Những điều bạn cần biết về cắt polyp dạ dày

Mục lục [ Ẩn ]
Polyp dạ dày là hiện tượng thường gặp ở nhiều người đặc biệt là những người cao tuổi. Đa số polyp dạ dày là lành tính, một số là ác tính. Vậy có nên cắt polyp dạ dày không? Cắt polyp dạ dày có nguy hiểm không? Sau khi cắt polyp dạ dày thì chăm sóc như thế nào? Hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu về vấn đề này thông qua bài viết dưới đây nhé.
Tìm hiểu về cắt polyp dạ dày
Tìm hiểu về cắt polyp dạ dày

1. Polyp dạ dày là gì?

Khái niệm: Polyp dạ dày là sự tăng sinh của khối u được hình thành từ bên trong lớp niêm mạc dạ dày. Polyp dạ dày không phải là ung thư nhưng một số polyp có thể chuyển thành ung thư dạ dày trong điều kiện phức tạp.

Phân loại:

Polyp dạ dày thường được phát hiện tình cờ ngẫu nhiên khi bác sỹ làm các xét nghiệm kiểm tra chức năng dạ dày. Khi được phát hiện là có polyp dạ dày thì việc phân loại polyp là rất quan trọng giúp bác sỹ lựa chọn được phương pháp điều trị thích hợp.

Theo Hiệp hội tiêu hóa Anh, các loại polyp dạ dày thường gặp bao gồm:

  • Polyp tuyến đáy vị: còn gọi là u nang tuyến Elster, đây là loại polyp thường lành tính, xuất hiện trong 2 trường hợp khác nhau: như polyp lẻ tẻ và polyp liên quan đến hội chứng, đa polyp tuyến gia đình (FAP-Familial Adenomatous Polyposis).
  • Polyp tăng sản (hyperplastic polyp) là loại polyp hay gặp nhất trong dạ dày, được hình thành từ rất nhiều tuyến nhỏ lớn dần lên. Polyp tăng sản có liên quan mật thiết đến viêm dạ dày do vi khuẩn H.pylori. Theo nghiên cứu, có đến 80% polyp tăng sản tự biến mất sau khi điều trị tiêu diệt vi khuẩn H. pylori trước khi loại bỏ polyp bằng nội soi.
  • Polyp u tuyến (adenomatous polyp): Polyp adenomatous thực sự là tiền thân của ung thư dạ dày. Chúng được phân loại theo mô học thành các loại hình ống, dạng khối và dạng ống. Chúng thường đơn độc và có thể được tìm thấy ở bất cứ đâu trong dạ dày nhưng thường được tìm thấy trong hang vị. Chúng thường phát sinh trên nền tảng của các bệnh viêm dạ dày.
Cắt polyp dạ dày

2. Các nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây ra polyp dạ dày

Cho đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác gây ra polyp dạ dày, tuy nhiên theo nghiên cứu thì một số yếu tố nguy cơ có liên quan mật thiết tới việc tăng khả năng mắc polyp cao. Sau đây là một yếu tố nguy cơ:

Tuổi tác: Các nghiên cứu cho thấy những người cao tuổi có khả năng xuất hiện polyp dạ dày cao hơn những người trẻ tuổi. Độ tuổi trung bình phát hiện thấy polyp dạ dày là trên 50 tuổi.

Nhiễm trùng bên trong dạ dày do vi khuẩn H.pylori: Theo các chuyên gia, vi khuẩn Helicobacter pylori (H. pylori) là yếu tố nguy hiểm nhất gây ra tình trạng viêm loét dạ dày, đồng thời làm tăng khả năng hình thành và phát triển của polyp dạ dày.

Sử dụng lâu dài các thuốc ức chế bơm proton dùng để giảm axit dạ dày (PPI) như omeprazole, esomeprazole, lansoprazole, pantoprazole, rabeprazole.

Từ năm 1993, các nhà khoa học đã có báo cáo về sự ảnh hưởng của các loại thuốc ức chế bơm proton đến sự tạo thành polyp dạ dày. Theo một nghiên cứu, polyp dạ dày được tìm thấy ở 23% bệnh nhân sử dụng PPI so với với 12% bệnh nhân không dùng PPI.

Về mặt mô học, trong niêm mạc cơ thể, việc sử dụng PPI lâu dàu có thể gây ra tăng sản tế bào giống như tế bào ECL hoặc các tế bào lồi cầu trong niêm mạc dạ dày.

Thuốc ức chế bơm proton là yếu tố nguy cơ gây ra polyp dạ dày
Thuốc ức chế bơm proton là yếu tố nguy cơ gây ra polyp dạ dày

Viêm dạ dày mãn tính hoặc loét dạ dày do sử dụng NSAID:

Viêm dạ dày mãn tính hoặc loét dạ dày là một trong những tác dụng phụ khi sử dụng NSAID (gồm có các thuốc như aspirin, paracetamol, phenacetin…). Sử dụng các thuốc này có thể dẫn tới tăng nguy cơ mắc polyp dạ dày. Do vậy để hạn chế nguy cơ này chúng ta cần sử dụng thuốc đúng cách, đúng liều theo sự chỉ định của bác sỹ.

 

Cắt polyp dạ dày

3. Vậy có nên cắt polyp dạ dày không?

Một số loại polyp có thể tự biến mất nên không cần cắt hay phẫu thuật.

Một số loại khác cần được loại bỏ nếu kích thước lớn hoặc khi bạn có các biểu hiện khác lạ (Đau bụng dữ dội, khó tiêu, nôn sau bữa ăn hoặc nôn ra máu, phân có máu) hoặc khi xét nghiệm (nội soi, sinh thiết) tìm thấy các tế bào bất thường (tiền ung thư).

Polyp có kích thước lớn và các tế bào bất thường được tìm thấy trong dạ dày có thể làm tăng nguy cơ gây ra ung thư dạ dày. Do vậy bạn cần đến thăm khám tại các cơ sở uy tín để bác sỹ có thể quyết định có nên cắt polyp dạ dày không.

Trong một số trường hợp, bạn cũng có thể cần dùng kháng sinh nếu bạn bị nhiễm trùng do nhiễm vi khuẩn H. pylori vì có khả năng vi khuẩn Hp gây ung thư dạ dày. Nếu polyp không thể được loại bỏ và các tế bào bất thường được tìm thấy thì bác sỹ có thể tiến hành cắt một phần dạ dày để hạn chế polyp có thể phát triển thành khối u ác tính.

>>> Nguyên nhân và Cách phòng ngừa ung thư dạ dày

4. Cắt polyp dạ dày có nguy hiểm không?

Khi được chỉ định là cắt polyp dạ dày, nhiều người bệnh vẫn còn băn khoăn, lo lắng thắc mắc về vấn đề cắt polyp dạ dày có nguy hiểm không? hay những biến chứng có thể gặp phải sau khi cắt polyp dạ dày.

Khi có bất kỳ nguy hiểm hay biến chứng có thể gặp phải, các bác sỹ sẽ thông báo cho bạn để bạn có thể cân nhắc để quyết định chắc chắn là có nên cắt polyp dạ dày hay không.

Với sự phát triển trong kỹ thuật y học hiện đại thì việc cắt polyp dạ dày đã trở nên an toàn, hiệu quả, giảm thiểu các biến chứng bằng các phương pháp tiên tiến như nội soi. Do vậy, bạn có thể yên tâm cắt polyp dạ dày mà không sợ nguy hiểm hay ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.

Tuy nhiên, bạn nên thực hiện cắt polyp dạ dày tại những cơ sở uy tín, có chất lượng được sự quản lý của Bộ Y tế để đảm bảo an toàn nhất có thể nhé.

 

Cắt polyp dạ dày

5. Phương pháp cắt polyp dạ dày

Nội soi là phương pháp hay được áp dụng phổ biến cắt polyp dạ dày hiện nay, đây là phương pháp an toàn, hiệu quả cao, ít gây đau đớn cho người bệnh.

Cách tiến hành nội soi cắt polyp dạ dày như sau:

Bác sỹ sẽ đưa ống nội soi có chưa dây thòng lọng qua miệng đến dạ dày, tại đây polyp sẽ được đốt bằng điện, còn dây thòng lọng giúp cắt chân của polyp. Sau đó polyp sẽ được lấy ra khỏi cơ thể và đem đi xét nghiệm bằng kính hiển vị để xác định xem có chứa tế bào ác tính của ung thư không.

Nội soi là phương pháp an toàn đẻ cắt polyp dạ dày
Nội soi là phương pháp an toàn để cắt polyp dạ dày
Cắt polyp dạ dày

6. Chăm sóc bệnh nhân sau khi cắt polyp dạ dày

Sau khi cắt polyp dạ dày, bệnh nhân được bác sỹ cho về để tự chăm sóc và hồi phục lại sức khỏe. Dưới đây là một số điểm cần lưu ý sau khi cắt polyp dạ dày mà người bệnh cần lưu ý:

  • Do tác dụng của thuốc mê, thuốc tê vẫn còn trong cơ thể, người bệnh lúc này chưa hoàn toàn tỉnh táo nên cần có người nhà đưa về, không nên tự ý lái xe để tránh gây nguy hiểm khi tham gia giao thông.
  • Người bệnh cần nghỉ ngơi, tránh lao động nặng ảnh hưởng đến quá trình hồi phục vết thương.
  • Nên ăn các thức ăn mềm, dễ tiêu hóa như cháo, rau xanh,.. có thể chia nhỏ nhiều bữa để dễ dàng hấp thu tốt hơn. Bệnh nhân cần tránh ăn phải các loại thức ăn cứng, khó tiêu gây hại cho dạ dày như: đồ ăn cay nóng, mặn…
  • Hạn chế táo bón, uống nhiều nước để giúp quá trình đào thải tốt hơn.
  • Khi có các biểu hiện gì bất thường cần báo ngay cho bác sỹ để có biện pháp xử lý kịp thời.

Nói chung, việc cắt polyp không quá ảnh hưởng đến nhiều đến cuộc sống hàng ngày, do đó bạn cần chú ý những điều cần tránh sau khi cắt polyp để tăng khả năng hồi phục sức khỏe.

Để tìm hiểu về các vấn đề liên quan đến dạ dày nói chung và việc cắt polyp dạ dày nói riêng, các bạn có thể gọi đến số điện thoại 18000069 để được tư vấn tốt nhất nhé.

Xếp hạng: 3.8 (13 bình chọn)

Kinh nghiệm điều trị bệnh ung thư