Trọn vẹn sự thật bạn cần phải biết về vi khuẩn HP dạ dày

Mục lục [ Ẩn ]

Vi khuẩn HP là nguyên nhân chính gây ra viêm loét dạ dày tá tràng và thậm chí ung thư dạ dày. Vậy vi khuẩn HP là gì, đặc điểm như thế nào, những triệu chứng khi mắc HP dạ dày, cách phòng tránh nhiễm khuẩn HP… tất cả sẽ được trình bày cụ thể trong bài viết sau đây.

Vi khuẩn HP là gì?

Vi khuẩn helicobacter pylori là gì?

Vi khuẩn Hp là loại vi khuẩn hiếm hoi có khả năng tồn tại được trong môi trường acid đậm đặc của dạ dày. Tên đầy đủ của loại vi khuẩn này là Helicobacter pylori (Hp), loại vi khuẩn này được hai bác sỹ người Australia là Barry Marshall và Robin Warren công bố lần đầu vào năm 1982.

Sự phát hiện ra vi khuẩn HP đã làm thay đổi những quan niệm về bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, xác định được nguyên nhân dây viêm loét dạ dày tá tràng là do vi khuẩn HP gây ra từ đó dẫn đến những thay đổi trong biện pháp điều trị căn bệnh này.

vi khuẩn hp
Vi khuẩn HP

Đặc điểm, hình ảnh vi khuẩn hp

  • Vi khuẩn Gram (-)
  • Hình chữ S, hình xoắn,
  • Hình cánh chim hải âu
  • Có 4 chiên mao ở một đầu
  • Không sinh nha bào
  • Vi khuẩn sống ở biểu mô hang vị và đáy vị, mô dạ dày lạc chỗ ở tá tràng và thực quản
  • Vi khuẩn không xâm lấn mô
  • Tính chất sinh hóa: Urease (+), Catalase (+), Oxydase (+), Nitrat (-)
  • Sức đề kháng: Dễ bị diệt bởi ở pH 3,1-3,5, nhưng lại sống được trong dạ dày pH 2,5-3,0 do tiết ra men urease mạnh, phân giải ure trong dạ dày thành NH3 bao quanh vi khuẩn.
Hình ảnh vi khuẩn HP
Hình ảnh vi khuẩn HP
sbc

Tác hại của vi khuẩn helicobacter pylori

  • H.pylori gây viêm loét dạ dày, tá tràng
    • Tiết enzyme làm suy thoái màng nhày dẫn đến viêm loét.
    • Tiết ra độc tố gây độc phá hủy tế bào.
    • Tiết ra độc tố gây tăng tiết dịch dị.
  • H.pylori là một trong những tác nhân gây ung thư dạ dày.
  • H.pylori có mặt:
    • 65-70% trường hợp viêm dạ dày
    • 70-80% trường hợp ung thư dạ dày
    • Hơn 90% loét dạ dày hoặc tá tràng

Vi khuẩn hp trong dạ dày có nguy hiểm không?

Vi khuẩn HP có mặt trong dạ dày của trên 50% dân số thế giới và ở các nước như Việt Nam thì có thể lên đến 80%. Tuy nhiên không phải cứ có vi khuẩn HP trong dạ dày thì có thể gây ra bệnh dạ dày. Việc có hay không bệnh dạ dày khi có vi khuẩn HP trong cơ thể phụ thuộc vào các yếu tố sau:

  • Sự nhạy cảm của cơ thể người bị nhiễm với vi khuẩn HP trong dạ dày: nếu trong gia đình có người bị nhiễm vi khuẩn HP thì những thành viên trong gia đình có nguy cơ nhiễm cao hơn
  • Nhóm máu: người có nhóm máu A có nguy cơ bị Ung thư dạ dày do Hp cao hơn so với các nhóm khác trong khi đó người có nhóm máu O có khả năng bị Loét dạ dày do Hp cao hơn.
  • Chủng vi khuẩn Hp: chủng vi khuẩn Hp ở Nhật Bản, Việt Nam có độc tính gây bệnh cao hơn so với vi khuẩn HP ở phương Tây.
  • Tuổi tác: tỷ lệ mắc bệnh gia tăng theo độ tuổi, trẻ em có khả năng mắc bệnh do nhiễm vi khuẩn HP thấp hơn so với người lớn

Vi khuẩn hp có diệt được không?

Hiện tại vi khuẩn HP chủ yếu có thể diệt được bằng các loại kháng sinh, tuy nhiên do việc kháng kháng sinh của các vi khuẩn HP ngày càng phổ biến mà việc diệt vi khuẩn HP bằng kháng sinh ngày càng khó khăn hơn.

Theo các nghiên cứu trên thế giới cũng như Việt Nam, nhiều chủng vi khuẩn HP đã đề kháng được rất nhiều loại kháng sinh, dẫn đến tỷ lệ thành công trong lần đầu tiên điều trị chỉ đạt khoảng 45%.

Phác đồ để điều trị bệnh dạ dày có vi khuẩn Hp là phác đồ sử dụng kết hợp ít nhất 2 loại kháng sinh với một thuốc ức chế acid dạ dày. Thuốc kháng sinh có vai trò tiêu diệt nguyên nhân gây bệnh là vi khuẩn Hp, trong đó thuốc giảm tiết acid dạ dày có tác dụng hỗ trợ làm lành vết loét trong dạ dày, giảm viêm dạ dày

 Tình trạng vi khuẩn HP kháng thuốc ngày càng nguy hiểm hơn
 Tình trạng vi khuẩn HP kháng thuốc ngày càng nguy hiểm hơn

Vi khuẩn hp sống được bao lâu?

Tuổi thọ của vi khuẩn Hp phụ thuộc vào môi trường sống:

  • Ở bên trong dạ dày, môi trường niêm mạc dạ dày chính là nơi thuận lợi cho việc sinh sôi và phát triển của vi khuẩn Hp và chúng sẽ không bao giờ tự chết đi bởi khả năng kháng miễn dịch của cơ thể rất cao. Nếu chúng ta kiên trì dùng phác đồ điều trị đúng cách thì một thời gian vi khuẩn Hp sẽ bị tiêu diệt hoàn toàn.
  • Ở bên ngoài dạ dày, vi khuẩn HP chỉ tồn tại được trong một khoảng thời gian nhất định, khoảng 60 phút đến 4 tiếng đồng hồ trong môi trường không khí, có thể đến 1 năm trong môi trường nước tự nhiên…
sbc

Vi khuẩn HP có tái phát không?

Giống như nhiều vi khuẩn khác, nếu lối sống không đảm bảo thì nguy cơ tái nhiễm vi khuẩn HP tương đối cao. Theo thống kê có khoảng 25% bệnh nhân người lớn tái nhiễm HP trong vòng 1 năm sau khi điều trị thành công.

Ở trẻ em 3-4 tuổi tỉ lệ tái nhiễm thậm chí còn lên tới 55,4% trong năm đầu tiên. Tái nhiễm HP làm tăng gấp 4 lần nguy cơ tái phát bệnh dạ dày và dẫn tới các biến chứng của loét dạ dày-tá tràng như xuất huyết đường tiêu hóa, thủng và tạo thành các cấu trúc teo, dẫn tới tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày.

Triệu chứng dạ dày nhiễm vi khuẩn HP

Triệu chứng dạ dày nhiễm vi khuẩn HP có sự khác nhau giữa người lớn và trẻ em, cụ thể:

Các triệu chứng ở người lớn

Thường khi phát hiện bị nhiễm vi khuẩn Hp dạ dày, bệnh nhân đã bị viêm, loét dạ dày tá tràng, từ đó xuất hiện các hiện tượng đau bụng, đau âm ỉ, khó chịu. Một số triệu chứng cơ bản mà người bệnh có thể gặp phải như:

  • Cảm giác đau và bỏng rát vùng bụng trên. Cơn đau tăng khi đói bụng
  • Chán ăn
  • Ợ nhiều
  • Đầy bụng, khó tiêu
  • Buồn nôn, nôn khan vào buổi sáng.
  • Giảm cân không rõ nguyên nhân
  • Thiếu máu bất thường
triệu chứng nhiễm vi khuẩn Hp
Nôn khan vào buổi sáng có thể là dấu hiệu nhiễm vi khuẩn HP

Các triệu chứng ở trẻ em

Đối với trẻ em, nhiễm khuẩn Hp trong dạ không có những dấu hiệu đặc trưng và khó phát hiện hơn. Những vấn đề thường gặp nhất ở trẻ khi nhiễm phải vi khuẩn Hp đó là u niêm mạc dạ dày, loét dạ dày tá tràng, kèm theo một số triệu chứng có thể xuất hiện như:

  • Đau quanh rốn, cảm giác đau vùng thượng vị nằm giữa rốn và xương ức
  • Ợ chua
  • Nôn ra máu, đi ngoài phân đen
  • Một số không có biểu hiện đặc biệt mà chỉ xanh xao, mệt mỏi, thiếu máu

Xét nghiệm, test vi khuẩn HP

Do nhiễm khuẩn HP không có dấu hiệu đặc trưng nên để có thể xác định được chính xác sự có mật của vi khuẩn HP trong dạ dày cần tiến hành các xét nghiệm cụ thể bên ngoài việc thăm khám lâm sàng thông thường.

Xét nghiệm Hp ở đâu?

Để thực hiện các bài test vi khuẩn HP này, bạn có thể tham khám tại các cơ sở y tế uy tín để thực hiện các bài kiểm tra cụ thể, một số địa chỉ mà bạn có thể tham khảo:

  • Trung tâm Tiêu hóa - Bệnh viện E Trung ương, với hệ thống máy móc, kỹ thuật nội soi tiêu hóa Nhật Bản tiên tiến tại 89 Trần Cung, Nghĩa Tân, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Khoa tiêu hóa – Bệnh viện Bạch Mai, đây là trung tâm khám chữa bệnh uy tín hàng đầu cả nước với đội ngũ bác sĩ đông đảo, dày dặn kinh nghiệm. Địa chỉ bệnh viện: Số 78 Giải Phóng , phường Phương Mai, quận Đống Đa, Hà Nội
  • Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh: đây là bệnh viện được đánh giá hàng đầu tại TPHCM về các bệnh tiêu hóa với cơ sở vật chất và dịch vụ tốt. Địa chỉ bệnh viện: Số 215 Hồng Bàng, Phường 11, Q. 5, TP. HCM
  • Bệnh viện Chợ Rẫy TP. Hồ Chí Minh: bệnh viện đa khoa tuyến đầu tại khu vực phía Nam, địa chỉ tại số 201B Nguyễn Chí Thanh, Phường 12, Quận 5, Hồ Chí Minh
sbc

Các xét nghiệm chẩn đoán Hp

Có nhiều kỹ thuật để xét nghiệm HP dạ dày như nội soi dạ dày, xét nghiệm phân… chúng tôi xin giới thiệu cho bạn đọc 2 phương pháp cơ bản trong test vi khuẩn HP dạ dày là phương pháp test thở tìm vi khuẩn HP và xét nghiệm máu tìm vi khuẩn HP.

Test thở tìm vi khuẩn HP

Xét nghiệm Urea qua hơi thở là một test đơn giản cho phép xử lý hơi thở của bệnh nhân để phát hiện nhiễm khuẩn Helicobacter pylori.  Đây được coi như tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán nhiễm khuẩn HP.

Bệnh nhân được uống 1 lượng nhỏ ura có gắn 13C, nếu dạ dày có vi khuẩn HP sẻ xảy ra sự phân hủy ure gắn 13C nhờ tác dụng của enzym urease của HP từ đó có thể phát hiện ra khí thở.

Phương pháp này được chỉ định trong các trường hợp:

  • Theo dõi và đánh giá kết quả điều trị sau khi diệt vi khuẩn HP
  • Chẩn đoán nhiễm HP, đặc biệt trẻ em và người cao tuổi không có chỉ định nội soi dạ dày.
Test thở tìm vi khuẩn HP
Test thở tìm vi khuẩn HP

Xét nghiệm máu tìm vi khuẩn HP

Phương pháp này xác định việc nhiễm vi khuẩn HP nhờ việc tìm kháng thể chống HP trong máu. Tuy nhiên kháng thể trong máu giảm chậm, do đó sau khi diệt hết HP thì có thể vẫn tìm thấy kháng thể chống HP trong máu, cho nên không thể xác định chính xác hiện tại bệnh nhân có còn nhiễm HP nữa hay không.

Hơn nữa vi khuẩn HP có thể tồn tại ở một số khu vực khác như khoang miệng, xoang, đường ruột nhưng hoàn toàn không gây bệnh. Bởi vậy đây không phải loại xét nghiệm được ưu tiên thực hiện.

Nếu kết quả cho thấy HP dạ dày dương tính có nghĩa là trong dạ dày có chứa vi khuẩn HP, tuy nhiên điều đó chua có nghĩa là cần phải điều trị diệt HP bởi rất nhiều trường hợp vi khuẩn HP không gây bệnh, chỉ khi có những triệu chứng bất thường thì mới cần điều trị cụ thể.

sbc

Nguyên nhân và cách phòng tránh vi khuẩn HP

Nguyên nhân nhiễm vi khuẩn hp

Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến việc nhiễm vi khuẩn HP:

  • Lây nhiễm từ thành viên trong gia đình: nếu vợ hoặc chồng có HP thì khả năng người còn lại cũng có nguy cơ HP lên đến 68% và lên đến 40% với con cái. Ở Việt Nam tỷ lệ này càng cao do việc ăn uống chung bát đĩa… Xem chi tiết: Vi khuẩn Hp có lây không?
  • Nơi tập trung đông người, gia đình đông con: tập trung đông người làm gia tăng nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn HP.
  • Vệ sinh, y tế phòng dịch kém: cần vệ sinh thân thể, vệ sinh ăn uống đảm bảo để giảm nguy cơ bị lây nhiễm vi khuẩn Hp.
  • Nhiễm vi khuẩn Hp khi làm thủ thuật nội soi dạ dày: việc sử dụng ống nội soi với nhiều bệnh nhân khác nhau mặc dù đã đưcọ vệ sinh tuy nhiên vẫn có thể chưa loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn HP dẫn đến lây nhiễm sang người khác

Cách phòng tránh nhiễm vi khuẩn HP bao tử

  • Vệ sinh sạch sẽ nơi sinh hoạt, sử dụng nguồn nước sạch
  • Rửa tay sạch sẽ khi ăn uống.
  • Sử dụng đũa riêng, vệ sinh bát đũa sạch sẽ, tránh lây nhiễm khi có người trong gia đình nhiễm vi khuẩn HP
  • Xử lý kỹ các bệnh phẩm của bệnh nhân như cao răng, dịch nôn ói, phân…, vì đây chính là nguồn vi khuẩn lây nhiễm nhiều nhất.
  • Đối với các bệnh nhân bị viêm loét dạ dày tá tràng cần được làm các chẩn đoán xem có bị nhiễm vi khuẩn Hp không. Nếu có, cần phải tiến hành điều trị bằng các phác đồ tiệt trừ Hp.
sbc

Trên đây là trọn vẹn sự thật mà bạn cần biết về vi khuẩn HP, một loại vi khuẩn hết sức phổ biến tuy nhiên cũng rất nguy hiểm khi có thể gây viêm loét dạ dày tá tràng thậm chí ung thư lên người bệnh. Hãy thực hiện các biện pháp phòng tránh vi khuẩn HP và thăm khám bác sĩ nếu có những triệu chứng bất thường của nhiễm vi khuẩn HP để được điều trị kịp thời nhất.

Dược sĩ: Hoàng Văn Đông

Xếp hạng: 5 (2 bình chọn)

Kinh nghiệm điều trị bệnh ung thư