Vi khuẩn Hp có lây không? Vi trùng bao tử Hp lây qua đường nào? Và làm cách nào để phòng ngừa lây nhiễm Vi khuẩn Hp?. Đọc ngay bài viết để có câu trả lời chính xác:
1. Vi khuẩn HP có lây không?
Nếu bạn còn đang hoài nghi vi khuẩn Hp (Helicobacter pylori) có lây hay không? thì xin khẳng định là vi khuẩn Hp dạ dày có lây, thậm trỉ là tỷ lệ lây nhiễm rất cao.
Vi khuẩn Hp là loại vi trùng, virut trong dạ dày, tồn lại nhiều trong cao răng, nước bọt và thành niêm mạc dạ dày.
2. Vi trùng bao tử HP lây qua đường nào?
Có thể kể tên 4 con đường lây nhiễm điển hình của vi trùng bao tử Hp bao gồm:
Lây qua đường Miệng – Miệng
Vi khuẩn Hp được tìm thấy nhiều trong cao răng, nước bọt, khoang miệng của người bệnh. Chính vì vậy, chúng có thể lây từ người bệnh sang người bình thường qua các hành động:
- Dùng chung dụng cụ ăn uống chưa được vệ sinh, uống chung ly, dùng chung bát nước chấm, gắp chung thức ăn bằng đũa đang sử dụng
- Hôn trực tiếp
- Mớm cơm cho trẻ
Lây qua đường Phân – Miệng
Vi khuẩn Hp có trong phân của người bệnh. Vì vậy, vệ sinh tay không sạch sẽ sau khi đi vệ sinh có thể làm lây nhiễm vi khuẩn Hp.
Ngoài ra, những loại côn trùng, sinh vật khác cũng có thể trung gian lây nhiễm như ruồi, gián, chuột,… khi chúng tiếp xúc với những khu vực mất vệ sinh hoặc chúng bám vào thức ăn không được che đậy.
Lây nhiễm qua Dạ dày – Miệng
Nếu người bị nhiễm khuẩn Hp trong dạ dày thì khi bị ợ chua hoặc trào ngược có thể đẩy vi khuẩn lên trên miệng cùng với dịch dạ dày.
Lây nhiễm qua Dạ dày – Dạ dày
Con đường lây nhiễm vi khuẩn dạ dày – dạ dày có thể xẩy ra trong quá trình người bệnh làm nội soi tại các cơ sở y tế. Khi nội soi dạ dày các bệnh nhân có vi khuẩn Hp, nếu vệ sinh đầu dò không đủ sạch, vi khuẩn Hp có thể nhiễm sang người không mang Hp.
3. Cách phòng ngừa lây virus hp dạ dày
Vi khuẩn Hp rất dễ lây nhiễm, nắm vững được những con đường lây nhiễm chính của vi khuẩn Hp giúp bạn có thể chủ động phòng ngữa bị lây nhiễm cho bản thân và gia đình bằng những cách sau:
- Không dùng chung các dụng cụ ăn uống trong gia đình, đặc biệt là trong gia đình có người nhiễm Hp như uống chung ly, chấm chung bát nước chấm, gắp thức ăn cho nhau,…. Giữ gìn vệ sinh bát đũa sạch sẽ, tráng nước sôi vào các dụng cụ ăn uống dùng chung trong gia đình.
- Cẩn trọng khi ăn uống tại các hàng quán ven đường vì vệ sinh dụng cụ ăn uống rất kém không loại bỏ hết được vi khuẩn Hp.
- Diệt trừ ruồi, muỗi, gián, chuột,… thường xuyên.
- Tuyệt đối không hôn trẻ, không cho trẻ ăn bằng cách nhai đút mớm nếu nghi ngờ có nhiễm Hp là cách tốt nhất để tránh lây nhiễm vi khuẩn Hp chéo trong gia đình.
- Tránh thói quen chọc ngoáy thức ăn bằng đũa của mình, hoặc làm đảo lộn thức ăn của trẻ nhỏ trong bữa cơm gia đình.
- Vật nuôi trong gia đình như chó mèo cũng được xác định là nguồn lây nhiễm vi trùng HP. Do vậy hãy có những biện pháp vệ sinh sạch sẽ cho vật nuôi trong gia đình.
- Hạn chế ăn các loại đồ ăn sống như rau sống, gỏi,…. Ngoài ra các loại thức ăn lên men như mắm ruốc, mắm tôm,.. cũng nên hạn chế ăn vì đa số loại thực phẩm này không được vệ sinh sạch sẽ và rất dễ gây các bệnh đường tiêu hóa trong đó có nhiễm khuẩn HP.
Hy vọng thông qua bài viết bạn đã có câu trả lời cụ thể vi khuẩn Hp có lây không, lây nhiễm qua đường nào cũng như biết cách phòng tránh lây nhiễm vi trùng Hp từ những việc làm đơn giản và thiết thực nhất.
Chúc bạn sức khỏe!
Dược sĩ Hoàng Văn Nam (biên tập)