việc điều trị ung thư có thể chiếm rất nhiều thời gian trong ngày và khiến bạn cảm thấy dường như kiệt sức, không còn quá quan tâm tới chế độ dinh dưỡng của mình.
Do vậy, bạn cần lên một kế hoạch cụ thể về dinh dưỡng để tránh bị quên và giúp cơ thể tăng cường khả năng hồi phục. Rất đơn giản, bạn hãy lấy một quyển sổ và một chiếc bút để lên kế hoạch thực đơn các bữa ăn trong một tuần.
Nếu bạn quá mệt mỏi để chế biến các món ăn, hãy đừng ngần ngại mà không nhờ tới sự trợ giúp của người thân hoặc bạn bè nhé.
Bên cạnh một chế độ dinh dưỡng hợp lý, người bệnh ung thư vú nên sử dụng thêm sản phẩm bảo vệ sức khỏe, giúp hỗ trợ điều trị ung thư hiệu quả như King Fucoidan & Agaricus.
King Fucoidan & Agaricus là sản phẩm được nhập khẩu từ Nhật Bản, được Bộ Y tế cấp phép lưu hành. Đây cũng là sản phẩm được nghiên cứu kỹ lưỡng được bào chế từ Fucoidan 100% tảo Mozuku và bột nghiền nấm Agaricus.
Theo tài liệu của Tiến sĩ Daisuke Tachikawa, Viện phó bệnh viện Matsuzaki Memorial (Thành phố Ogori, Quận Fukuoka, Kushu, Nhật Bản) chức năng hỗ trợ điều trị bệnh ung thư của Fucoidan hoạt động như sau:
- Tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch, chống hình thành khối u, chống oxi hóa, giúp ngăn ngừa sự tấn công của gốc tự do.
- Kích thích tế bào ung thư tự chết theo chương trình Apoptosis.
- Ức chế sự hình thành mạch máu mới, nhờ vậy cắt bỏ nguồn cung cấp chất dinh dưỡng nuôi sống tế bào ung thư.
- Đặc biệt, khi phối hợp với hóa – xạ trị, giúp người bệnh giảm nhẹ được độc tính, các tác dụng phụ, gia tăng hiệu quả phác đồ điều trị ung thư.
Do vậy, đây là sản phẩm thích hợp dùng cho người muốn phòng ngừa và hỗ trợ điều trị u bướu khi kết hợp với các phương pháp điều trị khác.
Để được tư vấn về sản phẩm và cách mua hàng, mời bạn gọi điện tới tổng đài miễn cước 18000069 để được hướng dẫn cụ thể.
Chia sẻ của bệnh nhân ung thư vú sau khi sử dụng Fucoidan:
Mong rằng qua những thông tin mà bài viết đã chia sẻ đã cung cấp cho bạn nhiều kiến thức hữu ích về vấn đề Người bệnh ung thư vú kiêng ăn gì? Chúc bạn sẽ luôn có sức khỏe tốt và sớm hồi phục sức khỏe.
Dược sĩ: Nguyễn Ngọc Bích