Hiểu rõ về Nguyên nhân Ung thư Gan để Phòng ngừa từ sớm hiệu quả

Mục lục [ Ẩn ]
Nguyên nhân gây ung thư gan là do đâu? Có biện pháp nào giúp phòng ngừa mắc mới ung thư gan từ sớm. Nắm vững nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ gây ung thư gan là chìa khóa giúp bạn bảo vệ sức khỏe, phòng ngừa mắc ung thư gan hiệu quả nhất.
Tìm hiểu về nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ gây ra Ung thư Gan
Tìm hiểu về nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ gây ra Ung thư Gan

1. Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ gây ung thư gan

1.1. Nguyên nhân Ung thư Gan

Hiện tại, ung thư gan vẫn chưa xác định được nguyên nhân cụ thể do đâu, chính xác tác động như thế nào  có thể khiến các tế bào gan bình thường trở thành tế bào ung thư chỉ đang được lý giải một phần.

Ung thư gan phát triển khi một tế bào DNA bị phá hủy. DNA được coi là nguyên liệu trong mỗi tế bào của cơ thể tạo nên gen (có vai trò điều khiển cách thức tế bào hoạt động). Một số gen có chức năng hướng dẫn kiểm soát khi các tế bào phát triển, phân chia thành các tế bào mới hoặc chết.

Một số gen phát tín hiệu điều khiển các tế bào phát triển và phân chia bất thường mất kiểm được gọi là gen đột biến gây ung thư (oncogenes). Các gen làm chậm quá trình phân chia tế bào hoặc khiến tế bào chết đúng lúc được gọi là gen ức chế khối u.

Cấu trúc tự nhiên của ADN bị lỗi hỏng cũng có thể là nguyên nhân Ung thư Gan
Cấu trúc tự nhiên của ADN bị lỗi hỏng cũng có thể là nguyên nhân Ung thư Gan


Ung thư có thể được gây ra bởi những thay đổi DNA bật oncogenes hoặc tắt gen ức chế khối u.

Một số hóa chất gây ung thư gan như aflatoxin, được biết là phá hỏng DNA trong các tế bào gan. Ví dụ, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng aflatoxin có thể làm hỏng gen ức chế khối u TP53, thường hoạt động để ngăn chặn các tế bào phát triển quá nhiều. Tổn thương gen TP53 có thể dẫn đến tăng sự phát triển của các tế bào bất thường và hình thành ung thư.

Nhiễm các tế bào gan với virus viêm gan cũng có thể làm hỏng DNA. Những virus này có DNA riêng, chúng phát động tín hiệu lây nhiễm tế bào và tạo ra nhiều virus hơn. Ở một số bệnh nhân, DNA virus này có thể tự chèn vào DNA của tế bào gan, nơi nó có thể ảnh hưởng đến gen của tế bào. 

Ung thư gan rõ ràng có thể nhiều nguyên nhân khác nhau, và chắc chắn có nhiều gen khác nhau liên quan đến sự phát triển của nó.

sdc

1.2. Các yếu tố nguy cơ gây ra ung thư gan

Các chuyên gia y tế cũng đã đưa ra được một số yếu tố nguy cơ chính được coi là khởi nguồn của bệnh. Có một yếu tố rủi ro, hoặc thậm chí một số yếu tố rủi ro, không có nghĩa là bạn sẽ mắc bệnh. Và một số người mắc bệnh có thể có ít hoặc không có yếu tố nguy cơ được biết đến.

nguyên nhân ung thư gan
Chưa xác định được chính xác nguyên nhân ung thư gan, nhưng ung thư gan có mối quan hệ chặt chẽ với nhiều yếu tố nguy cơ

Ung thư Gan nguyên phát có mối liên hệ chặt chẽ với các yếu tố nguy cơ sau:

Giới tính: Ung thư biểu mô tế bào gan phổ biến hơn ở nam nhiều hơn nữ.

Chủng tộc/dân tộc:

Tại Hoa Kỳ, người Mỹ gốc Á và người dân đảo Thái Bình Dương có tỷ lệ mắc ung thư gan cao nhất, tiếp theo là người Mỹ gốc Ấn / thổ dân Alaska và người gốc Tây Ban Nha / người Latin, người Mỹ gốc Phi và người da trắng.

Viêm gan siêu vi mãn tính (Hep-B hoặc Hep-C):

Trên toàn thế giới, yếu tố nguy cơ phổ biến nhất của ung thư gan là nhiễm trùng mãn tính (lâu dài) do virus viêm gan B (HBV) hoặc virus viêm gan C (HCV). Những bệnh nhiễm trùng này dẫn đến xơ gan và ung thư gan.

Tại Hoa Kỳ, nhiễm viêm gan C là nguyên nhân phổ biến hơn gây ung thư gan, trong khi ở châu Á và các nước đang phát triển thì viêm gan B phổ biến hơn. Những người bị nhiễm cả hai loại virus này có nguy cơ cao mắc bệnh viêm gan mạn tính, xơ gan và ung thư gan. Nguy cơ thậm chí còn cao hơn nếu họ là những người nghiện rượu nặng (ít nhất 6 ly tiêu chuẩn mỗi ngày).

HBV và HCV có thể lây lan từ người sang người thông qua việc dùng chung kim tiêm nhiễm độc (như sử dụng ma túy), quan hệ tình dục không được bảo vệ hoặc sinh con. Chúng cũng có thể được truyền qua máu. Ở các nước đang phát triển, trẻ em đôi khi bị nhiễm viêm gan B do tiếp xúc kéo dài với các thành viên gia đình bị nhiễm bệnh.

HBV có nhiều khả năng gây ra các triệu chứng, chẳng hạn như bệnh giống cúm và vàng mắt và vàng da. Nhưng hầu hết mọi người phục hồi hoàn toàn sau khi nhiễm HBV trong vòng vài tháng. Chỉ có một tỷ lệ rất nhỏ người trưởng thành trở thành người mang mầm bệnh mãn tính (và có nguy cơ mắc ung thư gan cao hơn). 

Hình ảnh mô tả cấu trúc HBV
Hình ảnh mô tả cấu trúc HBV

HCV ít có khả năng gây ra các triệu chứng. Nhưng hầu hết những người bị HCV đều bị nhiễm trùng mãn tính, dẫn đến tổn thương gan hoặc thậm chí là ung thư.

Các loại virus khác, chẳng hạn như virus viêm gan A và virus viêm gan E cũng có thể gây viêm gan. Nhưng những người bị nhiễm các loại virus này không bị viêm gan mạn tính hoặc xơ gan và không tăng nguy cơ ung thư gan.

Xơ gan

Xơ gan là một bệnh trong đó các tế bào gan bị tổn thương và được thay thế bằng mô sẹo. Những người bị xơ gan có nguy cơ ung thư gan tăng cao. Hầu hết (nhưng không phải tất cả) những người bị ung thư gan đều đã bị bệnh xơ gan.

Có một số nguyên nhân có thể gây xơ gan. Hầu hết các trường hợp ở Hoa Kỳ xảy ra ở những người lạm dụng rượu hoặc bị nhiễm HBV hoặc HCV mạn tính.

Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu:
Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu, một tình trạng mà những người tiêu thụ ít hoặc không uống rượu bị gan nhiễm mỡ, thường gặp ở những người béo phì. Những người mắc loại bệnh này có thể tiếp tục phát triển bệnh xơ gan.

sdc

Xơ gan ứ mật nguyên phát (Primary biliary cirrhosis hay PBC):
Một số loại bệnh tự miễn ảnh hưởng đến gan cũng có thể gây ra bệnh xơ gan. Trong PBC, các ống mật trong gan bị tổn thương và thậm chí bị phá hủy có thể dẫn đến xơ gan. Những người mắc PBC tiên triển có nguy cơ mắc ung thư gan cao.

Bệnh chuyển hóa:

Một số bệnh chuyển hóa di truyền có thể dẫn đến xơ gan.

Những người mắc bệnh hemochromatosis di truyền hấp thụ quá nhiều chất sắt từ thức ăn của họ. Chất sắt lắng đọng trong các mô trên khắp cơ thể, bao gồm cả gan. Nếu chất sắt tích tụ với lượng lớn trong gan, nó có thể dẫn đến xơ gan và ung thư gan.

Sử dụng rượu nặng:
Lạm dụng rượu là nguyên nhân hàng đầu gây xơ gan ở Hoa Kỳ, do đó có liên quan đến việc tăng nguy cơ ung thư gan.

Béo phì:
Béo phì (rất thừa cân) làm tăng nguy cơ phát triển ung thư gan. Điều này có lẽ là do nó có thể dẫn đến bệnh gan nhiễm mỡ và xơ gan.

Béo phì làm tăng nguy cơ gây ung thư gan
Béo phì làm tăng nguy cơ gây ung thư gan

Bệnh tiểu đường loại 2:
Bệnh tiểu đường loại 2 có liên quan đến việc tăng nguy cơ ung thư gan, thường ở những bệnh nhân cũng có các yếu tố nguy cơ khác như sử dụng rượu nặng hoặc viêm gan siêu vi mãn tính. Nguy cơ này có thể tăng lên vì những người mắc bệnh tiểu đường loại 2 có xu hướng thừa cân hoặc béo phì, do đó có thể gây ra các vấn đề về gan.

Aflatoxin:
Là chất gây ung thư này được tạo ra bởi một loại nấm làm mốc đậu phộng, lúa mì, đậu nành, hạt lạc, ngô và gạo. Bảo quản trong môi trường ẩm ướt, ấm áp có thể dẫn đến sự phát triển của loại nấm này.

Mặc dù điều này có thể xảy ra phổ biến hơn ở các nước nhiệt đới và ấm hơn. Các quốc gia phát triển như Hoa Kỳ và những nước ở Châu Âu quy định hàm lượng aflatoxin trong thực phẩm thông qua thử nghiệm.

Tiếp xúc lâu dài với chất này là một yếu tố nguy cơ chính gây ung thư gan. Nguy cơ thậm chí còn tăng cao hơn ở những người bị nhiễm viêm gan B hoặc C.

Aflatoxin là chất rất độc làm tăng nguy cơ ung thư
Aflatoxin là chất rất độc làm tăng nguy cơ ung thư 

Vinyl clorua và thori dioxide (Thorotrast):
Tiếp xúc với các hóa chất này làm tăng nguy cơ ung thư gan. Nó cũng làm tăng nguy cơ phát triển ung thư đường mật và ung thư tế bào gan.

Vinyl clorua là một hóa chất được sử dụng trong sản xuất một số loại nhựa. Thorotrast là một hóa chất mà trước đây đã được tiêm vào một số bệnh nhân như là một phần của các xét nghiệm x-quang nhất định.

Khi các đặc tính gây ung thư của các hóa chất này được xác nhận, cần có các biện pháp để dừng sử dụng chúng hoặc giảm thiểu tiếp xúc với chúng. 

Anabolic steroids:
Anabolic steroids là nội tiết tố nam được một số vận động viên sử dụng để tăng sức mạnh và khối lượng cơ bắp. Sử dụng Anabolic steroids lâu dài có thể làm tăng nhẹ nguy cơ ung thư tế bào gan. Các steroid khác là dẫn xuất của Cortisone như hydrocortison, prednison và dexamethasone không có nguy cơ tương tự.

Asen
Uống nước bị nhiễm asen tự nhiên, chẳng hạn như từ một số giếng, trong một thời gian dài làm tăng nguy cơ mắc một số loại ung thư gan. Điều này phổ biến hơn ở các vùng của Đông Á.

Nhiễm ký sinh trùng:
Nhiễm ký sinh trùng gây bệnh sán  có thể gây tổn thương gan và có liên quan đến ung thư gan. Ký sinh trùng này không được tìm thấy ở Mỹ, nhưng nhiễm trùng có thể xảy ra ở châu Á, châu Phi và Nam Mỹ.

Sử dụng thuốc lá:
Hút thuốc làm tăng nguy cơ ung thư gan và có rủi ro cao hơn những người không bao giờ hút thuốc.

Các yếu tố ảnh hưởng không rõ ràng đến nguy cơ ung thư gan:
Thuốc tránh thai:

Các loại thuốc tránh thai hiện nay sử dụng các loại estrogen khác nhau, liều estrogen khác nhau và có sự kết hợp khác nhau của estrogen với các hormone khác. 
Trong một số ít trường hợp, thuốc tránh thai có thể gây ra các khối u lành tính được gọi là u gan. Nhưng người ta không biết liệu chúng có làm tăng nguy cơ ung thư tế bào gan hay không.

sdc

3. Hoàn toàn có thể phòng ngừa mắc mới ung thư gan

Ung thư gan là căn bệnh ác tính, khó phát hiện ở giai đoạn đầu, tiên lượng sống thấp, ngay cả khi được điều trị thành công thì tỷ lệ tái phát sau điều trị vẫn rất cao. Chính vì vậy việc nâng cao ý thức phòng ngừa, tầm soát ung thư gan là vô cùng cần thiết.

Các yếu tố nguy cơ nguy cơ gây ung thư gan, bạn hoàn toàn có thể kiểm soát thay đổi lối sống, nâng cao sức đề kháng phòng ngừa mắc mới ung thư gan như sau:

Phòng tránh và điều trị nhiễm trùng viêm gan:

Trên toàn thế giới, yếu tố nguy cơ đáng kể nhất đối với ung thư gan là nhiễm trùng mạn tính với virus viêm gan B (HBV) và virus viêm gan C (HCV). Những virus này có thể lây từ người sang người thông qua việc dùng chung kim tiêm và qua quan hệ tình dục không an toàn, vì vậy một số bệnh ung thư có thể được ngăn chặn bằng cách không dùng chung kim tiêm và sử dụng các biện pháp tình dục an toàn hơn (như sử dụng bao cao su thường xuyên) .

Một loại vắc-xin giúp ngăn ngừa nhiễm HBV đã được phát minh từ đầu những năm 1980. Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) khuyến nghị tất cả trẻ em cũng như người lớn có nguy cơ nên tiêm vắc xin này để giảm nguy cơ mắc bệnh viêm gan và ung thư gan.

Nên tiêm chủng vắc xin ngừa viêm gan B theo quy định của Bộ Y tế
Nên tiêm chủng vắc xin ngừa viêm gan B theo quy định của Bộ Y tế

Không có vắc xin cho HCV. Ngăn ngừa nhiễm HCV, cũng như nhiễm HBV ở những người chưa được tiêm chủng ngừa, dựa trên sự hiểu biết về nguyên nhân lây nhiễm 2 loại virus này.

Truyền máu cũng từng là một nguồn lây nhiễm viêm gan chính. Nhưng vì các ngân hàng máu ở Hoa Kỳ đã xét nghiệm máu để tìm kiếm các loại virus này trước khi lấy máu nên nguy cơ bị nhiễm viêm gan do truyền máu là cực kỳ thấp.

Những người có nguy cơ cao mắc HBV hoặc HCV nên được kiểm tra định kỳ để họ có thể được theo dõi bệnh gan và điều trị nếu cần.

Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), nguy cơ bị viêm gan B tăng cao nếu bạn:

  • Quan hệ tình dục với người bị nhiễm bệnh
  • Có nhiều bạn tình
  • Có bệnh lây truyền qua đường tình dục
  • Là một người đàn ông có quan hệ tình dục với những người đàn ông khác
  • Dùng chung bơm kim tiêm
  • Sống với người bị HBV mạn tính
  • Du lịch đến những quốc gia có nhiều người mắc bệnh HBV
  • Chạy thận nhân tạo lâu dài
  • Trẻ sinh ra từ người mẹ bị nhiễm HBV cũng có nguy cơ bị nhiễm bệnh.

Do vậy, bạn cần hiểu rõ về các nguồn lây nhiễm này để hạn chế nguy cơ mắc bệnh.

sdc

Thay đổi thói quen ăn uống:

Thói quen sinh hoạt “vô tội vạ” không khoa học chính là lý do mà các chất độc hại xâm nhập vào trong cơ thể, khiến cho gan hư tổn và làm tăng cao nguy cơ mắc viêm gan siêu vi, xơ gan và cuối cùng là dẫn đến ung thư gan.

Chính vì thế bạn cần chủ động thay đổi một vài thói quen, thiết lập 1 chế độ sinh hoạt, lối sống lành mạnh hơn để giảm thiểu tối đa nguy cơ các bệnh về gan. Cụ thể:

  • Quản lý việc uống rượu bia hợp lý. Đồng nghĩa với việc không nên quá lạm dụng rượu bia trong cuộc sống thường ngày.
  • Sử dụng thực phẩm tươi sạch, tránh xa những chất gây ung thư như thực phẩm đã mốc, hạn chế ăn các đồ ăn nhiều dầu mỡ, thực phẩm chứa màu hỗn hơp, không ăn dậu động thực vật đã biến chất. Nên nấu nướng các thực phẩm sạch tại nhà, hạn chế ăn uống bên ngoài.
sử dụng thực phẩm tươi sạch phòng ngừa ung thư gan
Sử dụng thực phẩm tươi sạch phòng ngừa ung thư gan như ăn nhiều rau xanh, hoa quả,...

Cẩn thận các loại thuốc có hại cho gan

Tốt nhất người bệnh nên hỏi trực tiếp bác sĩ trước khi dùng một loại thuộc nào đó có thể gây độc cho gan. Ngoài ra cần tránh trộn lẫn rượu với thuốc acetaminophen (tylenol…), bởi sự phối hợp hai thứ này có thể gây tổn thương gan.

Cải thiện môi trường sống, hạn chế tiếp xúc với hóa chất gây ung thư

Gan phải lọc mọi chất mà bạn nuốt, hít vào hoặc bôi trên da.

Thay đổi cách bảo quản một số loại ngũ cốc được dự trữ ở các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới có thể làm giảm tiếp xúc với các chất gây ung thư như aflatoxin. Nhiều nước phát triển đã có quy định để ngăn chặn và giám sát ô nhiễm ngũ cốc.

Hầu hết các nước phát triển cũng có các quy định để bảo vệ người tiêu dùng và người lao động khỏi một số hóa chất được biết là gây ung thư gan. Ví dụ, Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (EPA) giới hạn mức arsenic cho phép trong nước uống ở. Nhưng đây có thể là vấn đề nan giải ở các khu vực trên thế giới khi mà asen thường được tìm thấy nước uống.
 

Tăng cường hệ miễn dịch khỏe mạnh, điều trị các bệnh làm tăng nguy cơ ung thư gan

Hệ miễn dịch hoàn thiện khỏe mạnh cũng đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc phát hiện đồng thời tiêu diệt các tác nhân gây bệnh khi chúng xâm nhập vào cơ thể, từ đó, giảm bớt các nguy cơ mắc bệnh cho gan. Vì thế bạn cần:

  • Tiến hành kiểm tra sức khỏe định kỳ đều đặn: một số bệnh di truyền có thể gây ra bệnh xơ gan, làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư gan. Phát hiện và điều trị những căn bệnh này sớm trong đời có thể làm giảm nguy cơ này. Ví dụ, tất cả trẻ em trong các gia đình mắc bệnh hemochromatosis nên được sàng lọc bệnh và điều trị nếu có. 
  • Tăng cường hệ miễn dịch đồng thời bảo vệ tế bào gan khỏi các tác nhân gây hại để giúp ngăn ngừa các bệnh về gan hiệu quả bằng việc thường xuyên vận động thể chất bằng các bài tập thể dục thể thao; sử dụng các thực phẩm bảo vệ sức khỏe ngăn ngừa bệnh tật, đặc biệt là ung thư gan.

 

Hoạt chất fucoidan được tìm thấy trong các loại tảo nâu, rong nâu ngoài đại dương. Từ khi phát hiện đến nay, có hàng ngàn các công trình nghiên cứu về hoạt chất này, khám phá ra công dụng tuyệt vời của fucoidan đối với sức khỏe.

Xem thêm: >>> Fucoidan chữa bệnh gì?

hoạt chất fucoidan
Cấu trúc phân tử fucoidan

Khi nghiên cứu về fucoidan với khả năng phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư gan, các nhà khoa học cho rằng, mỗi ngày cơ thể hấp thụ từ 3-6g fucoidan sẽ giúp duy trì sức khỏe, phòng ngừa các bện liên quan đến lối sống, chống lại căn bệnh ung thư, trong đó có ung thư gan và các bệnh nghiêm trọng khác.

king fucoidan
Sản phẩm King Fucoidan & Agaricus  được bào chế từ hoạt chất fucoidan và beta-gulucan phòng ngừa, hỗ trợ điều trị ung thư gan hiệu quả
sdc

 

Mời bạn gọi 18000069 để được tư vấn miễn phí về lợi ích của fucoidan đối với sức khỏe, đặc biệt là khả năng phòng ngừa mắc ung thư gan.

Hiểu được mức độ nguy hiểm của căn bệnh ung thư gan, nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ gây bệnh sẽ giúp bạn nâng cao ý thức trong việc thay đổi lối sống, sinh hoạt,…. Bảo vệ sức khỏe, nâng cao sức đề kháng phòng ngừa mắc ung thư gan hiệu quả. Chúc bạn sức khỏe!

Dược sĩ: Hoàng Văn Nam

Xếp hạng: 5 (2 bình chọn)

Kinh nghiệm điều trị bệnh ung thư