Tổng quan về Bệnh học Ung thư dạ dày

Mục lục [ Ẩn ]
Ung thư dạ dày là căn bệnh ung thư thường gặp nhất trong số các loại ung thư của đường tiêu hoá. Vậy bạn đã thật sự hiểu rõ bệnh ung thư dạ dày là gì, các loại ung thư dạ dày, tỷ lệ mắc ung thư dạ dày tại Việt Nam. Mời bạn đọc bài viết dưới đây để có cái nhìn tổng quan nhất về căn bệnh.
Giới thiệu chung về bệnh học Ung thư dạ dày
Giới thiệu chung về bệnh học Ung thư dạ dày

1. Khái quát về Ung thư dạ dày là gì?

1.1. Ung thư dạ dày là gì?

Ung thư dạ dày tiếng Anh là Stomach Cancer, là bệnh lý xuất hiện tế bào ung thư khởi phát tại dạ dày (Cần phân biệt với ung thư bắt nguồn từ những cơ quan khác, sau đó di căn đến dạ dày).

Ung thư dạ dày có thể xuất hiện tại những vị trí khác nhau của dạ dày và tùy thuộc vào vị trí của ung thư sẽ có những phương pháp điều trị thích hợp khác nhau.

bệnh ung thư dạ dày
Bệnh ung thư dạ dày

1.2. Ung thư dạ dày có đau không?

Ung thư dạ dày là căn bệnh rất ít triệu chứng. Tùy vào từng giai đoạn, người bệnh có thể cảm nhận được các cơn đau khác nhau:

  • Bệnh nhân ung thư ít khi cảm thấy đau, đặc biệt là ở giai đoạn sớm của bệnh (Ung thư dạ dày giai đoạn đầu).
  • Khi bệnh chuyển biến đến giai đoạn muộn (giai đoạn 3, 4), một số bệnh nhân có thể có cảm giác đau ở vùng thượng vị, xuất hiện hiện tượng trướng bụng. Tuy nhiên, đây là các biểu hiện rất hiếm gặp.
  • Trường hợp khối u đã xâm lấn các cơ quan lân cận, có di căn, bệnh nhân có thể đau do bị chèn ép hoặc đau do khối u di căn gây ra.

Ngoài việc phải đối mặt với các cơn đau do khối u gây ra, người bệnh còn phải đối mặt với các cơn đau và rủi ro gây ra do điều trị:

  • Đau do phẫu thuật cắt bỏ dạ dày.
  • Bên cạnh đó, hóa trị, xạ trị nếu được chỉ định còn gây ra nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe, gây cảm giác mệt mỏi và áp lực về mặt chi phí điều trị.

Để giúp bệnh nhân vượt qua các cơn đau, bác sĩ sẽ cân nhắc lựa chọn các phương pháp giảm đau tùy thuộc vào thể trạng của bệnh nhân. Các phương pháp giảm đau thường được sử dụng như: sử dụng thuốc giảm đau, gây tê, xạ trị, liệu pháp thay thế.

Bệnh cạnh đó, để giảm nhanh triệu chứng đau đớn, nâng cao hiệu quả điều trị và kiểm soát ung thư dạ dày, người bệnh cần:

  • Tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ về sử dụng thuốc, điều trị ngoại khoa, hóa xạ trị
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý
  • Chú ý tới tập luyện nâng cao thể trạng theo chỉ định
  • Luôn giữ vững tâm lý lạc quan, vui vẻ, có niềm tin chữa khỏi bệnh.
sbc

1.3. Ung thư dạ dày ở độ tuổi nào?

Có thể thấy được tỉ lệ mắc ung thư dạ dày có mối quan hệ mật thiết đối với tuổi tác. Ung thư dạ dày có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, nhưng thường gặp nhất ở nhóm người lớn tuổi. Tỉ lệ mắc bệnh ung thư dạ dày theo tuổi tăng lên đều đặn, trong khoảng từ 45 - 49 tuổi, tăng cao đột ngột từ khoảng từ 65 - 69 tuổi và tỉ lệ mắc bệnh cao nhất ở nhóm tuổi 85 - 89 cho cả nam và nữ.

Theo nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, có ít hơn 5% trường hợp mắc ung thư dạ dày là ở những người dưới 40 tuổi, trong số 5% đó có 81,1% thuộc nhóm tuổi từ 30 – 39 tuổi và 18,9% là ở những người từ 20 – 29 tuổi.

Từ những con số thống kê này có thể thấy được ung thư dạ dày thường xuất hiện ở những người trên 40 tuổi.

Vậy trẻ em có bị ung thư dạ dày không?

Cho đến nay một số bệnh viện u bướu trong và ngoài nước đã tiếp nhận một số trường hợp trẻ em bị ung thư dạ dày với tỷ lệ rất nhỏ trong độ tuổi từ 4- 15 tuổi. Tuy nhiên, điều này là rất nguy hiểm do thể trang của các em còn yếu, hệ miễn dịch chưa phát triển đầy đủ làm bệnh tình trở nên nghiêm trọng hơn rất nhiều.

Nên hạn chế các yếu tố nguy cơ gây ra ung thư dạ dày ở trẻ em
Nên hạn chế các yếu tố nguy cơ gây ra ung thư dạ dày ở trẻ em

Tại sao lại xuất hiện hiện tượng Ung thư dạ dày ở trẻ em?

Với các trẻ đã bị nhiễm vi khuẩn Hp và có các yếu tố nguy cơ của bệnh như: di truyền, nhóm máu, chế độ ăn uống, môi trường sống,…. thì về lâu về dài, các yếu tố nguy cơ này rất dễ tiến triển thành ung thư dạ dày.

Do vậy, các bậc phụ huynh nên đưa con nhỏ đi khám sức khỏe định kỳ để phát hiện và điều trị sớm các yếu tố nguy cơ có thể gây ung thư dạ dày ở trẻ em.

1.4. Tỷ lệ mắc ung thư dạ dày tại Việt Nam và trên thế giới

Trên toàn thế giới, ung thư dạ dày được coi là bệnh lý ác tính thường gặp đứng thứ 2. Tỷ lệ mắc ung thư dạ dày thay đổi giữa các quốc gia khác nhau. Những năm gần đây ở các nước như Nhật Bản, Trung Quốc, Chilê và Ireland tỷ lệ mắc và tỷ lệ tử vong ung thư dạ dày đã có xu hướng giảm đáng kể. Tại Mỹ, tỷ lệ mắc bệnh ung thư dạ dày đã giảm, ở nam từ 28/100.000 dân xuống còn 5/100.000 và ở nữ từ 27/100.000 xuống còn 2, 3/100.000. Tại Nhật Bản, tỷ lệ ung thư dạ dày là 69/100.000

Tại Việt Nam tỉ lệ người mắc bệnh dạ dày rất cao. Trên thế giới, số bệnh nhân mắc bệnh dạ dày chiếm từ 5 đến 10% toàn dân số thế giới, tuy nhiên ở nước ta con số này đã lên đến 7%. Một con số đáng nói khác là có đến 70% dân số nước ta mắc và có nguy cơ mắc các bệnh dạ dày do vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori).

Theo Globocan (Cơ quan ghi nhận ung thư toàn cầu) năm 2012, Việt Nam xếp thứ 18 trên 20 nước có tỉ lệ mắc ung thư dạ dày cao nhất thế giới. Tỷ lệ mắc ung thư dạ dày ở nam giới là 23,7/100.000 và ở nữ giới là 10,2/100.000. Tỷ lệ tử vong do ung thư dạ dày ở nam giới là 21,9/100.000 và ở nữ giới là 9,1/100.000. 

sbc

2. Phân loại Ung thư dạ dày

Có nhiều cách phân loại Ung thư dạ dày khác nhau dựa trên nhiều tiêu chí: vị trí giải phẫu bệnh, mức độ tổn thương, giai đoạn bệnh...Người ta thường phân loại Ung thư dạ dày như sau:

Theo vị trí giải phẫu bệnh, ung thư dạ dày bao gồm các loại:

  • Ung thư bắt đầu trong các tế bào tuyến (adenocarcinoma) hay còn được gọi là ung thư biểu mô dạ dày. Các tế bào tuyến bên trong dạ dày có nhiệm vụ tiết ra một lớp chất nhầy để bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi sự tác động các dịch acid tiêu hóa
  • Ung thư bắt đầu trong tế bào hệ thống miễn dịch (lymphoma). Thành của dạ dày có chứa một số lượng nhỏ các tế bào của hệ miễn dịch. Tại các tế bào hệ thống miễn dịch này có thể phát triển ung thư. Ung thư này còn được gọi là ung thư hạch, rất hiếm gặp. U lympho dạ dày có thể nguyên phát hoặc thứ phát, gặp ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là sau 50.
  • Ung thư bắt đầu trong các tế bào sản xuất nội tiết tố (ung thư carcinoid). Các tế bào sản xuất Hormone có thể phát triển ung thư carcinoid. Ung thư Carcinoid là rất hiếm, chỉ khoảng 0,3%.
  • Ung thư bắt đầu trong các mô hệ thống thần kinh (GIST) Tại các tế bào hệ thống thần kinh trong dạ dày có thể xuất hiện các khối u mô đệm. GIST là một hình thức rất hiếm của bệnh ung thư.
  • Ung thư bắt nguồn từ cơ trơn: chiếm 1%- 3% ác tính bắt nguồn từ cơ. Tổn thương ở thân dạ dày, gây loét và chảy máu. Nó hiếm khi xâm nhập vào các tạng lân cận và không di căn hạch nhưng có thể lan đến gan và phổi.

Ngoài ra, còn có thể có các loại ung thư dạ dày khác như:

  • Ung thư dạ dày bờ cong nhỏ: để hiểu rõ về Ung thư dạ dày bờ cong nhỏ, mời các bạn xem bài viết sau đây: Ung thư dạ dày bờ cong nhỏ: Nguyên nhân, Chẩn đoán, Nguyên tắc điều trị
  • Ung thư dạ dày tế bào nhẫn: đây là loại ung thư hay gặp ở những người trẻ tuổi, thường dưới 50 tuổi với tỷ lệ 60%, bệnh thường có tiên lượng xấu và phát hiện ở giai đoạn tiến triển của bệnh.
Phân loại theo giải phẫu bệnh của Ung thư dạ dày
Phân loại theo giải phẫu bệnh của Ung thư dạ dày

Theo mức độ tổn thương, Ung thư dạ dày có thể chia thành 2 loại:

  • Ung thư dạ dày sớm (Early Gastric Cancer): loại ung thư có độ tổn thương nhẹ và mới chỉ khu trú ở lớp niêm mạc hoặc hạ niêm mạc. Nếu có phương pháp điều trị thích hợp thì có tiên lượng rất tốt. Tỷ lệ sống thêm 5 năm sau điều trị rất cao từ 50 -100%
  • Ung thư dạ dày tiến triển (Advanced Gastric Cancer): có tổn thương sâu xuống lớp cơ của dạ dày và đa số có di căn vào hạch lympho. Tại nước ta, ung thư dạ dày chủ yếu phát hiện ở giai đoạn ung thư dạ dày tiến triển

Việc xác định chính xác loại tế bào trong ung thư dạ dày sẽ giúp ích trong việc xác định lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.

Ngày nay, đa phần các bệnh nhân được chẩn đoán mắc ung thư dạ dày thường được đề cập đến ung thư tế bào biểu mô tuyến (Adenocarinoma) vì đây là loại thường gặp và chiếm tỉ lệ cao nhất (90%). Còn các loại ung thư khác của dạ dày là rất hiếm gặp.

sbc

>>> 16 nhóm hạch trong ung thư dạ dày

Để tìm hiểu thêm về ung thư dạ dày, mời các bạn đọc thêm:

Fucoidan là hoạt chất chiết xuất từ tảo nâu, rong nâu. Fucoidan nổi danh là hoạt chất chống ung thư cực mạnh với những tác dụng quan trọng như:

  • Ngăn chặn sự hình thành mạch máu mới, hạn chế di căn của khối u đến những bộ phận khác trên cơ thể ngoài ra còn giúp cô lập các tế bào ung thư.
  • Tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng, giảm sự xâm nhập vi khuẩn có hại và các tế bào ung thư gan
  • Khiến các tế bào ung thư phải tự chết theo chương trình.

King Fucoidan & Agaricus là thực phẩm bảo vệ sức khỏe chứa hoạt chất fucoidan Nhật đầu tiên được Bộ Y tế cấp phép lưu hành, được bào chế từ fucoidan 100% tảo mozuku và bột nghiền nấm Agaricus giàu vitamin, và beta-glucan. 

king fucoidan
Sản phẩm King Fucoidan & Agaricus hộp màu xanh loại 120 viên

Sử dụng các sản phẩm King Fucoidan hỗ trợ điều trị ung thư dạ dày cùng các biện pháp điều trị theo chỉ định chính; kết hợp với chế độ dinh dưỡng khoa học, tâm lý tích cực, luyện tập phù hợp là giải pháp tốt nhất giúp:

Giảm thiểu chi phí chữa bệnh:

  • Giúp giảm tần suất và thời gian điều trị ở bệnh viện, giảm trực tiếp các chi phí thăm khám, giường bệnh…
  • Giúp giảm lượng thuốc phải mua ngoài
  • Giúp hạn chế nguy cơ sử dụng các thủ thuật,  liệu pháp điều trị dài ngày và tốn kém.

Giảm thời gian chăm sóc người bệnh cho người nhà

Khi cơ thể người bệnh nhanh chóng thích ứng được các biện pháp điều trị, rút ngắn thời gian nằm viện điều trị, người bệnh có thể theo dõi điều trị tại nhà, từ đó giảm thiểu thời gian chăm sóc cho người nhà bệnh nhân.

Nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh

  • Giảm đau đớn
  • Giảm tác dụng phụ
  • Ngủ ngon hơn, ăn uống ngon miệng hơn

Kiểm soát, Kéo dài thời gian sống cho người bệnh

Khi sử dụng Fucoidan việc điều trị ung thư có thể rút ngắn thời gian và hiệu quả. Đồng thời, ngăn ngừa tái phát sau điều trị sẽ mang lại cuộc sống bền lâu và chất lượng cho người bệnh.

sbc

Hy vọng những kiến thức xoay quanh căn bệnh ung thư dạ dày đã giúp bạn có góc nhìn tổng quan nhất về căn bệnh.

Dược sĩ: Trần Thu Trang

Lưu ý sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Không nên sử dụng Fucoidan đơn độc mà bỏ qua các phương pháp hóa – xạ trị hay phẫu thuật bác sĩ đã chỉ định.

Nguồn tham khảo: Dieutri.vn, Benhvien103.vn, Globocan

Xếp hạng: 3.6 (7 bình chọn)

Kinh nghiệm điều trị bệnh ung thư