1. Ung thư có ăn được đường phèn không?
Có lẽ bạn đã từng nghe nói rằng đường phèn hay các loại đường khác là một trong những nguyên nhân gây ung thư hoặc làm cho tế bào ung thư phát triển nhanh hơn. Chính từ những lời đồn đoán này làm bạn cảm thấy e dè, lo lắng mỗi khi ăn những loại thực phẩm có chứa đường.
Hiện nay, vẫn chưa có bằng chứng nào cụ thể chứng minh mối liên quan trực tiếp giữa việc sử dụng đường phèn làm tăng mức độ trầm trọng của căn bệnh ung thư. Tuy nhiên, vẫn có quan hệ gián tiếp giữa đường phèn và các loại đường khác với căn bệnh ung thư.
Trên thực tế, mỗi tế bào trong cơ thể bạn sử dụng lượng đường trong máu (glucose) để có thể ra tạo năng lượng, phát triển và duy trì hoạt động, trong đó có cả tế bào ung thư.
Không chỉ riêng là đường phèn mà cơ thể của chúng ta được cung cấp đường từ những nguồn thực phẩm có chứa carbohydrate và protein khác như: rau, trái cây, ngũ cốc, sữa, thịt, cá...
Khi tiêu thụ những món ăn có chứa nhiều đường thì cơ thể sẽ tạo ra nhiều năng lượng hơn đồng nghĩa với bạn đang phải đối diện với nguy cơ thừa cân, béo phì. Chính tình trạng béo phì này làm tăng nguy cơ tế bào ung thư phát triển mạnh mẽ hơn.
Bên cạnh đó, thừa cân hoặc béo phì cũng khiến nhiều người khác có nguy cơ mắc ít nhất 13 loại ung thư, bao gồm ung thư vú, gan và ung thư đại trực tràng.
Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là bạn tuyệt đối không được ăn đường. Nếu kiêng khem quá mức việc sử dụng đường cũng như các thực phẩm chứa đường và protein khác có thể làm cho sức khỏe của bạn ngày một suy kiệt hơn, dẫn tới không còn đủ sức khỏe.

Chính vì vậy, sử dụng một lượng đường vừa phải (25 g cho nữ giới và 35 g cho nam giới) và tham thảo một số biện pháp dưới đây sẽ giúp bạn có sức khỏe tốt để không những chiến đấu với căn bệnh này mà còn làm tránh nguy cơ ung thư phát triển nữa.
- Hạn chế đồ uống có đường như: nước ngọt đóng chai, đồ uống có ga…
- Đọc nhãn thông tin dinh dưỡng của các loại sản phẩm (bánh ngọt, bánh sô cô la, các loại ngũ cốc, mì đóng gói…) trước khi sử dụng là cách giúp bạn kiểm soát được lượng đường hấp thu vào trong cơ thể.
- Nên sử dụng những loại quả mọng nước như: cam quýt vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày của bạn.

2. Ung thư có ăn được trứng vịt lộn không?
Lo sợ không dám ăn trứng vịt lộn là một trong những tâm lý chung của nhiều người bệnh ung thư. Một số người bệnh đã từng tâm sự với chúng tôi rằng từ ngày họ bị ung thư, họ không dám động vào bất kỳ quả trứng vịt lộn nào vì sợ ăn vào làm bệnh nặng thêm. Vậy trứng vịt lộn có phải là thực phẩm đáng sợ như vậy đối với người bệnh ung thư không?
Theo các nhà nghiên cứu về dinh dưỡng thì trứng vịt lộn là món ăn rất bổ dưỡng do chứa rất nhiều chất dinh dưỡng quan trọng như:
- Protein.
- Lipid.
- Canxi.
- Phot pho.
- Cholesterol.
- Các vitamin và khoáng chất: vitamin nhóm A, B, sắt…
Cũng theo các bác sĩ chuyên khoa ung thư thì không có cơ sở khoa học nào chứng minh được mối liên quan giữa trứng vịt lộn và bệnh ung thư. Do trong quá trình điều trị bệnh, người bệnh ung thư cần rất nhiều năng lượng để chống chọi lại những sự ảnh hưởng của căng bệnh này và đủ sức khỏe để có thể thực hiện các biện pháp điều trị.
Vì vậy, người bệnh không cần kiêng ăn trứng vịt lộn, chỉ cần sử dụng chúng một cách hợp lý (khoảng 1 – 2 quả/tuần) thì sẽ rất có lợi cho cơ thể.


3. Ung thư có nên uống mật ong không?
Về vấn đề, người bệnh ung thư có nên uống mật ong hay không thì hiện nay có rất nhiều ý kiến trái chiều về vấn đề này.
Có những quan điểm đồng tình ủng hộ và cho rằng mật ong là loại thực phẩm tốt cho sức khỏe của người bệnh ung thư nhưng cũng có quan điểm thì cho rằng mật ong là thủ phạm làm cho tế bào ung thư ngày càng phát triển hơn. Vậy đâu mới là quan điểm đúng đắn?
Và sự thật là theo nghiên cứu mới nhất từ các nhà khoa học tại Malaysia thì mật ong có thể cung cấp nền tảng cho sự phát triển của phương pháp trị liệu mới cho bệnh nhân ung thư và khối u liên quan đến ung thư.
Một số loại mật ong trong rừng đã được chứng minh là có tính cảm ứng hóa học đối với bạch cầu trung tính, phản ứng lại với các tác nhân oxygen (ROS) và có khả năng chống ung thư.
Các nghiên cứu gần đây được thực hiện trên các bệnh nhân ung thư vú, cổ tử cung và tế bào ung thư xương cho thấy rằng việc sử dụng mật ong rừng có tác dụng chống ung thư đáng kể, làm kìm hãm sự phát triển của tế bào ung thư.
Điều này được giải thích là do mật ong rất giàu các hợp chất flavonoid. Khả năng hỗ trợ điều trị ung thư của mật ong là do các cơ chế như:
- Kích thích giải phóng TNF-alpha (yếu tố hoại tử khối u).
- Ưc chế sự tăng sinh của tế bào ung thư.
- Gây ra chu trình chết rụng tự nhiên của tế bào ung thư (apoptosis).
- Ức chế quá trình oxy hóa lipoprotein.
Bên cạnh đó, một số hợp chất polyphenol có trong mật ong, cụ thể là axit caffeic (CA), axit phenyl este (CAPE), chrysin (CR), galangin (GA), quercetin (QU), kaempferol (KP), acacetin (AC), pinacemin (PC), pinobanksin (PB) và apigenin (AP) cũng đang được nghiên cứu, phát triển thành những yếu tố đầy hứa hẹn trong phòng ngừa và điều trị ung thư.
Mặc dù mật ong có nhiều tác dụng tốt như vậy nhưng có điều bạn cần rất lưu ý khi sử dụng vì chúng có chứa các hợp chất của đường như: fructose, glucose, maltose và sucrose và chính những hợp chất này làm tăng nguy cơ béo phì và làm tăng nguy cơ gây ung thư. Do đó, bạn không nên sử dụng chúng quá nhiều nhé.


4. Ung thư có uống sữa được không?
Bạn hoàn toàn có thể uống sữa khi đang bị bệnh ung thư. Sữa là một trong những loại đồ uống cực tốt cho người bệnh ung thư vì các lý do như sau:
- Cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng (protein, lipid, glucose…) cần thiết giúp bệnh nhân chống lại tình trạng suy nhược cơ thể trong quá trình điều trị ung thư, ngăn chặn khả năng người bệnh ung thư bị sụt cân quá mức.
- Tăng cường hệ miễn dịch cho người bệnh, giúp họ phòng ngừa một số nhiễm trùng có thể mắc phải.
- Giúp họ cảm thấy ăn ngon miệng hơn, giảm các tác dụng phụ của hóa trị và xạ trị lên cơ thể.
Vì vậy, nếu có một hôm nào đó mà bạn cảm thấy rất mệt mỏi và không thể ăn được bất kỳ món ăn nào thì sữa có thể là sựa lựa chọn thay thế phù hợp dành cho bạn đấy.
Liều lượng sữa khuyến cáo dành cho bệnh nhân ung thư đó là 70 – 100 ml mỗi ngày.

5. Ung thư có uống được sâm không?
Đã từ lâu, nhân sâm là một trong tứ đại thuốc quý “sâm, nhung, quế, phụ”của y học cổ truyền. Nhưng với một loại thuốc bổ với nhiều thành phần dinh dưỡng như vậy liệu có làm trầm trọng hơn bệnh ung thư không là mối quan tâm lớn đối với hầu hết người bệnh.
Theo các chuyên gia nghiên cứu nước ngoài, bệnh nhân ung thư có thể sử dụng được nhân sâm, việc sử dụng nhân sâm đối với các bệnh nhân ung thư mang lại nhiều lợi ích như:
- Làm tăng sức sống ở những bệnh nhân ung thư bị suy nhược cơ thể.
- Có thể dùng để hỗ trợ điều trị bệnh nhân ung thư đang trong quá trình điều trị ung thư như: phẫu thuật, xạ trị, hóa trị.
- Ức chế sự phát triển của các khối u, hạn chế sự di căn ung thư.
- Tăng số lượng hồng cầu của bệnh nhân ung thư, nhờ đó tăng cường miễn dịch ở những bệnh nhân này
Tại Trung Quốc, nhân sâm đã đưa vào điều trị bệnh nhân ung thư theo phương pháp y học cổ truyền. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong quá trình sử dụng nhân sâm, bạn nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ về cách sử dụng và liều lượng nhé.
Mong rằng qua những thông tin mà bài viết đã chia sẻ đã giúp các bạn giải đáp những khúc mắc về những dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư. Chúc bạn sẽ sớm hồi phục sức khỏe và tràn đầy năng lượng để mạnh mẽ vượt qua những khó khăn, thử thách phía trước nhé.
Dược sĩ: Nguyễn Ngọc Bích