Vi khuẩn HP chính là tác nhân chính trong viêm loét dạ dày tá tràng cũng như ung thư dạ dày hết sức nguy hiểm. Vậy cách điều trị vi khuẩn HP như thế nào, những lưu ý khi sử dụng thuốc diệt HP người bệnh cần lưu ý là gì, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Các cách điều trị vi khuẩn HP
Để điều trị bệnh dạ dày do vi khuẩn HP gây ra người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối chỉ định của bác sĩ cũng như kết hợp nhiều phương pháp điều trị với nhau để đem đến hiệu quả điều trị tốt nhất. Hiện nay có nhiều cách điều trị vi khuẩn HP bằng các loại thuốc Tây y hoặc các loại thuốc Nam tương đối hiệu quả.
Cách điều trị vi khuẩn HP bằng thuốc tây
Cách điều trị vi khuẩn HP bằng thuốc tây hiệu quả cần có sự phối hợp các loại thuốc khác nhau cho từng khu vực. Thậm chí pháp đồ điều trị còn được thay đổi thường xuyên bởi tình trạng kháng kháng sinh của vi khuẩn HP hết sức phức tạp.
Sau đây là một số các loại thuốc diệt HP tây y theo hội Tiêu Hóa Việt Nam đưa ra theo tình tình điều trị thực tế tại Việt Nam:
Pháp đồ 3 thuốc
Sử dụng để tiệt trừ HP lần đầu bằng cách sử dụng PPI + Amoxicillin +
- Clarithromycin: ở khu vực miền Bắc và miền Trung (tỉ lệ kháng clarithromycin thấp)
- Metronidazole: ở khu vực miền Nam (tỉ lệ kháng clarithromycin cao)
Phác đồ 4 thuốc
Sử dụng khi thất bại với phác đồ 3 thuốc, có hiệu quả cao tuy nhiên dễ gây mệt mỏi cho người bệnh
- Phác đồ 4 thuốc có Bismuth: PPI + Bismuth + Metronidazole + Tetracyclin
- Phác đồ 4 thuốc không có Bismuth: PPI + Amoxicillin + Metronidazole + Clarithromycin
Phác đồ nối tiếp
Hiệu quả cao tuy nhiên sử dụng phức tạp khiến người bệnh khó tuân thủ
- Trong 5 ngày đầu: PPI + Amoxicillin
- Trong 5 ngày tiếp theo: PPI + Clarithromycin + Tinidazole
Phác đồ 3 thuốc có Levofloxacin
Bao gồm PPI + Amoxicillin + Levoflloxacin, có thể gây ra tác dụng phụ trên hệ gân khớp nên cần thận trọng khi sử dụng, sử dụng khi thất bại với phác đồ kế tiếp hoặc phác đồ 4 thuốc có Bismuth.
Một số thông tin cơ bản về các loại thuốc diệt hp này:
- PPI: là thuốc ức chế bơm proton có tác dụng làm giảm việc sản xuất axit trong dạ dày bằng cách ngăn chặn enzym trong thành dạ dày sản sinh axit.
Một số thuốc PPI phổ biến: Omeprazole, Lansoprazole, Pantoprazole…
- Amoxicillin: là thuốc kháng sinh cùng họ với penicilin, nó ngăn chặn và diệt các loại vi khuẩn gram dương
- Clarithromycin: kháng sinh macrolid bán tổng hợp.
- Metronidazole: đây là dẫn chất 5 - nitro - imidazol, có phổ rộng trên các loại động vật nguyên sinh như amip, vi khuẩn kị khí, vi khuẩn HP…
- Bismuth: Đây là một tác nhân bảo vệ tế bào được chỉ định dùng trong điều trị loét dạ dày - tá tràng và thường được dùng phối hợp với các thuốc khác.
- Tetracyclin: kháng sinh được chỉ định trong các nhiễm khuẩn do vi khuẩn nhạy cảm như helicobacter pylori
- Tinidazole: là một thuốc kháng sinh nhóm nitroimidazole. Thuốc ngăn chặn sự tăng trưởng của vi khuẩn và sinh vật đơn bào từ đó hạn chế sự tăng trưởng của vi khuẩn HP
- Levofloxacin: thuộc nhóm thuốc kháng sinh quinolone. Thuốc ngăn chặn sự tăng trưởng của vi khuẩn và sinh vật đơn bào từ đó hạn chế sự tăng trưởng của vi khuẩn HP
Tác dụng phụ của thuốc diệt HP
Tuy nhiên cách điều trị vi khuẩn HP bằng thuốc Tây có thể đem đến một số tác dụng phụ như:
- Clarithromycin: rối loạn tiêu hóa, ngứa, ban đỏ, nổi mề đay. Một số trường hợp người bệnh có thể bị ảnh hưởng chức năng gan, tăng bilirubin huyết thanh, tăng bạch cầu eosin,...
- Amoxicilin: gây sôi bụng, nôn, buồn nôn, đi ngoài, viêm đại tràng màng giả
- Metronidazol, Tinidazol: buồn nôn, tiêu chảy, phát ban khi dùng trong thời gian ngắn, mất vị giác khi sử dụng kéo dài
- PPI: khô miệng, rối loạn tiêu hóa, đau đầu, chóng mặt
Chữa vi khuẩn HP bằng thuốc Nam
Ngoài các loại thuốc tây y, một số thuốc Nam cũng có tác dụng trong chữa vi khuẩn HP như:
- Chè dây: các hoạt chất flavonoid và tannin có trong cây chè dây có tác dụng ức chế hoạt động của vi khuẩn Hp, giúp lành các tổn thương dạy dày, ngoài ra còn có khả năng trung hòa acid dạ dày, giảm trào ngược dạ dày.
- Hoàng liên: hoàng liên không chỉ có tác dụng hỗ trợ loại bỏ vi khuẩn HP, ngoài ra còn có thể giúp người bệnh tránh các cơn đau bụng và giảm những chứng đầy hơi, chướng bụng do viêm loét dạ dày tá tràng gây ra
- Dạ cầm: dạ cầm có tác dụng kháng khuẩn, có khả năng tiêu diệt vi khuẩn HP trong viêm loét dạ dày tá tràng
- Lá khôi tía: một số nghiên cứu đã chỉ ra người bệnh nhiễm vi khuẩn HP sau một thời gian sử dụng nước sắc từ lá khôi túa đã giảm được tương đối lượng vi khuẩn HP, ngoài ra Tanin và Glucoisid trong khôi tía còn giúp lành các vết loét dạ dày, giảm tiết acid hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày tá tràng
- Lá mơ là cách điều trị vi khuẩn HP hiệu quả nhờ có Caroten, vitamin C và tinh dầu đem đến tác dụng ức chế phát triển của vi khuẩn HP, giảm tình trạng viêm nhiễm niêm mạc dạ dày
Lưu ý trong sử dụng thuốc điều trị HP dạ dày
- Chỉ nên sử dụng các bài thuốc nam trong hỗ trợ điều trị còn vẫn phải tuân thủ theo chỉ định tây y từ bác sĩ, khoogn được tự ý ngừng sử dụng thuốc không chỉ không hiệu quả mà còn tăng tình trạng kháng kháng sinh hết sức nguy hiểm
- Cần có chế độ sống lành mạnh và chế độ ăn uống thích hợp để phát huy hiệu quả cách điều trị vi khuẩn HP, không sử dụng các chất kích thích trong quá trình uống thuốc
- Có thể sử dụng thêm N-acetyl cysteine để cải thiện sự xâm nhập của kháng sinh qua lớp nhầy dạ dày, tăng hiệu quả của kháng sinh
- Không được sử dụng thêm các loại thuốc khác khi đang điều trị dạ dày nếu chưa có sự cho phép của bác sĩ
Nhiễm khuẩn HP nên ăn gì?
Người bệnh nhiễm vi khuẩn HP nên ăn các loại thức ăn sau đây:
- Các loại cá, hạt lanh, hạt chia giàu axit béo omega-3
- Mật ong nguyên chất
- Quả chín mọng như mâm xôi, dâu, quả việt quất, việt quất và việt quất
- Các loại rau họ cải như bông cải xanh, mầm cải xanh
Bên cạnh đó người bệnh nên chú ý hạn chế các loại thức ăn cay, nhiều muốn, thức uống có ga hay các loại cà phê, rượu, bia… để hạn chế những ảnh hưởng xấu đến dạ dày.
Trên đây là các loại thuốc diệt hp cùng cách điều trị vi khuẩn hp từ Tây y đến Đông y chắc chắn đã giúp người bệnh có cái nhìn tường tận hơn về quá trình điều trị nhiễm khuẩn HP. Quá trình điều trị nhiễm khuẩn HP cần có sự tuân thủ tuyệt đối chỉ định của bác sĩ, bên cạnh đó lối sống, sinh hoạt lành mạnh sẽ giúp quá trình điều trị nhanh chóng và đạt hiệu quả tốt hơn.
Dược sĩ: Hoàng Văn Đông