1. Phẫu thuật cắt dạ dày là gì?
Cắt dạ dày là phẫu thuật cắt bỏ đi một phần hoặc toàn bộ dạ dày. Có hai loại phẫu thuật cắt dạ dày:
- Cắt bán phần dạ dày
- Cắt dạ dày toàn bộ

2. Khi nào nên cắt dạ dày?
Như vậy, chúng ta sẽ có chỉ định cắt dạ dày trong những trường hợp sau:
Ung thư dạ dày
Cắt dạ dày là một trong những phương pháp hiệu quả nhất để điều trị giúp chữa khỏi ung thư dạ dày, hay chí ít thì cũng làm chậm tiến triển bệnh.
Trong hầu hết các trường hợp ung thư dạ dày, khối u to thường không điều trị đơn độc bằng các phương pháp không phẫu thuật như hóa hay xạ trị (mặc dù đôi khi các phương pháp này giúp phẫu thuật hiệu quả hơn) mà thường kết hợp nhiều phương pháp. Do đó, việc lấy đi một phần hoặc toàn bộ dạ dày, ngăn chặn tế bào ung thư lan ra các phần khác của cơ thể là cần thiết.
Tùy vị trí khối u thấp hay cao mà phẫu thuật viên sẽ quyết định cắt đi một phần hay toàn bộ dạ dày.
Trong một vài trường hợp u lành cũng có chỉ định cắt bỏ nếu nó nằm ở những vị trí dễ gây ung thư, hoặc có nguy cơ cao dẫn đến ung thư.

Ung thư thực quản
Nếu ung thư thực quản lan xuống phía dạ dày thì bắt buộc phải cắt dạ dày, thậm chí nạo vét cả những hạch xung quanh đó.

Loét dạ dày
Trước đây, cắt dạ dày thường được dùng để điều trị loét dạ dày. Tuy nhiên,hiện nay các thuốc điều trị loét, như thuốc ức chế bơm proton đã phát triển nhiều và trở thành phương pháp điều trị hiệu quả, ít xâm lấn.
Cắt dạ dày chỉ còn được chỉ định trong các trường hợp hiếm hoi không đáp ứng thuốc hoặc ở những vị trí có nguy cơ cao gây ung thư. Có nhiều loại phẫu thuật cắt dạ dày khác nhau. Để điều trị bệnh loét dạ dày-tá tràng người ta thường tiến hành cắt dạ dày bán phần, nghĩa là lấy bỏ đi 2/3 dạ dày ở phần dưới, cùng với môn vị.
Thủng dạ dày
Thủng có thể do loét hoặc ung thư, và cắt dạ dày là một lựa chọn tùy theo tình trạng của bệnh nhân… Đây là một trường hợp cấp cứu nếu không khâu được lỗ thủng thì sẽ phải tiến hành cắt dạ dày.
Béo phì
Một dạng phẫu thuật cắt dạ dày là phẫu thuật cắt dạ dày tạo hình dạ dày có thể dùng để trị béo phì nặng. Loại phẫu thuật này nhằm làm nhỏ lại thể tích của dạ dày, bệnh nhân không thể ăn được nhiều và giảm diện tích hấp thụ thức ăn dẫn đến sẽ giảm được cân.
Loại phẫu thuật này được chỉ định khi bệnh nhân quá béo, không thể áp dụng các loại phẫu thuật khác như thắt dây thun dạ dày hay nối tắt dạ dày-ruột và không đáp ứng với các cách thay đổi chế độ ăn, chế độ luyện tập và sinh hoạt hoặc dùng thuốc.


3. Chăm sóc bệnh nhân sau mổ cắt dạ dày
Tùy thuộc vào mục đích phẫu thuật cắt dạ dày, người bệnh sẽ có các kế hoạch chăm sóc sau mổ khác nhau
Đối với bệnh nhân điều trị ung thư
Bệnh nhân ung thư dạ dày sau phẫu thuật cần có chế độ chăm sóc đặc biệt về:
- Chế độ dinh dưỡng
- Chế độ nghỉ ngơi
- Theo dõi các biến chứng
- Sử dụng các sản phẩm hỗ trợ điều trị và phòng tái phát ung thư dạ dày sau phẫu thuật
Trong các trường hợp khác
Trong một số trường hợp khác được chỉ định cắt dạ dày khác người bệnh cần nắm vững các lưu ý quan trọng sau:
Lưu ý quan trọng ngay sau mổ
Khi cắt dạ dày bệnh nhân được đặt thông mũi dạ dày, là một ống nhỏ đi từ mũi xuống tới dạ dày hoặc ruột non nhằm dẫn lưu dịch dạ dày ra ngoài đều đặn và giảm áp lực trong dạ dày tránh rách, bục vết mổ.
Những ngày đầu sau phẫu thuật do chưa có nhu động ruột nên người bệnh được nuôi dưỡng bằng dịch truyền cho đến khi ăn uống lại được bình thường.
Bệnh nhân cần dùng thuốc giảm đau vài ngày, và nếu bệnh nhân thấy giảm đau không hiệu quả thì có thể thông báo để được dùng loại thuốc khác.
Thường thì sau khi cắt dạ dày 1-2 tuần nếu tình trạng bệnh nhân ổn định có thể xuất viện.

Chế độ dinh dưỡng sau cắt dạ dày
Thời gian đầu sau phẫu thuật, bệnh nhân nên ăn các loại thức ăn lỏng dễ tiêu hóa. Và thay đổi chế độ ăn nhẹ nhàng hơn, bạn nên ghi chép lại những thức ăn khiến bạn thấy thoải mái dễ chịu hơn.
Hầu như chắc chắn là bạn phải ăn nhiều bữa nhỏ trong thời gian dài sau mổ. Tuy nhiên theo thời gian, phần còn lại của dạ dày hoặc ruột non sẽ giãn ra và bạn có thể ăn ít bữa hơn, mỗi bữa ăn nhiều hơn.
Bệnh nhân nên tránh ăn thức ăn nhiều sợi ngày sau mổ vì nó làm đầy bụng. Dần dần thì bạn sẽ ăn được loại này nhiều hơn. Ngoài ra, không được sử dụng bia rượu, thuốc lá và một số chất kích thích khác có hại cho dạ dày.
Vì dạ dày có vai trò chính trong hấp thu các Vitamin như B12, C và D, vậy nên sau mổ cắt dạ dày bạn nên ăn đồ ăn có nhiều calci, sắt, vitamin C và D như các loại rau sậm màu, các loại hải sản...
Chế độ sinh hoạt, vận động, nghỉ ngơi
Cần tránh hoạt động quá mức, tuy nhiên nên vận động sớm một cách nhẹ nhàng để ruột sớm có nhu động và tránh dính. Các bài tập vận động sớm như cử động tay chân tại giường, đi bộ nhẹ nhàng quanh giường, dần dần đi xa hơn, tránh các động tác làm tăng áp lực ổ bụng như ho, rặn mạnh hay ngồi xổm khi đi vệ sinh.
Hy vọng với những thông tin hữu ích và khách quan bên trên có thể phần nào giúp bạn giải tỏa những câu hỏi xoay quanh vấn đề cắt mổ dạ dày cũng như cách chăm sóc bệnh nhân sau cắt mổ. Để có thêm những tư vấn chi tiết và cụ thể, mời bạn gọi điện đến hotline miễn cước 18000069 để gặp chuyên gia tư vấn miễn phí.
Dược sĩ: Nguyễn Bích Ngọc