Cần chuẩn bị gì cho việc điều trị ung thư?

Mục lục [ Ẩn ]

Ngay sau khi được chẩn đoán bệnh ung thư, bạn và bác sỹ sẽ phải bàn luận rất nhiều về các lựa chọn điều trị. Sau khi bạn đã có quyết định biện pháp điều trị phù hợp với mình, bạn sẽ cảm thấy lo lắng, bồn chồn vào thời điểm này. Tuy nhiên, chủ động chuẩn bị cho quá trình điều trị sẽ giúp bạn cảm thấy tự chủ hơn. Một số vấn đề cần làm trước khi điều trị bao gồm:

1. Đặt các câu hỏi về tất cả các vấn đề bạn quan tâm

Bạn có thể sẽ cảm thấy bị “sốc” khi được biết tin mắc bệnh ung thư và trong suốt quá trình điều trị. Đừng ngại hỏi bác sỹ điều trị về bất kỳ vấn đề gì bạn quan tâm. Bạn sẽ trở nên chủ động hơn trong quá trình điều trị nếu được bác sỹ trả lời hết các câu hỏi của mình.

hỏi bác sĩ
Hỏi bác sĩ về các vấn đề bạn thắc mắc

Trước khi đến gặp bác sỹ, bạn nên viết các câu hỏi của mình để không bị quên khi đến cuộc hẹn. Trong lúc trao đổi, để khỏi quên các điều bác sỹ dặn dò, bạn có thể viết hoặc ghi âm cuộc nói chuyện. Ngoài ra, bạn cũng cần một người thân đi cùng để giúp đỡ bạn khi cần thiết về mặt tinh thần cũng như các giúp bạn ghi nhớ lời của bác sỹ.

sbc

2. Biết được các biến chứng/tác dụng phụ có thể xảy ra trong khi điều trị và kế hoạch xử trí khi có tác dụng phụ

Hóa trị (dùng thuốc diệt tế bào ung thư), xạ trị (dùng tia phóng xạ để diệt tế bào ung thư), phẫu thuật và điều trị sinh học (dùng các protein kích thích hệ miễn dịch cơ thể) là các biện pháp điều trị chủ yếu cho phần lớn các loại ung thư.

Hóa trị và xạ trị giúp tiêu diệt tế bào ung thư nhưng đồng thời cũng hủy hoại tế bào lành. Đây chính là nguyên nhân gây ra các tác dụng phụ trong quá trình điều trị như mệt mỏi, rụng tóc, buồn nôn, sốt và nhiễm khuẩn.

Bạn sẽ không thể biết được chính xác tác dụng phụ nào sẽ xảy ra với bạn cho tới khi bạn điều trị. Bạn nên trao đổi với bác sỹ về nguy cơ và các dụng phụ nào có thể xảy ra với mình. Chuẩn bị tốt và có các biện pháp dự phòng khi tác dụng phụ xảy ra giúp bạn tự tin hơn trong quá trình điều trị. Một điều bạn cần biết là hầu hết các tác dụng phụ có thể kiểm soát và điều trị được.

3. Kêu gọi sự hỗ trợ từ gia đình và bạn bè

Trong suốt quá trình điều trị bệnh, có thể bạn cần sự hỗ trợ để làm một số công việc thường ngày. Do vậy bạn cần bàn với mọi người trong gia đình để lập kế hoạch chuẩn bị cho sự thay đổi này: chẳng hạn như bạn cần nhờ người giúp đỡ bạn các công việc nội trợ, chăm sóc con cái, v.v…

Mọi người trong gia đình, bạn bè nên được biết trước về các kế hoạch này và cảm thấy thoải mái khi trợ giúp bạn.

4. Cân nhắc lịch làm việc

Việc có tiếp tục duy trì công việc hay không tuỳ thuộc hoàn toàn vào tình trạng sức khoẻ và cảm giác của bạn trong khi điều trị. Nếu bạn cảm thấy thoải mái và khoẻ mạnh, bạn có thể vẫn tiếp tục làm việc như bình thường.

Việc tiếp tục làm việc không chỉ giải quyết vấn đề kinh tế mà còn giúp bạn cân bằng hơn về tâm lý, gặp gỡ, chia sẻ cùng bạn bè và đồng nghiệp giúp bạn vượt qua “cơn sốc” ung thư.

Tuy nhiên, nếu việc điều trị làm bạn cảm thấy mệt mỏi, hoặc gây ra một số tác dụng phụ khó chịu thì bạn nên thay đổi lịch làm việc cho phù hợp hơn với sức khoẻ của mình, thường thì bạn không thể dự đoán trước được tình trạng sức khoẻ của bạn cho tới khi bạn thực sự bắt đầu điều trị.

sbc

5. Dinh dưỡng trong quá trình điều trị

Dinh dưỡng là một phần rất quan trọng trong quá trình điều trị bệnh ung thư. Dinh dưỡng tốt là chế độ ăn uống hợp lý có nhiều trái cây, rau, ngũ cốc toàn phần, thịt có hàm lượng chất béo thấp, các sản phẩm từ sữa và hạn chế đường và chất béo.

dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư
Dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư

Tuy nhiên, chế độ dinh dưỡng có thể khác nhau với từng người bệnh. Mục đích của duy trì chế độ dinh dưỡng tốt là đảm bảo cho cơ thể đủ năng lượng chống đỡ lại bệnh tật và các tác dụng phụ do điều trị gây nên. Do đó, trong một số trường hợp bạn có thể cần phải tăng cường năng lượng và hàm lượng protein trong bữa ăn. Các sản phẩm từ sữa như: sữa tươi, bơ, pho mát và trứng là những thức ăn cung cấp năng lượng cao.

Cách bạn chế biến thực phẩm cũng ảnh hưởng đến sự cung cấp năng lượng. Bác sỹ sẽ cho bạn lời khuyên hữu ích về các thay đổi chế độ ăn trong suốt quá trình điều trị.

sbc

6. Tìm kiếm các nhóm hỗ trợ ung thư

Mặc dù bạn đã có sự hỗ trợ tích cực từ gia đình và bạn bè nhưng đối mặt với căn bệnh và quá trình điều trị ung thư sẽ làm cho bạn có cảm giác cô đơn, sợ hãi và rất lo lắng. Bạn cần có thêm sự hỗ trợ về mặt tinh thần và thể chất.

Các nhóm hỗ trợ lúc này rất quan trọng, tìm kiếm các nhóm hỗ trợ người bị ung thư bạn sẽ gặp được những người có hoàn cảnh giống mình để nói chuyện và chia sẻ các kinh nghiệm họ đối phó ra sao với bệnh ung thư. Các nhóm này còn có thể hướng dẫn bạn các phương pháp thư giãn, thiền định và giải quyết các vấn đề mà chính họ đã từng trải qua.

Ung thư không phải là điểm kết thúc mà là mở đầu cho cuộc sống đầy thử thách. Bạn sẽ vượt qua ung thư khi bạn có sự chuẩn bị tốt cho cuộc chiến này. Gọi 18000069 để được chuyên gia tư vấn miễn phí về các vấn đề liên quan đến ung thư, giúp bạn tự tin chiến thắng căn bệnh.

Xếp hạng: 3.3 (53 bình chọn)

Kinh nghiệm điều trị bệnh ung thư