Ung thư dạ dày nên ĂN Gì và KIÊNG ĂN GÌ, cách ăn uống thế nào là tốt nhất?

Mục lục [ Ẩn ]
Bệnh nhân ung thư dạ dày nên ăn gì và kiêng ăn gì trong suốt quá trình điều trị, đặc biệt là trước, trong và sau quá trình phẫu thuật, hóa trị, xạ trị? Hiểu được nhu cầu mong muốn xây dựng được một chế độ dinh dưỡng đúng và khoa học cho bệnh nhân ung thư dạ dày, mời bạn đọc bài viết để tìm được lời giải đáp:

1. Vai trò của dinh dưỡng đối với bệnh nhân ung thư dạ dày

ung thư dạ dày nên ăn gì kiêng ăn gì
Dinh dưỡng rất quan trọng dối với bệnh nhân ung thư dạ dày

Dinh dưỡng có vai trò quan trọng cho người bệnh ung thư nói chung và cả đối với bệnh nhân ung thư dạ dày. Dinh dưỡng chuẩn và khoa học trong suốt quá trình điều trị sẽ giúp người bệnh:

  • Cảm giác được thỏa mái hơn
  • Hỗ trợ dinh dưỡng cho cơ thể giúp duy trì sức khỏe và năng lượng
  • Duy trì cân nặng và nguồn dinh dưỡng dự trữ
  • Dung nạp các tác dụng phụ của thuốc tốt hơn.
  • Giảm nguy cơ nhiễm khuẩn.
  • Giúp Nhanh hồi phục tổn thương.
sbc

2. Bệnh nhân ung thư dạ dày nên ăn gì tốt nhất?

Dưới đây là một số nhóm thực phẩm tốt nhất cho người bệnh ung thư dạ dày:

Thực phẩm với lượng chất xơ thấp, chất xơ hòa tan

Các chất xơ hòa tan tốt cho dạ dày. Bệnh ung thư dạ dày sẽ khiến các chức năng của dạ dày không được hoạt động tốt, mất dần các chức năng cơ bản.

Những thực phẩm với lượng chất thấp bệnh nhân ung thư dạ dày nên ăn phải kể đến như:

ngũ cốc là thực phẩm rất tốt cho bệnh nhân ung thư dạ dày
Ngũ cốc nguyên cám là thực phẩm rất tốt cho bệnh nhân ung thư dạ dày
  • Ngũ cốc có hàm lượng chất xơ thấp, nguyên cám: Bệnh nhân ung thư dạ dày nên ăn các loại ngũ cốc ít chất xơ như gạo trắng, bánh mì trắng, lúa mì, các sản phẩm từ gạo trắng, hoặc mì ống thông thường,đậu, mè đen,…
  • Chọn ăn các loại hoa quả ít chất xơ, hoặc loại bỏ phần xơ của hoa quả. Ví dụ như khi ăn táo, bạn nên bỏ vỏ vì vỏ táo chứa giàu chất xơ; nên uống 180ml nước hoa quả nguyên chất mỗi ngày. Các loại hoa quả đóng họp, hoa quả nấu chính và không quả không vỏ thường chứa ít chất xơ. Một số loại hoa quả chứa ít chất xơ điển hình như: táo, chuối, đu đủ,…
  • Chọn rau củ ít chất xơ hoặc loại bỏ phần xơ của rau củ. Các loại rau củ chứa hàm lượng chất xơ thấp thường là rau củ đóng hộp, rau củ nấu chín, rau củ mềm, rau củ không hạt và nước ép rau nguyên chất. Các loại củ nấu mềm tốt cho dạ dày như: khoai tây, khoai lạng, khoai sọ, sắn, bí đỏ, bí xanh…
sbc

Nghệ vàng - chiến binh tuyệt vời giúp phòng ngừa và hạn chế ung thư dạ dày

Nghệ là loại gia vị quen thuộc trong mỗi bữa ăn của người dân Việt Nam với giá thành rẻ, dễ tìm nhưng ít ai biết được rằng nghệ cũng là một trong những thực phẩm kỳ diệu trong hỗ trợ điều trị ung thư dạ dày.

Hoạt chất chính trong nghệ chính là Curcumin, đã được sử dụng trong y học cổ truyền Trung Quốc nhiều thế kỷ do khả năng chữa bệnh rất tốt. Trong thời gian gần đây, các nhà khoa học phương Tây cũng bắt đầu chú ý nhiều hơn đến hợp chất phi thường này. 

Theo các nghiên cứu gần đây, Curcumin có đặc tính chống ung thư mạnh mẽ giúp nó có tác dụng hiệu quả cao đối với hầu hết mọi loại ung thư, kể cả ung thư dạ dày.

Một nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu của Đại học Chicago tại Mỹ cho thấy chất Curcumin ức chế vi khuẩn H. pylori gây ung thư dạ dày. Curcumin cũng đã được chứng minh là kích hoạt chu trình apoptosis - một cơ chế tự hủy trong tế bào ung thư và để tiêu diệt các gốc tự do.

Ngoài ra, Curcumin còn có tác dụng chống viêm, chống oxi hóa rất tốt giúp nâng cao hiệu quả điều trị ung thư dạ dày.

Nghệ vàng giúp hỗ trợ điều trị ung thư dạ dày
Nghệ vàng giúp hỗ trợ điều trị ung thư dạ dày

Bổ sung thực phẩm cung cấp Allicin

Allicin là một chất hóa học có trong tỏi và các loài thực vật khác trong họ thực vật Allium khi cây bị nghiền nát hoặc cắt nhỏ.

Các nghiên cứu đã xác nhận rằng allicin có hoạt tính ức chế Helicobacter pylori, vi khuẩn liên quan đến việc tăng nguy cơ loét dạ dày và ung thư dạ dày. Điều này có thể giải thích tại sao dân số có mức tiêu thụ tỏi cao đã được chứng minh là có tỷ lệ mắc ung thư dạ dày thấp hơn.

Do đó bổ sung các thực phẩm giàu Allicin cũng giúp giảm sự phát triển ung thư dạ dày.

Bổ sung tỏi là cần thiết trong điều trị ung thư dạ dày
Bổ sung tỏi là cần thiết trong điều trị ung thư dạ dày

Thực phẩm có chứa Beta-Glucans

Beta-glucans là các polysacarid tự nhiên, có mặt trong các loại thực phẩm khác nhau giàu chất xơ hòa tan.

Theo một số nghiên cứu ở người, beta-glucans có thể giúp chống ung thư dạ dày bằng cách đi qua các tế bào miễn dịch vào khu vực ung thư và bằng cách tiêu diệt các tế bào ung thư dạ dày. Các đặc tính chống ung thư của beta-glucans cũng đã được quan sát thấy trong nhiều thử nghiệm trên động vật.

Nguồn thực phẩm tốt của beta-glucans bao gồm nấm hương, ngũ cốc và yến mạch.

sbc

Thực phẩm giàu protein, sắt, canxi, chất béo

ung thư dạ dày nên ăn gì kiêng ăn gì
Thực phẩm giàu protein, sắt, canxi, chất béo

Những người bị ung thư dạ dày cần thêm protein và calo mỗi ngày. Người bệnh có thể bổ sung hàm lượng protein, calo, canxi, sắt, chất béo,.. thông qua các loại thực phẩm, đồ ăn, thức uống như:

  • Protein có nhiều trong trứng, sữa, phomat và các chế phẩm từ sữa.
  • Bổ sung canxi và vitamin D trong chế độ dinh dưỡng như cá mòi, bắp cải, bông cải xanh, sữa, trứng, pho mát và bánh mì…. Vitamin D được tìm thấy nhiều trong bơ thực vật, bơ, dầu cá và trứng.
  • Bổ sung Sắt cho người bệnh ung thư dạ dày. Theo nhiều nghiên cứu chỉ ra sắt trong thịt đỏ (thịt bò, thịt lợn,..) dễ dàng hấp thụ bởi cơ thể hơn so với sắt được tìm thấy trong cá, đậu nành, lòng đỏ trứng, rau lá xanh và trái cây sấy khô
  • Tăng cường chất béo cho người bệnh bằng cách thêm bơ và đồ ăn hoặc ăn bánh puding với kem.

3. Ung thư dạ dày giai đoạn cuối nên ăn gì?

ung thư dạ dày nên ăn gì kiêng ăn gì
Nên ăn thức ăn mềm, chín

Theo Hiệp hội Ung thư Canada, người mắc bệnh ung thư dạ dày di căn (giai đoạn cuối) thường gặp nhiều vấn đề khó khăn trong ăn uống và tiêu hóa thức ăn hơn những người mắc ung thư dạ dày giai đoạn sớm hơn. Các vấn đề có thể thường thấy đó là:

Bệnh nhân ung thư dạ dày di căn thường trải qua phẫu thuật cắt bỏ dạ dày một phần hoặc toàn bộ hoặc phương pháp hóa trị liệu làm cho:

  • Các tế bào, tuyến, hệ thống thần kinh dạ dày bị ảnh hưởng.
  • Cơ thắt thực quản và cơ thắt môn vị bị suy giảm chức năng.
  • Tác dụng phụ của hóa trị và các phương pháp điều trị khác.

Những điều trên đã dẫn đến mất cảm giác ngon miệng, thèm ăn ở bệnh nhân ung thư, không những vậy việc tiêu hóa thức ăn trở nên ngày một kém đi. 

Điều này làm cho người bệnh hấp thu chất dinh dưỡng ít hơn mức bình thường dẫn tới cơ thể suy kiệt, suy giảm hệ miễn dịch và sức đề kháng. 

Do vậy, bệnh nhân ung thư dạ dày di căn rất cần sự chăm sóc của mọi người xung quanh về chế độ dinh dưỡng hợp lý và sự động viên tinh thần. Sau đây là một số gợi ý:

  • Bệnh nhân nên ăn thức ăn mềm, dễ tiêu như cháo, rau quả trái cây tươi,...
  • Nên ăn chín uống sôi, bổ sung các thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất như: thịt, cá, trứng, sữa...
  • Tuyệt đối kiêng ăn mặn và các thực phẩm cay nóng gây hại dạ dày.
sbc

4. Bệnh nhân ung thư dạ dày nên kiêng ăn gì?

Các loại thực phẩm kích thích

Các chất kích thích thường có trong rượu, bia, café, thuốc lá... đều là những tác nhân hàng đầu gây ra bệnh ung thư dạ dày. Do đó, những người mắc bệnh ung thư tuyệt đối không nên sử dụng rượu, bia, thuốc lá.

Rượu có thể góp phần gia tăng tình trạng mất nước, làm suy giảm hệ miễn dịch, và cản trở việc hấp thu các chất dinh dưỡng có lợi cho cơ thể.

Người bị ung thư dạ dày cũng nên tránh sử dụng quá nhiều thức uống chứa caffeine. Bởi sử dụng quá nhiều thức uống chứa caffeine có thể dẫn đến tình trạng mất nước.

Các loại thực phẩm lên men, đồ chua không tốt cho dạ dày

thực phẩm lên men không tốt cho người  bệnh ung thư dạ dày
Thực phẩm lên men không tốt cho bệnh nhân bị ung thư dạ dày

Thực phẩm lên men là một trong những thực phẩm dễ tạo cảm giác ngon miệng, nhất là các loại thực phẩm lên men như: dưa muối, cà muối, thịt muối, thịt ngâm...

Tuy nhiên các loại thực phẩm này đều làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày. Đối với những người đang bị ung thư, các loại thực phẩm này sẽ tạo điều kiện cho tế bào ung thư phát triển. Do đó, những người bị ung thư càng không nên ăn các loại thực phẩm này.

Ngoài ra bệnh nhân ung thư dạ dày tuyệt đối tránh xa các loại thực phẩm, đồ ăn, thức uống, hoa quả chua gây hại cho dạ dày như: chanh, cam, bưởi, dâu tây,…

Không nên ăn nhiều các thực phẩm chứa hàm lượng chất xơ khó hòa tan

Khi ăn nhiều các thực phẩm, đồ ăn, hoa quả chứa các chất xơ khó hòa tan sẽ khiến dạ dày khó tiêu hóa; dạ dày sẽ phải hoạt động dạ dày phải hoạt động, co bóp nhiều mới bẻ gẫy đc các liên kết trong đó, tiêu hóa đc những chất này.

Trong khi đó, người mắc căn bệnh này thường có chức năng dạ dày cũng bị ảnh hưởng, do vậy việc hạn chế tiêu thụ các chất xơ khó hòa tan sẽ làm giảm gánh nặng cho dạ dày. 

Các loại chất xơ khó hòa tan thường là thành phần cứng có trong các loại thực phẩm như:

  • Ngũ cốc nguyên hạt: Lúa mạch nguyên hạt, lúa mạch đen nguyên hạt, lúa rừng, lúa miến, kiều mạch, lúa mì nghiền thô…; Các loại đậu nguyên hạt: đậu nành, đậu xanh, đậu đen xanh lòng, đậu đỏ…; Các loại bắp nguyên hạt: bột bắp nguyên hạt, bắp rang…; và các loại hạt khác: yến mạch nguyên hạt, hạt kê, hạt quinoa, vừng đen…
  • Các loại hạt chứa vỏ
  • Các loại trái cây và rau xanh: đặc biệt có nhiều trong vỏ, thân và cuống
sbc

Thực phẩm chứa hàm lượng đường cao và đồ ngọt

Người bệnh ung thư dạ dày nên hạn chế ăn các loại thực phẩm, đồ ăn, thức uống chứa hàm lượng đường cao có trong rau củ quả, cũng như các loại thực phẩm chế biến công nghiệp như:

  • Rau quả có đường khó tiêu: Một số loại rau như giá đỗ, cần tây, măng tây, cải Brussels, tỏi tây, hành tây, súp lơ, bắp cải, bông cải xanh,… thường chứa các loại đường khó tiêu hóa với hàm lượng cao. Khi các loại đường này đi xuống đại tràng, khí được thải ra như một sản phẩm phụ.  
  • Một số loại trái cây có hàm lượng fructose cao như nho, anh đào, lê, mận, dưa hấu, chà là,….  Đây là những loại hoa quả bệnh nhân ung thư dạ dày không nên ăn quá nhiều; bởi nếu tiêu thụ quá mức các loại thực phẩm này có thể ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa của cơ thể, gây ra các vấn đề khí ở đường ruột.
  • Tránh ăn nhiều các loại thực phẩm chế biến sẵn chứa đường đơn như: kẹo, bánh ngọt, soda thường, bánh quy,…..
kẹo bánh ngọt chứa lượng đường cao
Kẹo, bánh ngọt chứa lượng đường cao không tốt cho người bị ung thư dạ dày
sbc

Thực phẩm nướng ở nhiệt độ cao

Đa phần các món ăn ngon như thịt nướng, cá nướng… đều là món ăn hấp dẫn tuy nhiên trong quá trình chế biến ở nhiệt độ cao sẽ tạo ra môt số chất có thể gây ra tình trạng ung thư dạ dày.

Người bệnh ung thư dạ dày khi ăn các loại thực phẩm này sẽ càng khiến cho tình trạng bệnh nặng hơn.

Bệnh nhân nên kiêng ăn đồ ăn nướng
Bệnh nhân nên kiêng ăn đồ ăn nướng

Cắt giảm các chất phụ gia đặc biệt là MUỐI cho thêm vào thực phẩm trong quá trình chế biến và bảo quản

Nghiên cứu cho thấy rằng một lượng muối (natri) cao có thể làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày. Các khu vực có mức tiêu thụ muối cao (ví dụ Nhật Bản) thường có xu hướng mắc bệnh ung thư dạ dày cao

Các chất phụ gia cho thêm vào thực phẩm trong quá trình chế biến và bảo quản cũng là một trong những nhân tố góp phần làm tăng tỉ lệ bệnh ung thư. Người bệnh ung thư khi ăn các loại thức ăn, đồ uống có chứa các chất này sẽ càng làm cho tình trạng bệnh xấu hơn.

Do vậy, nên sử dụng các phương pháp bảo quản khác thay thế cho chất phụ gia hoặc cắt giảm MUỐI trong các món ăn hàng ngày như: sử dụng tủ lạnh trong, tập thói quen ăn nhạt...

Để hiểu hơn về vấn đề kiêng khem trong quá trình điều trị, mời các bạn đọc bài viết: 4 vấn đề bệnh nhân ung thư dạ dày cần kiêng khem trong suốt quá trình điều trị

sbc

5. Những điều cần chú ý trong việc ăn uống của người bệnh

5.1. Nguyên tắc ăn uống đối với người bệnh ung thư dạ dày

Một chế độ dinh dưỡng tốt nghĩa là người bệnh ung thư dạ dày nên ăn đa dạng thức ăn để cung cấp các chất dinh dưỡng cho cơ thể chống lại bệnh tật, cần có đủ các dưỡng chất:

dinh dưỡng phù hợp cho bệnh nhân ung thư dạ dày
Dinh dưỡng phù hợp cho người bệnh ung thư dạ dày
  • Chất đạm (thịt gia cầm, thịt nạc, cá, tôm..)
  • Chất béo không bão hòa (từ từ hạt cải dầu, dầu oliu, hạt ô liu, quả bơ)
  • Tinh bột (gạo, ngô, lúa mì, hạt lúa mạch, khoai tây, khoai lang, khoai sọ, sắn…)
  • Rau quả

Tránh xa các nhóm thực phẩm không tốt cho người bệnh ung thư dạ dày như:

  • Các loại thực phẩm kích thích: rượu, bia, cafe
  • Các loại thực phẩm tạo hơi: các loại dưa muối, dưa cà, cà muối
  • Các loại thực phẩm chua không tốt cho dạ dày: chanh, cam, bưởi, dâu tây
  • Tránh các loại thực phẩm chế biến sẵn chứa đường đơn (cacbon-hydrat) như: kẹo, bánh ngọt, soda thường, bánh quy, khoai tây chiên,….
  • Cắt giảm các chất phụ gia, đặc biệt là muối cho thêm vào thực phẩm trong quá trình chế biến và bảo quản.

5.2. Lưu ý trong chế biến và bảo quản

  • Nên chia nhỏ bữa ăn từ 8 - 10 bữa, ăn thêm các bữa phụ xen kẽ giữa các bữa chính giúp giảm cảm giác buồn nôn, nôn ói.
  • Dùng thức ăn lạnh và nguội
  • Hạn chế thức ăn cứng, thô, sống, chiên dòn, nướng dòn
  • Chế biến thức ăn một cách đơn giản như luộc, xay nhuyễn, bằm nhuyễn...
  • Tránh những thực phẩm có mùi hoặc vị mạnh, đậm đặc như ớt, tiêu....
  • Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, tiệt trùng kỹ bằng ozone đối với rau xanh, trái cây tươi...
  • Có thể sử dụng các thực phẩm chế biến dạng công thức và tuyệt đối không sử dụng phụ gia thực phẩm trong chế biến thức ăn cho người bệnh.

Trong suốt quá trình điều trị ung thư và sau quá trình điều trị người bệnh nên tuân thủ theo chỉ định điều trị, sử dụng thuốc của bác sĩ, kết hợp với chế độ dinh dưỡng khoa học, tập luyện, nghỉ ngơi và sử dụng đúng sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe giúp hỗ trợ mang lại hiệu quả điều trị tích cực nhất cho người bệnh.

Fucoidan nổi danh là hoạt chất chống ung thư cực mạnh với những tác dụng quan trọng như:

  • Ngăn chặn sự hình thành mạch máu mới, hạn chế di căn của khối u đến những bộ phận khác trên cơ thể ngoài ra còn giúp cô lập các tế bào ung thư.
  • Tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng, giảm sự xâm nhập vi khuẩn có hại và các tế bào ung thư gan
  • Khiến các tế bào ung thư phải tự chết theo chương trình.

King Fucoidan là sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe chứa hoạt chất fucoidan Nhật đầu tiên được Bộ Y tế cấp phép lưu hành được bào chế từ fucoidan 100% tảo mozuku và bột nghiền nấm Agaricus giàu vitamin, và beta-glucan.

king fucoidan
Sản phẩm King Fucoidan & Agaricus hộp màu xanh loại 120 viên

Mời bạn xem ngay những chia sẻ trực tiếp kinh nghiệm điều trị ung thư dạ dày của bác Vũ Tuấn Anh ngay dưới đây:

Chia sẻ của bác Vũ Tuấn Anh - bênh nhân may mắn sống xót sau 2 lần nhận án tử ung thư

Bạn dễ dàng mua King Fucoidan chính hãng bằng cách sau: bạn gọi đến tổng đài 18000069 (miễn cước)

sbc

Nếu còn bất cứ câu hỏi nào khác liên quan đến căn bệnh ung thư dạ dày, cũng như những thắc mắc khác liên quan đến chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư, mời bạn gọi điện tới số điện thoại 18000069 để được chuyên gia tư vấn miễn phí.

Dược sĩ: Nguyễn Bích Ngọc

Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Xếp hạng: 3.2 (35 bình chọn)

Kinh nghiệm điều trị bệnh ung thư