Nhắc tới mổ, phẫu thuật ung thư làm cho nhiều bệnh nhân và người nhà lo lắng, hoang mang bởi vì đây là phương pháp tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm. Vậy bệnh nhân ung thư tuyến giáp có nên mổ không? Phẫu thuật ung thư tuyến giáp có thể gặp rủi ro hay biến chứng như thế nào? Phẫu thuật diễn ra như thế nào? Tất cả sẽ được giải đáp ngay trong bài viết dưới đây.
1. Bệnh nhân ung thư tuyến giáp có nên mổ không?
Trước khi trả lời cho câu hỏi bệnh nhân ung thư tuyến giáp có nên mổ không thì bạn nên tìm hiểu về một số biến chứng, rủi ro có thể gặp phải trong quá trình phẫu thuật như sau:
- Khàn giọng tạm thời hoặc vĩnh viễn hoặc mất giọng:
Điều này có thể xảy ra nếu thanh quản (hộp giọng nói) hoặc khí quản bị kích thích bởi ống thở được sử dụng trong khi phẫu thuật. Hoặc cũng có thể xảy ra nếu các dây thần kinh đến thanh quản (hoặc dây thanh âm) bị tổn thương trong quá trình phẫu thuật.
Do vậy, bác sĩ sẽ kiểm tra dây thanh âm của bạn trước khi phẫu thuật để xem chúng có di chuyển bình thường không.
- Tổn thương tuyến cận giáp (tuyến nhỏ phía sau tuyến giáp giúp điều chỉnh nồng độ canxi): Điều này có thể dẫn đến mức canxi trong máu thấp, gây co thắt cơ và cảm giác tê và ngứa ran.
- Chảy máu quá mức hoặc hình thành cục máu đông lớn ở cổ (gọi là khối máu tụ).
Có thể đọc tới đây sẽ khiến bạn cảm thấy rất hoảng sợ và không hề muốn thực hiện phẫu thuật. Thế nhưng bạn cần hiểu rằng khi đưa ra quyết định mổ ung thư tuyến giáp, các bác sĩ đã thảo luận và cân nhắc rất nhiều yếu tố:
- Giai đoạn bệnh.
- Tình trạng sức khỏe bệnh nhân.
- Mức độ an toàn của phương pháp phẫu thuật.
Và đặc biệt là mục đích của mổ ung thư tuyến giáp là nhằm loại bỏ tối đa tế bào ung thư ra khỏi cơ thể, ngăn ngừa sự di căn, xâm lấn của khối u. Đồng thời phương pháp này còn giúp người bệnh sống lâu hơn, hạn chế những tác động xấu của khối u tới sức khỏe của bệnh nhân.
Vì thế, phẫu thuật không phải lúc nào cũng xấu. Hãy mạnh mẽ và dũng cảm thực hiện phương pháp này nếu có sự điều trị của bác sĩ. Ngoài ra, bạn có thể trao đổi với bác sĩ những cách phòng ngừa và làm giảm nhẹ những biến chứng này.
2. Phẫu thuật ung thư tuyến giáp được thực hiện như thế nào?
Phẫu thuật ung thư tuyến giáp có lẽ là phương pháp điều trị không thể thiếu được trong hầu hết các bệnh ung thư. Đối với ung thư tuyến giáp, các hình thức phẫu thuật có thể là:
Cắt thùy tuyến giáp
Phẫu thuật cắt thùy tuyến giáp là một hoạt động loại bỏ thùy chứa ung thư, thường cùng với isthmus (mảnh nhỏ của tuyến đóng vai trò là cầu nối giữa thùy trái và thùy phải). Đôi khi nó được sử dụng để điều trị ung thư tuyến giáp biệt hóa (nhú hoặc nang) nhỏ và không có dấu hiệu lan rộng ra ngoài tuyến giáp. Đôi khi nó cũng được sử dụng để chẩn đoán ung thư tuyến giáp nếu kết quả sinh thiết FNA không có cung cấp chẩn đoán rõ ràng.
Lợi thế của phẫu thuật này là một số bệnh nhân có thể không cần phải uống thuốc nội tiết tố tuyến giáp vì nó để lại một phần của tuyến sau. Nhưng có một số tuyến giáp còn lại có thể can thiệp vào một số xét nghiệm tìm kiếm sự tái phát ung thư sau khi điều trị, chẳng hạn như quét radioiodine và xét nghiệm máu thyroglobulin.
Cắt tuyến giáp
Cắt tuyến giáp là phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp. Đây là phẫu thuật phổ biến nhất cho ung thư tuyến giáp. Như với phẫu thuật cắt thùy, điều này thường được thực hiện thông qua một vết mổ dài vài inch ở phía trước cổ. Bạn sẽ có một vết sẹo nhỏ ở phía trước cổ sau khi phẫu thuật, nhưng điều này sẽ trở nên ít chú ý hơn theo thời gian.
Nếu toàn bộ tuyến giáp bị cắt bỏ, nó được gọi là cắt tuyến giáp toàn bộ. Đôi khi bác sĩ phẫu thuật có thể không thể loại bỏ toàn bộ tuyến giáp. Nếu gần như tất cả các tuyến được loại bỏ, nó được gọi là cắt tuyến giáp gần như toàn bộ.
Sau khi phẫu thuật cắt tuyến giáp gần hoặc toàn bộ, bạn sẽ cần uống thuốc nội tiết tố tuyến giáp (levothyroxin) hàng ngày. Nhưng một lợi thế của phẫu thuật này so với phẫu thuật cắt thùy là bác sĩ của bạn sẽ có thể kiểm tra sự tái phát (ung thư trở lại) sau đó bằng cách sử dụng quét radioiodine và xét nghiệm máu thyroglobulin.
Loại bỏ hạch bạch huyết
Nếu ung thư đã di căn đến các hạch bạch huyết gần đó ở cổ, chúng sẽ được loại bỏ đồng thời phẫu thuật được thực hiện trên tuyến giáp. Điều này đặc biệt quan trọng để điều trị ung thư tuyến giáp tủy và ung thư anaplastic (khi phẫu thuật là một lựa chọn).
Đối với ung thư tuyến giáp thể nhú hoặc nang, trong đó chỉ có 1 hoặc 2 hạch bạch huyết được cho là có chứa ung thư, các hạch to có thể được loại bỏ. Tuy nhiên, vẫn có thể tế bào ung thư với kích thước nhỏ còn sót lại sau đó được điều trị bằng iốt phóng xạ.
3. Giúp bệnh nhân phục hồi sau phẫu thuật ung thư tuyến giáp
Trải qua cuộc phẫu thuật ung thư tuyến giáp, hầu hết bệnh nhân sẽ cảm thấy suy kiệt và mệt mỏi. Do đó, các biện pháp giúp bệnh nhân phục hồi sau phẫu thuật là rất cần thiết và quan trọng. Và nếu bạn cũng đang quan tâm đến các biện pháp này, hãy tiếp tục theo dõi những phần dưới đây:
Chế độ dinh dưỡng hợp lý, lành mạnh
Về cơ bản chế độ dinh dưỡng của các bệnh nhân ung thư tuyến giáp vẫn cần đảm bảo 4 nhóm chất dinh dưỡng: protein, lipid, tinh bột, vitamin và các chất khoáng.
Không chỉ có vậy, người bệnh nên được kiêng ăn những món ăn có thể gây kích ứng vùng hầu họng như: các món ăn chua cay, nóng, món nướng, chiên xào…
Dành thời gian nghỉ ngơi
Một số bệnh nhân ung thư tuyến giáp có tâm sự với chúng tôi rằng họ cảm thấy rất có lỗi với gia đình, người thân vì số tiền chữa trị quá lớn và gây ảnh hưởng tới kinh tế của gia đình. Vì thế, một số bệnh nhân thường có suy nghĩ sẽ đi kiếm tiền ngay sau khi kết thúc điều trị.
Điều này là không nên, nhất là đối với bệnh nhân ung thư tuyến giáp khi mới trải qua phẫu thuật. Bởi khi bạn lao động quá nặng nhọc sau phẫu thuật sẽ khiến cho vết mổ ngày càng khó phục hồi, sức khỏe sẽ ngày càng suy yếu và làm giảm hiệu quả điều trị.
Vì vậy, hãy cho mình khoảng thời gian nghỉ ngơi hợp lý sau khi phẫu thuật bạn nhé. Điều này cũng chính là liều thuốc quý giá giúp sức khỏe của bạn được cải thiện sau phẫu thuật. Tốt nhất, thời gian nghỉ ngơi của bạn nên kéo dài từ 2 – 3 tháng.
Sử dụng sản phẩm bảo vệ sức khỏe
Một trong những biện pháp giúp bạn tăng cường sức khỏe, hạn chế ung thư tái phát trở lại là bạn có thể sử dụng sản phẩm bảo vệ sức khỏe King Fucoidan & Agaricus.
Thành phần chính có trong sản phẩm này là Fucoidan. Theo tài liệu của Tiến sĩ Daisuke Tachikawa, Viện phó bệnh viện Matsuzaki Memorial (Thành phố Ogori, Quận Fukuoka, Kushu, Nhật Bản) chức năng hỗ trợ điều trị bệnh ung thư của Fucoidan hoạt động như sau:
- Tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch, chống hình thành khối u, chống oxi hóa, giúp ngăn ngừa sự tấn công của gốc tự do.
- Kích thích tế bào ung thư tự chết theo chương trình Apoptosis.
- Ức chế sự hình thành mạch máu mới, nhờ vậy cắt bỏ nguồn cung cấp chất dinh dưỡng nuôi sống tế bào ung thư.
Như vậy, đây là hoạt chất đem lại rất nhiều lợi ích cho quá trình phục hồi và phòng chống sự tái phát của ung thư sau phẫu thuật.
Hiểu rõ những tác dụng tuyệt vời của Fucoidan đối với bệnh nhân ung thư như vậy nên các nhà bào chế đến từ Nhật Bản đã cho ra đời sản phẩm bảo vệ sức khỏe King Fucoidan & Agaricus. Đây cũng là sản phẩm được nghiên cứu kỹ lưỡng được bào chế từ Fucoidan 100% tảo Mozuku và bột nghiền nấm Agaricus.
Đây cũng là sản phẩm được nhập khẩu và được Bộ Y tế cấp phép lưu hành tại Việt Nam. King Fucoidan & Agaricus rất thích hợp dùng cho người muốn phòng ngừa và hỗ trợ điều trị u bướu khi kết hợp với các phương pháp điều trị khác.
Để được tư vấn về sản phẩm và cách mua hàng, mời bạn gọi điện tới tổng đài miễn cước 18000069, để được hướng dẫn cụ thể.
Với khách hàng khu vực miền Nam vui lòng liên hệ liên hệ tổng đài 02839316468 được tư vấn và mua hàng trực tiếp từ nhà nhập khẩu chính thức sản phẩm.
Hy vọng rằng qua những thông tin mà bài viết đã chia sẻ đã giúp bạn hiểu rõ hơn về mổ ung thư tuyến giáp và đưa ra cho bạn lời khuyên hữu ích có nên mổ ung thư tuyến giáp hay không? Chúc bạn sẽ sớm hồi phục sức khỏe và gặp nhiều điều may mắn trong cuộc sống.
Dược sĩ: Nguyễn Ngọc Bích