1. Người bệnh ung thư có nên phẫu thuật không?
Trước khi trả lời cho câu hỏi này thì chúng tôi muốn bạn cùng tìm hiểu về mục đích khi tiến hành phẫu thuật ung thư của bác sĩ.
- Phẫu thuật để chuẩn đoán ung thư
Đôi khi, phẫu thuật cũng là một trong những cách giúp bạn có thể chuẩn đoán ung thư, đặc biệt là đối với những vị trí cần can thiệp bằng phẫu thuật mới có thể lấy được tế bào ra để kiểm tra.
Sau đó, các bác sĩ sẽ lấy mẫu tế bào này và kiểm tra bằng kính hiển vi hoặc làm các xét nghiệm khác để xác định đó có phải là tế bào ung thư hay không?
- Phẫu thuật để điều trị bệnh ung thư
Đây có lẽ là mục đích chính của phẫu thuật và được sử dụng phổ biến khi có chỉ định của bác sĩ. Mục tiêu cao nhất của phẫu thuật trong các trường hợp này đó là loại bỏ triệt để ung thư.
Bên cạnh đó, phẫu thuật còn được sử dụng cùng với các phương pháp điều trị khác như hóa trị, xạ trị hoặc trong nhiều trường hợp chỉ sử dụng một mình phẫu thuật.
- Phẫu thuật để giảm nhẹ triệu chứng
Loại phẫu thuật này được sử dụng để điều trị các triệu chứng nặng nề gây ra bởi ung thư trong giai đoạn cuối hoặc ung thư di căn. Không những vậy, có thể kết hợp mổ và các phương pháp khác trong việc khắc phục những tình trạng nguy hiểm cho người bệnh. Ví dụ là các tình trạng như:
- Tắc nghẽn ruột.
- Các cơn đau.
- Giảm nhẹ sự tác động của các khối u tới những cơ quan mà khối u di căn tới.
Hơn thế nữa, phẫu thuật trong trường hợp này còn giúp tăng cường chất lượng cuộc sống cho người bệnh, giúp họ cảm thấy tốt hơn.
- Phẫu thuật giúp tâng khả năng hồi phục hoặc tái tạo
Phẫu thuật tái tạo được sử dụng có thiể giúp khôi phục chức năng của cơ quan hay một bộ phận cơ thể nào đó của người bệnh ung thư sau khi điều trị.
Chẳng hạn như:
- Phẫu thuật tái tạo vú sau phẫu thuật cắt bỏ vú.
- Hoặc phẫu thuật ghép xương hoặc sử dụng một loại vật liệu nào đó (kim loại hoặc nhựa) sau khi phẫu thuật ung thư vùng đầu và cổ.
- Phẫu thuật dùng để dự phòng
Phẫu thuật dự phòng hoặc là phòng ngừa được thực hiện để loại bỏ các mô có trong cơ thể mà có khả năng biến đổi thành ung thư (mặc dù không có dấu hiệu ung thư tại thời điểm phẫu thuật).
Đôi khi là toàn bộ một cơ quan nào đó có thể bị loại bỏ khi tình trạng của cơ quan đó có thể khiến họ có nguy cơ mắc ung thư cao.
Khi đó, bác sĩ có thể tiến hành phẫu thuật để giảm nguy cơ ung thư hay phòng tránh ung thư.
Chẳng hạn như một người phụ nữ có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư vú với sự thay đổi di truyền trong gen ung thư vú (được gọi là BRCA1 hoặc BRCA2). Tức là người phụ nữ này có nguy cơ mắc ung thư vú là rất cao. Lúc này, các bác sĩ sẽ cân nhắc rằng có thể tiến hành phẫu thuật cắt bỏ vú để dự phòng ung thư.
Từ những thông tin đã kể trên thì có thể thấy được rằng mục đích của phẫu thuật ung thư vú là rất đa dạng. Do đó, bạn nên cùng với bác sĩ điều trị của mình để đưa ra quyết định đúng đắn về việc có nên mổ ung thư hay không dựa trên tình trạng sức khỏe, diễn biến của căn bệnh ung thư.
2. Một số loại phẫu thuật có thể sử dụng đối với bệnh nhân ung thư
Khi mọi người nghĩ đến phẫu thuật, họ thường nghĩ đến một bác sĩ phẫu thuật tạo ra những vết mổ lớn (vết cắt) xuyên qua da, cơ và các lớp khác.
Hoặc họ hình dung một bác sĩ sử dụng dao phẫu thuật (dao mổ) và các dụng cụ phẫu thuật khác để cắt và loại bỏ, sửa chữa hoặc thay thế các bộ phận của cơ thể bị ảnh hưởng bởi bệnh.
Tuy nhiên thì phẫu thuật không đến mức đáng sợ như vậy. Hiện nay, các phương pháp phẫu thuật hiện đại mới có thể giúp làm giảm những biến chứng, mức độ nguy hiểm cho người bệnh.
2.1. Phẫu thuật bằng tia laser
Laser là chùm tia có năng lượng ánh sáng cao và mạnh mẽ, có thể sử dụng trong phẫu thuật rất chính xác. Loại chùm tia này có thể sử dụng thay thế một lưỡi dao mổ cắt xuyên qua mô.
Không những vậy, laser có thể sử dụng để đốt cháy hoặc thu nhỏ khối u để điều trị ung thư ung thư cổ tử cung, dương vật, âm đạo, phổi và da.
Phẫu thuật bằng laser thường gây ít tổn thương hơn cho mô hoặc các cơ quan xung quanh. Đặc biệt là tia laser có thể tập trung vào vị trí khối u chính xác bên trong cơ thể theo một cách tự nhiên mà không cần thực hiện một vết cắt lớn.
2.2. Phẫu thuật lạnh
Phẫu thuật lạnh sử dụng nitơ lỏng hoặc đầu dò rất lạnh để đóng băng và tiêu diệt các tế bào bất thường. Kỹ thuật này đôi khi được sử dụng để điều trị các tình trạng tiền ung thư như các bệnh có liên quan đến da, cổ tử cung và dương vật.
Đặc biệt là phẫu thuật lạnh cũng có thể điều trị một số bệnh ung thư như ung thư gan, ung thư tuyến tiền liệt và ít gây biến chứng nguy hiểm cho bệnh nhân.
2.3. Phẫu thuật điện
Phương pháp này sử dụng dòng điện với tần số cao để phá hủy các tế bào ung thư, có thể áp dụng cho ung thư da và miệng.
2.4. Phẫu thuật nội soi
Nội soi là một ống dài, mỏng, linh hoạt có thể được đặt qua một vết cắt nhỏ để nhìn vào bên trong cơ thể.
Phẫu thuật nội soi đôi khi được sử dụng cho các thủ tục sinh thiết (lấy các mảnh mô để kiểm tra xem đó có phải là tế bào ung thư hay không).
Nhiều nghiên cứu cũng đã phát hiện ra rằng bằng cách tạo ra các lỗ nhỏ và sử dụng các dụng cụ dài và mỏng đặc biệt, nội soi cũng có thể được sử dụng để loại bỏ một số khối u. Điều này có thể giúp giảm mất máu trong phẫu thuật và giảm cảm giác đau đớn cho bệnh nhân.
Không những vậy, phẫu thuật nội soi còn có thể rút ngắn thời gian nằm viện và thời gian phục hồi sức khỏe của bệnh nhân. Phẫu thuật nội soi được sử dụng phổ biến hiện nay cho nhiều ca phẫu thuật bệnh nhân ung thư.
2.5. Phẫu thuật bằng robot
Một phương pháp phẫu thuật độc đáo khác mà chúng tôi muốn giới thiệu cho các bạn đó chính là phẫu thuật bằng robot. Bằng cách sử dụng cánh tay robot để kiểm soát một số dụng cụ phẫu thuật đã giúp bác sĩ thực hiện được phẫu thuật cho người bệnh ung thư.
Ưu điểm của loại phẫu thuật này là giảm mất máu và cảm giác đau cho bệnh nhân, giúp người bệnh phục hồi nhanh chóng hơn. Chính vì thế, phẫu thuật bằng robot thích hợp để điều trị ung thư đại trực tràng, ung thư tuyến tiền liệt và tử cung.
3. Một số biến chứng có thể gặp sau khi phẫu thuật ung thư
Dưới đây là một số biến chứng mà người bệnh ung thư có thể phải đối mặt sau khi phẫu thuật ung thư, mời bạn cùng tìm hiểu nhé:
Chảy máu: chảy máu có thể xuất hiện ở bên trong hoặc bên ngoài của cơ thể do sự tác động của phẫu thuật.
- Hình thành các cục máu đông: thường xuất hiện ở chân.
- Tổn thương các mô, cơ quan lân cận gần khu vực phẫu thuật.
- Ảnh hưởng xấu tới sức khỏe do tác dụng phụ của các thuốc dùng trong phẫu thuật.
- Đau khắp toàn thân trong một vài tuần đầu sau phẫu thuật.
4. Giúp bạn phục hồi sau phẫu thuật ung thư
Thời gian bạn phục hồi sức khỏe sau ca phẫu thuật là nhanh hay chậm còn tùy thuộc vào loại phẫu thuật mà bạn đã thực hiện hoặc sức khỏe tổng thể của bạn. Do vậy, tìm hiểu về các biện pháp dưới đây có thể giúp bạn duy trì chế độ sinh hoạt điều độ, lành mạnh có thể giúp đẩy nhanh quá trình phục:
4.1. Vận động nhẹ nhàng
Sẽ thật là buồn chán khi phải suốt ngày nằm trên giường bệnh đúng không nào? Chúng tôi biết rằng điều này có thể rất khó khăn nhưng hãy đứng dậy và tập đi lại nhẹ nhàng sau khoảng 3 -5 ngày sau phẫu thuật bạn nhé.
Sự vận động này sẽ giúp cơ thể bạn được kích thích hoạt động hệ tiêu hóa, ngăn ngừa chứng táo bón mà nhiều bệnh nhân có thể mắc phải sau phẫu thuật. Bên cạnh đó, điều này còn giúp cho khí huyết lưu thông, giảm sự hình thành các cục máu đông.
Hoặc bạn có thể xoa bóp vùng chân tay nhẹ nhàng để tránh cho tuần hoàn bị ngưng trệ và ngăn ngừa sự xuất hiện của các cục máu đông.
4.2. Duy trì chế độ ăn uống hợp lý, lành mạnh
Bạn có thể không cảm thấy muốn ăn hoặc uống sau khi phẫu thuật, nhưng đây là một phần quan trọng của quá trình phục hồi.
Tuy nhiên, dạ dày và ruột (đường tiêu hóa) là một trong những bộ phận cuối cùng của cơ thể để phục hồi từ các loại thuốc được sử dụng trong phẫu thuật. Bạn cần phải có dấu hiệu hoạt động của dạ dày và ruột trước khi bạn được phép ăn.
Nếu như bạn đã có thể trung tiện thì đây cũng là dấu hiệu cho thấy hệ tiêu hóa của bạn hoạt động trở lại được bình thường và có thể bắt đầu ăn được.
Tuy nhiên ban đầu, bạn chỉ nên thưởng thức các loại món ăn mềm, dễ tiêu hóa như: các món cháo, phở, nước ép hoa quả…
4.3. Sử dụng sản phẩm bảo vệ sức khỏe
Ngoài những biện pháp nêu trên, bạn có thể sử dụng thêm sản phẩm sản phẩm bảo vệ sức khỏe King Fucoidan & Agaricus.
King Fucoidan & Agaricus là sản phẩm được nhập khẩu từ Nhật Bản, được Bộ Y tế cấp phép lưu hành. Đây cũng là sản phẩm được nghiên cứu kỹ lưỡng được bào chế từ Fucoidan 100% tảo Mozuku và bột nghiền nấm Agaricus.
Theo tài liệu của Tiến sĩ Daisuke Tachikawa, Viện phó bệnh viện Matsuzaki Memorial (Thành phố Ogori, Quận Fukuoka, Kushu, Nhật Bản) chức năng hỗ trợ điều trị bệnh ung thư của Fucoidan hoạt động như sau:
- Tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch, chống hình thành khối u, chống oxi hóa, giúp ngăn ngừa sự tấn công của gốc tự do.
- Kích thích tế bào ung thư tự chết theo chương trình Apoptosis.
- Ức chế sự hình thành mạch máu mới, nhờ vậy cắt bỏ nguồn cung cấp chất dinh dưỡng nuôi sống tế bào ung thư.
- Đặc biệt, khi phối hợp với hóa – xạ trị, giúp người bệnh giảm nhẹ được độc tính, các tác dụng phụ, gia tăng hiệu quả phác đồ điều trị ung thư.
Do vậy, đây là sản phẩm thích hợp dùng cho người muốn phòng ngừa và hỗ trợ điều trị u bướu khi kết hợp với các phương pháp điều trị khác.
Để được tư vấn về sản phẩm và cách mua hàng, mời bạn gọi điện tới tổng đài miễn cước 18000069 để được hướng dẫn cụ thể.
Với khách hàng khu vực miền Nam vui lòng liên hệ liên hệ tổng đài 02839316468 được tư vấn và mua hàng trực tiếp từ nhà nhập khẩu chính thức sản phẩm.
Mong rằng qua những thông tin mà bài viết đã chia sẻ đã giúp bạn trả lời được nhiều thắc mắc liên quan đến việc mổ, phẫu thuật ung thư. Chúc bạn sẽ điều trị thành công và gặp nhiều hạnh phúc trong cuộc sống nhé.
Dược sĩ: Nguyễn Ngọc Bích