Hiểu rõ về Hóa trị ung thư dạ dày

Mục lục [ Ẩn ]
Khi được chỉ định áp dụng phương pháp hóa trị ung thư dạ dày, không ít bệnh nhân cũng như người nhà bệnh nhân chưa hiểu rõ được mục đích, cách thực hiện, cũng như các lưu ý trong suốt quá trình hóa trị giúp giảm tác dụng phụ và điều trị ung thư. Cùng đọc bài viết để có góc nhìn tổng quan nhất:

1. Khái quát về hóa trị ung thư dạ dày

1.1. Hóa trị Ung thư dạ dày là gì?

Hoá trị ung thư dạ dày là phương pháp sử dụng các loại thuốc để tiêu diệt tế bào ung thư, các loại chất này khi đi vào trong máu sẽ làm phá vỡ sự hình thành của các tế bào ung thư dạ dày.

Các đường đưa thuốc trong phương pháp hóa trị Ung thư dạ dày có thể là: đường tiêm truyền, đường uống.

hóa trị ung thư dạ dày
Hóa trị ung thư dạ dày
hóa trị ung thư dạ dày

1.2. Bệnh nhân ung thư dạ dày khi nào được chỉ định hóa trị ung thư dạ dày và mục đích của hóa trị ?

Đối với ung thư dạ dày, phương pháp điều trị bằng hóa trị có thể được sử dụng trong một số trường hợp như sau:

Kết hợp trước khi phẫu thuật:

Việc đưa hóa chất trị liệu vào trong cơ thể người bệnh ung thư trước khi tiến hành phẫu thuật ung thư dạ dày nhằm làm cho các khối u nhỏ lại. Đặc biệt với các khối u quá lớn, bác sĩ có thể đưa ra phương pháp hóa trị để giúp thu nhỏ và làm chậm sự tăng trưởng của nó giúp bác sĩ phẫu thuật có thể loại bỏ dễ dàng.

Sử dụng hóa trị sau khi phẫu thuật giúp ngăn nguy cơ tái phát:

Sử dụng hóa trị sau phẫu thuật cũng có thể nhằm tiêu diệt những tế bào ung thư còn sót lại sau phẫu thuật, giúp giảm nguy cơ ung thư tái phát trở lại.

Sử dụng hóa trị giúp giảm và kiểm soát các triệu chứng trong giai đoạn ung thư dạ dày tiến triển và giai đoạn cuối:

Những trường hợp mắc ung thư dạ dày giai đoạn tiến triển bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp hóa trị để thu nhỏ khối u, làm nó chậm phát triển, giúp giảm nhẹ các triệu chứng bị ung thư dạ dày.

Còn với các bệnh nhân ung thư dạ dày ở giai đoạn cuối, việc sử dụng hóa trị sẽ giúp giảm nhẹ các triệu chứng, giảm đau đớn, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

1.3. Hóa trị ung thư dạ dày được thực hiện như thế nào?

Hóa trị ung thư dạ dày có thể thực hiện bằng cách tiêm, hoặc qua đường uống dạng viên.

Trước mỗi đợt hóa trị thì bệnh nhân sẽ cần phải kiểm tra các xét nghiệm máu để đảm bảo thể trạng tốt, không thiếu máu trước khi truyền hóa chất.

Các thuốc trị ung thư dạ dàysử dụng trong hóa trị thường dùng: Fluorouracil+ leucovorin. Carboplatin. Cisplatin. Docetaxel. Epirubicin. Irinotecan. Carboplatin. 

Xem xét tuỳ thuộc vào từng đối tượng bệnh nhân khác nhau mà chúng ta chọn phác đồ điều trị cho thích hợp.

Tác dụng phụ của hóa trị phụ thuộc nhiều vào từng người bệnh, liều dùng và loại thuốc sử dụng, tuy nhiên một số tác dụng phụ sau hóa trị người bệnh thường gặp là mệt mỏi, viêm nhiễm, nôn, buồn nôn, rụng tóc, chán ăn, tiêu chảy.... Những tác dụng phụ này thường kết thúc sau đợt hóa trị.

>>> Hệ thống các thuốc điều trị ung thư dạ dày

hóa trị ung thư dạ dày

1.4. Hóa trị Ung thư Dạ dày kéo dài trong bao lâu?

Tùy thuộc vào từng giai đoạn bệnh, mục đích của việc sử dụng hóa trị mà bác sĩ có thể chỉ định việc sử dụng hóa trị ung thư dạ dày diễn ra bao lâu.

Thông thường mỗi bệnh nhân có thể hóa trị 6-10 đợt tùy tình trạng bệnh, mỗi đợt cách nhau khoảng 1 tháng.

1.5. Hóa trị Ung thư Dạ Dày sống được bao lâu?

Thông thường với bệnh nhân mắc ung thư dạ dày thường không đo lường thời gian sống thêm sau khi điều trị bằng hóa trị mà thường đo lường thời gian sống của người bệnh sau mỗi ca phẫu thuật hoặc khi được điều trị tích cực bằng cách phối hợp các biện pháp.

Nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể sống thêm ít nhất 5 năm. Tuy nhiên đa phần các bệnh nhân phát hiện ở giai đoạn muộn của bệnh do đó khoảng 85% bệnh nhân tử vong trong vòng 5 năm đầu.

Thông thường nếu bệnh nhân chỉ điều trị bằng hóa trị mà không phối hợp với các phương pháp khác như phẫu thuật thì thời gian sống sẽ ít hơn so với bệnh nhân được tiến hành phẫu thuật.

1.6. Hóa trị có hết được Ung thư dạ dày không?

Với bất cứ một căn bệnh ung thư nào nói chung và ung thư dạ dày nói riêng, thì thật khó có thể khẳng định một phương pháp nào có thể điều trị chữa khỏi hoàn toàn.

Ngay cả trong trường hợp phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm, việc thực hiện phẫu thuật có thể giúp người bệnh chữa khỏi bệnh hoàn toàn, tuy nhiên sau điều trị người bệnh vẫn có thể rất dễ tái phát bệnh vì các lý do như:

  • Bản thân cơ thể đã có các tế bào dễ đột biến, cơ thể đã bị suy giảm miễn dịch trước đó.
  • Do quá trình điều trị chưa triệt để: Ví dụ tuy đã phẫu thuật cắt bỏ khối ung thư, nhưng có thể tế bào ung thư đã lây lan sang vị trí khác.
  • Do các nguyên nhân thứ phát: dù đã chữa khỏi ung thư, nhưng nếu người bệnh vẫn tiếp xúc với các yếu tố gây ung thư như khói bụi, hóa chất, tia xạ,… vẫn có khả năng tái phát lại bình thường.

Với việc sử dụng hóa trị điều trị ung thư dạ dày cũng vậy, thật khó để nói là chỉ cần sử dụng hóa trị có thể giúp bệnh nhân ung thư dạ dày hết ung thư.

Thông thường, các bệnh nhân ung thư dạ dày ít khi được sử dụng hóa trị đơn độc trong điều trị, trong khi đó phẫu thuật là phương pháp điều trị quan trọng và hiệu quả nhất. Khoảng 80% bệnh nhân ung thư dạ dày có chỉ định phẫu thuật.

hóa trị ung thư dạ dày

1.7. Hóa trị Ung thư dạ dày ở đâu là tốt nhất?

Khi được chỉ định xạ trị, hóa trị, hoặc kết hợp hóa – xạ trị, bệnh nhân có thể tiếp tục được điều trị tại nơi phẫu thuật trước đó. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể tham khảo địa chỉ hóa trị tại các cơ sở sau:

Khu vực Hồ Chí Minh:

  • BV Ung bướu TPHCM: 03 Nơ Trang Long, Phường 7, Quận Bình Thạnh, TPHCM
  • BV Chợ Rẫy TPHCM: Trung tâm ung bướu BV Chợ Rẫy - 201B Nguyễn Chí Thanh, Quận 5, TPHCM
  • BV Nhân dân 115 TPHCM: 527 Sư Vạn Hạnh, Phường 12, Quận 10, TPHCM

Khu vực Hà Nội:

  • Bệnh viện đại học Y Hà Nội: số 1 Tôn Thất Tùng, Phường Trung Tự, Quận Đống Đa, Hà Nội.
  • Bệnh viện Ung bướu Hà Nội: số 42A Thanh Nhàn, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
  • Bệnh viện Bạch Mai: số 78 Giải Phóng, Phường Phương Mai, Quận Đống Đa, Hà Nội
  • Bệnh viện K – Hà Nội (3 cơ sở)

Các bệnh viện này đều là các cơ sở điều trị ung thư uy tín nổi tiếng với trình độ bác sỹ cao, trang thiết bị hiện đại, các bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi tiến hành hóa trị ở những nơi này.

Bệnh viện Ung bướu thành phố Hồ Chí Minh là địa chỉ tin cậy
Bệnh viện Ung bướu thành phố Hồ Chí Minh là địa chỉ tin cậy

1.8. Chi phí hóa trị Ung thư dạ dày:

Tùy theo tình hình bệnh của từng bệnh nhân khác nhau mà số đợt hóa trị ung thư dạ dày sẽ khác nhau. Thông thường mỗi bệnh nhân có thể hóa trị 6-10 đợt tùy tình trạng bệnh, mỗi đợt cách nhau khoảng 1 tháng.

Có thể lấy ví dụ trường hợp hóa trị cho ung thư dạ dày giai đoạn II/III tại bệnh viện Ung bướu Tp. Hồ Chí Minh, cần trải qua 8 đợt hóa trị với chi phí cho mỗi đợt như sau:

  • Không có BHYT: sẽ phải trả khoảng 10 - 15 triệu đồng/ 1 đợt.
  • Có thẻ BHYT (trái tuyến): BHYT chi trả 40% tiền thuốc truyền tĩnh mạch, bệnh nhân phải chi trả: khoảng 7 - 11 triệu đồng/ 1 đợt.      
  • Có thẻ BHYT đúng tuyến và có giấy chuyển tuyến: BHYT chi trả 80% tiền thuốc điều trị, bệnh nhân phải chi trả khoảng 4 - 5 triệu đồng/ 1 đợt.

Như vậy, có thể thấy chi phí cho việc điều trị ung thư bằng phương pháp hóa trị là vô cùng tốn kém. Đó là gánh nặng không chỉ của người bệnh mà là cả gia đình bệnh nhân. Chính vì thế, bệnh nhân nên tham gia dịch vụ y tế để giảm thiểu chi phí và nâng cao hiệu quả điều trị.

hóa trị ung thư dạ dày

2. Các tác phụ của hóa trị Ung thư dạ dày

Thuốc sử dụng trong hóa trị tấn công các tế bào đang phân chia nhanh chóng, đó là lý do tại sao chúng hoạt động chống lại các tế bào ung thư. Nhưng các tế bào khác trong cơ thể, chẳng hạn như các tế bào trong tủy xương (nơi tạo ra các tế bào máu mới), niêm mạc miệng và ruột và nang lông cũng phân chia nhanh chóng. Những tế bào này cũng có thể bị ảnh hưởng bởi hóa trị, có thể dẫn đến tác dụng phụ.

Tác dụng phụ phụ thuộc vào loại thuốc, số lượng dùng và thời gian điều trị. Tác dụng phụ ngắn hạn phổ biến đối với hầu hết các loại thuốc hóa trị có thể bao gồm:

  • Buồn nôn và ói mửa
  • Ăn mất ngon, chán ăn
  • Rụng tóc
  • Bệnh tiêu chảy, táo bón
  • Loét miệng
  • Tăng khả năng nhiễm trùng (do thiếu tế bào bạch cầu)
  • Chảy máu hoặc bầm tím sau những vết cắt nhỏ hoặc chấn thương (do thiếu tiểu cầu)
  • Mệt mỏi và khó thở (do thiếu tế bào hồng cầu)
Rụng tóc là tác dụng phụ hay gặp của hóa trị
Rụng tóc là tác dụng phụ hay gặp của hóa trị

Những tác dụng phụ này thường là ngắn hạn và biến mất sau khi điều trị kết thúc. Ví dụ, tóc thường sẽ mọc lại sau khi kết thúc điều trị, bạn có thể được dùng thuốc để ngăn ngừa hoặc giảm buồn nôn và nôn.

Một số loại thuốc hóa trị có tác dụng phụ cụ thể: 

Bệnh lý thần kinh: Cisplatin, oxaliplatin, docetaxel và paclitaxel có thể gây tổn thương dây thần kinh bên ngoài não và tủy sống. Điều này đôi khi có thể dẫn đến các triệu chứng (chủ yếu ở tay và chân) như đau, nóng rát hoặc cảm giác ngứa ran, nhạy cảm với lạnh hoặc nóng hoặc yếu.

Trong hầu hết các trường hợp, điều này biến mất sau khi ngừng điều trị, nhưng nó có thể kéo dài ở một số bệnh nhân.

Oxaliplatin cũng có thể ảnh hưởng đến các dây thần kinh trong cổ họng, khiến cơn đau họng trở nên tồi tệ hơn khi cố gắng ăn hoặc uống chất lỏng hoặc thực phẩm lạnh. Cơn đau này có thể dẫn đến khó nuốt hoặc thậm chí khó thở, và có thể kéo dài vài ngày sau khi điều trị.

Tổn thương tim: Doxorubicin, epirubicin và một số loại thuốc khác có thể gây tổn thương tim vĩnh viễn nếu sử dụng trong thời gian dài hoặc ở liều cao.

Vì lý do này, các bác sĩ kiểm soát cẩn thận liều lượng và sử dụng các xét nghiệm tim như siêu âm tim hoặc quét MUGA để theo dõi chức năng tim. Điều trị bằng các thuốc này được dừng lại ở dấu hiệu tổn thương tim đầu tiên.

Hội chứng chân tay: có thể xảy ra trong quá trình điều trị bằng capecitabine hoặc 5-FU (khi được tiêm truyền).

Điều này bắt đầu như đỏ ở tay và chân, sau đó có thể tiến triển thành đau và nhạy cảm ở lòng bàn tay và lòng bàn chân. Nếu nó trở nên tồi tệ hơn, phồng rộp hoặc bong tróc da có thể xảy ra, đôi khi dẫn đến vết loét mở, đau đớn.

Những triệu chứng này dần dần trở nên tốt hơn khi ngừng thuốc hoặc giảm liều. Cách tốt nhất để ngăn ngừa hội chứng chân tay nghiêm trọng là nói với bác sĩ khi các triệu chứng sớm xuất hiện, để có thể thay đổi liều thuốc.

hóa trị ung thư dạ dày

3. Các biện pháp để giảm tác dụng phụ của hóa trị ung thư dạ dày

Nói đến hóa trị ung thư, nhiều bệnh nhân sẽ nghĩ ngay đến sự đau đớn, gầy guộc và rụng tóc gây nên sự lo lắng, bất an, sợ hãi. Tuy nhiên có rất nhiều bệnh nhân lại có thể vượt qua được những tác dụng phụ này bằng cách:

  • Chuẩn bị cho mình những kiến thức và tham khảo từ những người bệnh đã từng được thực hiện hóa trị trước đó.
  • Đồng thời để đảm bảo cho thể trạng cơ thể có thể chịu được và các đợt hóa trị; cũng như biết cách khắc phục các tác dụng phụ, người bệnh cần cần chú ý chế độ sinh hoạt, ngủ nghỉ, tập luyện để đảm bảo cơ thể ở trạng thái tốt nhất.

Dưới đây là một số lời khuyên giảm một số tác dụng phụ điển hình của hóa trị ung thư dạ dày như:

+ Chán ăn: hóa chất được truyền vào cơ thể khiến cho người bệnh bị mệt mỏi, không có cảm giác ngon miệng vì luôn ngửi thấy mùi thuốc trên cơ thể.

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng, bệnh nhân ung thư dạ dày sau hóa trị nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày thành 6 – 8 bữa ăn nhỏ; không cho bệnh nhân ăn những món lặp đi lặp lại; lên sẵn thực đơn dinh dưỡng mỗi ngày; ưu tiên sử dụng hoa quả tươi,…

Chia nhỏ bữa ăn giúp bệnh nhân ung thư dạ dày dễ tiêu hóa hơn
Chia nhỏ bữa ăn giúp bệnh nhân ung thư dạ dày dễ tiêu hóa hơn

+ Buồn nôn: bệnh nhân ung thư dạ dày sau hóa trị nên súc miệng trước khi ăn, khi buồn nôn bạn có thể kẹo gừng, uống nước chanh ấm nóng, nhâm nhi các loại đồ uống, nước ép hoa quả, giữ tinh thần thoải mái, tránh ăn thực phẩm chiên xào, nhiều dầu mỡ.

+ Táo bón: táo bón cũng là nỗi ám ảnh kinh hoàng của các bệnh nhân ung thư dạ dày sau hóa trị. Do lượng nước thiếu hụt trong thời gian dài, ăn uống kém sẽ làm cho cơ thể bị táo bón.

Để khắc phục tình trạng này, chúng ta nên uống 1 cốc nước ấm trước khi đi vệ sinh, khoai lang, rau củ, uống nhiều nước, tránh thực phẩm cay, nóng, chiên xào, ăn chế độ ăn nhiều chất xơ (lượng xơ khuyến cáo là 25-35g cho 1 người/ngày) và uống từ 8-10 ly nước mỗi ngày; nên đi bộ và vận động thường xuyên.

>>> Hiểu cặn kẽ về Xạ trị Ung thư Dạ dày

Ngoài ra người bệnh trong suốt quá trình điều trị ung thư dạ dày, người bệnh nên bổ sung hoạt chất fucoidan hỗ trợ điều trị ung thư. Hoạt chất Fucoidan chiết xuất từ nguồn tảo nâu từ đại dương, là hoạt chất chống ung thư cực mạnh.

Theo tài liệu của Tiến sĩ Daisuke Tachikawa, Viện phó bệnh viện Matsuzaki Memorial (Thành phố Ogori, Quận Fukuoka, Kushu, Nhật Bản) chức năng hỗ trợ điều trị bệnh ung thư của Fucoidan hoạt động như sau:

  • Kích thích tế bào ung thư tự chết theo chương trình Apoptosis.
  • Ức chế sự hình thành mạch máu mới, nhờ vậy cắt bỏ nguồn cung cấp chất dinh dưỡng nuôi sống tế bào ung thư.
  • Tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch, chống hình thành khối u, chống oxi hóa, giúp ngăn ngừa sự tấn công của ô xi hoạt tính.
  • Đặc biệt, khi phối hợp với hóa – xạ trị, giúp người bệnh giảm nhẹ được độc tính, các tác dụng phụ, gia tăng hiệu quả phác đồ điều trị ung thư.

King Fucoidan & Agaricus là thực phẩm bảo vệ sức khỏe được bào chế từ fucoidan 100% tảo nâu Mozuku và bột nghiền nấm Agaricus giàu vitamin, hoạt chất beta-glucan.

king fucoidan
Sản phẩm King Fucoidan & Agaricus hộp màu xanh loại 120 viên

Mời bạn xem những chia sẻ trực tiếp của bác Tuấn Anh - Kinh nghiệm sống chung với ung thư của bênh nhân may mắn sống xót sau 2 lần nhận án tử ung thư qua clip dưới đây:

Để mua sản phẩm Fucoidan chính hãng bác Tuấn Anh đã sử dụng, mời bạn truy cập ĐIỂM BÁN chính hãng sản phẩm tại các nhà thuốc gần nhà nhất.

Hoặc gọi tới tổng đài 18000069 (miễn cước), để được hướng dẫn cụ thể.

Với các khách hàng khu vực miền Nam liên hệ tổng đài miền Nam 02839316468 được tư vấn và mua hàng trực tiếp từ nhà nhập khẩu chính thức sản phẩm.

Việc nắm vững những thông tin về phương pháp hóa trị ung thư dạ dày sẽ giúp người bệnh biết cách hạn chế các tác dụng phụ một cách tốt nhất. Nếu còn bất cứ thắc mắc liên quan đến hóa trị ung thư dạ dày, mời bạn gọi điện tới tổng đài miễn cước 18000069 để được chuyên gia tư vấn miễn phí.

Dược sĩ: Nguyễn Bích Ngọc

Lưu ý sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Không nên sử dụng Fucoidan đơn độc mà bỏ qua các phương pháp hóa – xạ trị hay phẫu thuật bác sĩ đã chỉ định. 

Xếp hạng: 5 (2 bình chọn)

Kinh nghiệm điều trị bệnh ung thư