Chán ăn là tình trạng thường gặp ở bệnh nhân ung thư sau điều trị, khi họ không còn cảm giác ngon miệng dẫn tới ăn ít hơn, dinh dưỡng kém hơn, gây ra mất khối lượng cơ, mỡ, giảm sức cơ và sụt cân nhanh chóng. Tình trạng chán ăn này là yếu tố dẫn đến tình trạng suy mòn thường gặp ở bệnh nhân ung thư.
Tình trạng chán ăn ở bệnh nhân ung thư thường xảy ra do ảnh hưởng của các tác dụng phụ của phương pháp điều trị ung thư như: khô miệng, thay đổi vị giác, sa sút tinh thần...Dưới đây, PGS. TS Lê Bạch Mai, Nguyên phó Viện trưởng Viện dinh dưỡng Quốc gia sẽ chia sẻ với quý vị cách biện pháp để khắc phục các tình trạng này giúp bệnh nhân ung thư ăn uống ngon miệng hơn.
1. Khắc phục tình trạng khô miệng
Để khắc phục tình trạng này, PGS Lê Bạch Mai khuyên bệnh nhân ung thư nên bổ sung đủ nước để làm ẩm niêm mạc miệng. Đa dạng các loại nước: nước trái cây, nước dừa, nước lọc, sữa, ...Tránh uống nước ngọt có gas vì chứa nhiều đường không tốt cho sức khỏe.
Cách uống nước là nên chia nhỏ thành nhiều lần trong ngày, uống từ từ, từng ngụm một để làm ẩm niêm mạc miệng. Nên chế biến các món ăn dạng lỏng như canh, soup dinh dưỡng, cháo sẽ giúp bệnh nhân ung thư bị khô miệng dễ ăn hơn.
2. Khắc phục tình trạng thay đổi vị giác
Thay đổi vị giác là một trong những triệu chứng thường gặp ở người bệnh ung thư. Các biểu hiện thay đổi vị giác có thể cảm nhận thấy như: Cảm thấy các loại thực phẩm có vị khác so với trước, đặc biệt là các thực phẩm có vị đắng, ngọt, mặn; thấy thực phẩm chẳng còn vị gì hoặc tất cả đều cùng một vị.
Một số bệnh nhân cảm thấy có mùi vị kim loại hoặc vị hóa chất trong miệng, đặc biệt là sau khi ăn thịt hoặc các thực phẩm giàu protein. Điều này được cho là có liên quan đến tình trạng thiếu kẽm sau khi hóa trị.
Thay đổi vị giác làm ảnh hưởng nhiều đến việc ăn uống của người bệnh, khiến người bệnh không muốn ăn. PGS Lê Bạch Mai chia sẻ “bệnh nhân ung thư nên tập dần để thích nghi với sự thay đổi ấy và để có thể chấp nhận được các món ăn như trước khi bị bệnh.”
Một số giải pháp được PGS Lê Bạch Mai đưa ra để khắc phục tình trạng thay đổi vị giác ở bệnh nhân ung thư như sau:
- Tập dần ăn các thực phẩm có vị khác nhau để có thể thích nghi với các vị
- Khi chế biến thức ăn nên chiều theo vị giác của người bệnh để phù hợp với khẩu vị của họ. Tuy nhiên, cần chú ý đến tình trạng bệnh có phải kiêng thực phẩm nào không: như kiêng muối, kiêng đường,...
- Bổ sung đủ các nhóm vitamin và khoáng chất từ thực phẩm như rau, quả, thực phẩm bổ sung...Tăng cường bổ sung các chất chống oxy hóa tự nhiên như selen, vitamin A, E, C...giúp dọn dẹp gốc tự do để nhanh chóng cải thiện tình trạng thay đổi vị giác.
- Bổ sung các thực phẩm giàu kẽm để giúp hỗ trợ điều trị rối loạn vị giác, cải thiện vị giác nhanh hơn.
Bên cạnh đó, PGS Lê Bạch Mai cho rằng người bệnh ung thư cần giữ lý trí thật vững vàng để chiến thắng chính bản thân mình vượt qua những khó khăn trong thời gian điều trị cũng rất là quan trọng để nhanh chóng phục hồi sức khỏe.
Với bệnh nhân ung thư bị chán ăn do khô miệng, thay đổi vị giác có thể bổ sung thêm Soup cao năng lượng Suppro vào chế độ ăn hằng ngày để bổ sung năng lượng và dinh dưỡng giúp nhanh chóng phục hồi sức khỏe.
Soup cao năng lượng Suppro là sự phối hợp giữa các thành phần có nguồn gốc tự nhiên như đạm thực vật, đạm whey, chất béo từ thực vật, bột gạo, nhóm sulfo+ chiết xuất từ mầm thực vật, tinh chất curcumin từ nghệ… giúp bổ sung các chất dinh dưỡng, chất chống oxy hóa tự nhiên, tăng cường miễn dịch, cải thiện vị giác giảm các tác dụng phụ từ hóa xạ trị để người bệnh nhanh chóng cải thiện sức khỏe.