Hiểu đúng về loại vi khuẩn gây ung thư dạ dày - Vi khuẩn Hp

Mục lục [ Ẩn ]
Hiện nay, các nhà khoa học đã thông kê có nhiều yếu tố nguy cơ gây ung thư dạ dày, trong đó có vi khuẩn Hp gây ung thư dạ dày. Vậy thực hư vi khuẩn Hp có gây ung thư dạ dày như thế nào, tỷ lệ gây bệnh và cách điều trị như thế nào? Mời các bạn đọc bài viết dưới đây để có câu trả lời cụ thể.
Tìm hiểu về vi khuẩn H.pylori
Tìm hiểu về vi khuẩn H.pylori

Vi khuẩn Hp là gì? 

Vi khuẩn Hp là loại vi khuẩn hiếm hoi có khả năng tồn tại được trong môi trường acid đậm đặc của dạ dày. Tên đầy đủ của loại vi khuẩn này là Helicobacter pylori (Hp), loại vi khuẩn này được hai bác sỹ người Australia là Barry Marshall và Robin Warren công bố lần đầu vào năm 1982.

Vi khuẩn Hp có gây ung thư dạ dày?

Theo WHO, tổ chức Y tế thế giới cho rằng vi khuẩn Hp (Helicobacter pylori) là tác nhân hàng đầu gây Ung thư dạ dày.

Theo thống kê từ các nghiên cứu dịch tễ trên quy mô toàn cầu với những người bị nhiễm vi khuẩn Hp đều thấy rằng việc nhiễm khuẩn Hp làm tăng nguy cơ bị Ung thư dạ dày, với một số nghiên cứu nổi tiếng như:

  • Một phân tích gộp gồm 12 nghiên cứu khác về vi khuẩn Hp và Ung thư dạ dày, các nhà khoa học nhận thấy rằng những người bị nhiễm vi khuẩn Hp có nguy cơ bị Ung thư dạ dày cao gấp 6-10 lần so với những người không bị nhiễm khuẩn Hp.
  • Hay một nghiên cứu khác tại Trung Quốc diễn ra liên tục hơn 10 năm ở các nhóm bệnh nhân có nhiễm Hp được điều trị và nhóm nhiễm Hp không được điều trị thì ghi nhận những bệnh nhân đã được điều trị Hp sẽ giảm được 40% nguy cơ mắc Ung thư trong các năm tiếp theo.
  • Vào năm 2014, Các nhà khoa học Đức cũng đã tìm thấy mối liên hệ giữa những tổn thương do vi khuẩn Hp gây ra trong dạ dày với sự hình thành và phát triển của các tế bào Ung thư dạ dày sau một thời gian dài nhiễm Hp.

Qua đây có thể kết luận việc nhiễm vi khuẩn Hp là một trong những yếu tố nguy cơ gây bệnh lý Ung thư dạ dày.

vi khuẩn hp gây ung thư dạ dàyvi khuẩn hp gây ung thư dạ dày

Không phải ai nhiễm Hp cũng bị bệnh dạ dày và không phải ai bị bệnh dạ dày cũng có vi khuẩn Hp

Nhiều người đi kiểm tra sức khỏe tình cờ phát hiện vi khuẩn Hp trong dạ dày và tỏ ra lo lắng sợ mình có khả năng mắc các bệnh về dạ dày, đặc biệt là Ung thư dạ dày. Tuy nhiên trên thực tế, không phải ai nhiễm Hp cũng có bệnh dạ dày và ngược lại, cũng như không phải ai bị bệnh dạ dày cũng có nhiễm Hp.

Vi khuẩn Hp gây bệnh dạ dày trên người phụ thuộc chủ yếu vào hai yếu tố là:

  • Cơ địa nhạy cảm của người bệnh với vi khuẩn Hp.
  • Và độc tính của chủng vi khuẩn Hp mà người bệnh bị mắc.

Nguyên nhân mắc vi khuẩn Hp

Nguyên nhân chính xác H. pylori lây nhiễm vẫn chưa được biết. Vi khuẩn H.pylori có thể truyền từ người này sang người khác thông qua tiếp xúc trực tiếp với nước bọt, chất nôn hoặc phân. H. pylori cũng có thể lây lan qua thực phẩm hoặc nước bị ô nhiễm.

Các yếu tố rủi ro làm tăng nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn H.pylori là:

  • Sống trong điều kiện đông đúc. Bạn có nguy cơ nhiễm H. pylori cao hơn nếu bạn sống trong nhà với nhiều người khác.
  • Nguồn nước bị ô nhiễm, không đảm bảo vệ sinh. Sử dụng nguồn cung cấp nước sạch giúp giảm nguy cơ mắc H. pylori.
  • Sống ở các nước đang phát triển, nơi điều kiện sống đông đúc và mất vệ sinh có nguy cơ nhiễm H. pylori cao hơn.
  • Sống với người bị nhiễm H. pylori thì khả năng bạn nhiễm vi khuẩn H. pylori cao hơn.
Có nhiều yếu tố nguy cơ gây nhiễm vi khuẩn H.pylori
Có nhiều yếu tố nguy cơ gây nhiễm vi khuẩn H.pylori
vi khuẩn hp gây ung thư dạ dày

Cách phòng ngừa lây nhiễm vi khuẩn H.pylori

Vi khuẩn Hp rất dễ lây nhiễm, nắm vững được những con đường lây nhiễm chính của vi khuẩn Hp giúp bạn có thể chủ động phòng ngữa bị lây nhiễm cho bản thân và gia đình bằng những cách sau:

  • Không dùng chung các dụng cụ ăn uống trong gia đình, đặc biệt là trong gia đình có người nhiễm Hp như uống chung ly, chấm chung bát nước chấm, gắp thức ăn cho nhau,…. Giữ gìn vệ sinh bát đũa sạch sẽ, tráng nước sôi vào các dụng cụ ăn uống dùng chung trong gia đình.
  • Cẩn trọng khi ăn uống tại các hàng quán ven đường vì vệ sinh dụng cụ ăn uống rất kém không loại bỏ hết được vi khuẩn Hp.
  • Diệt trừ ruồi, muỗi, gián, chuột,… thường xuyên.  
  • Tuyệt đối không hôn trẻ, không cho trẻ ăn bằng cách nhai đút mớm nếu nghi ngờ có nhiễm Hp là cách tốt nhất để tránh lây nhiễm vi khuẩn Hp chéo trong gia đình.
  • Tránh thói quen chọc ngoáy thức ăn bằng đũa của mình, hoặc làm đảo lộn thức ăn của trẻ nhỏ trong bữa cơm gia đình.
  • Vật nuôi trong gia đình như chó mèo cũng được xác định là nguồn lây nhiễm vi trùng HP. Do vậy hãy có những biện pháp vệ sinh sạch sẽ cho vật nuôi trong gia đình.
  • Hạn chế ăn các loại đồ ăn sống như rau sống, gỏi,…. Ngoài ra các loại thức ăn lên men như mắm ruốc, mắm tôm,.. cũng nên hạn chế ăn vì đa số loại thực phẩm này không được vệ sinh sạch sẽ và rất dễ gây các bệnh đường tiêu hóa trong đó có nhiễm khuẩn HP.
vi khuẩn hp gây ung thư dạ dày

Cách điều trị khi nhiễm vi khuẩn H.pylori

Để tránh có nguy cơ bị mắc các bệnh về dạ dày, đặc biệt là mắc ung thư dạ dày, khi chuẩn đoán bị nhiễm Hp dương tính, bản thân người bệnh cần tuân thủ theo phác đồ điều trị Hp, điều trị vi khuẩn HP triệt để.

Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay việc điều trị nhiễm khuẩn Hp rất khó khăn, tỉ lệ thất bại khi tiệt trừ  khuẩn Hp với phác đồ đầu tay lên tới 60%. Nguyên nhân chính khiến những phác đồ điều trị vi khuẩn Hp không hiệu quả là do:

  • Tình trạng vi khuẩn Hp kháng thuốc gia tăng.
  • Không tuyệt đối tuân thủ điều trị từ chính người bệnh. Ví dụ như: uống không đủ thuốc, sai giờ uống thuốc, quên uống thuốc, bỏ dở điều trị….
  • Chất lượng thuốc điều trị không đảm bảo.
Vi khuẩn Hp đã kháng với nhiều thuốc kháng sinh
Vi khuẩn Hp đã kháng với nhiều thuốc kháng sinh

Bên cạnh đó sau khi điều trị bệnh nhân có khả năng bị tái nhiễm ngay sau khi điều trị thành công là khá cao. Theo thống kê có khoảng:

  • 25% bệnh nhân người lớn tái nhiễm HP trong vòng 1 năm sau khi điều trị thành công.
  • 55,4% ở trẻ em 3-4 tuổi tỉ lệ tái nhiễm trong năm đầu tiên.

Đặc biệt nếu bị tái nhiễm Hp sẽ làm tăng gấp 4 lần nguy cơ tái phát các bệnh dạ dày và dẫn đến các biến chứng của loét dạ dày – tá tràng, xuất huyến đường tiêu hóa (15-20%), thủng và tạo thành các cấu trúc teo, đặc biệt là tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày.

Hy vọng thông qua bài viết đã khái quát cụ thể về vi khuẩn Hp gây ung thư dạ dày, nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến căn bệnh Ung thư dạ dày và loại vi khuẩn này mời bạn gọi 18000069 để được chuyên gia sức khỏe tư vấn cụ thể.

Dược sĩ: Hoàng Văn Nam

Xếp hạng: 4.2 (5 bình chọn)

Kinh nghiệm điều trị bệnh ung thư