Tiêu chảy trong điều trị ung thư bằng hóa chất: Nguyên nhân và Cách xử lý

Mục lục [ Ẩn ]

Bệnh nhân điều trị ung thư bằng hóa trị liệu ngoài việc phải đối mặt với các tác dụng phụ như mệt mỏi, rụng tóc, chán ăn,…. Trong đó tiêu chảy cũng là một trong những tác dụng phụ gây nhiều phiền toái. Lý giải nguyên nhân vì sao bệnh nhân điều trị ung thư thường bị tiêu chảy, đánh giá mức độ nguy hiểm và đưa ra giải pháp xử lý hiện tượng tiêu chảy, mời bạn đọc bài viết:

tiêu chảy do hóa trị ung thư
Tiêu chảy do hóa trị ung thư
sdsd

Tiêu chảy là gì? Vì sao bệnh nhân điều trị hóa trị thường bị tiêu chảy

Bình thường, người trưởng thành chỉ đại tiện từ 1 – 2 lần, phân thành khuôn. Khi bị tiêu chảy, số lần đại tiện tăng lên, trên 3 lần/ngày, với dạng phân lỏng, sệt, không thành khuôn hoặc loãng nước. Trường hợp, nếu bạn đang mang hậu môn nhân tạo, thì việc tăng số lượng phân qua hậu môn nhân tạo với dạng như trên cũng được coi là biểu hiện của tiêu chảy.

Tiêu chảy là một trong những tác dụng phụ hay gặp khi bệnh nhân ung thư được điều trị bằng hóa chất hoặc chiếu xạ vào vùng ổ bụng. Dưới tác dụng của hóa chất, các tế bào niêm mạc ruột bị phá hủy, gây giảm/mất khả năng hấp thu dịch và các chất dinh dưỡng. Bên cạnh đó, tiêu chảy trong quá trình hóa trị còn có những nguyên nhân khác bao gồm:

  • Lo lắng, căng thẳng quá mức
  • Sau phẫu thuật ống tiêu hóa như u đại tràng, u trực tràng, u dạ dày…
  • Rối loạn tiêu hóa do ngộc độc thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, hay nhiễm trùng đường ruột.
  • Sử dụng thuốc kháng sinh dài ngày, thuốc chống nôn, thuốc nhuận tràng, hay các thuốc magie.
  • Tiêu chảy sau khi sử dụng sữa và các chế phẩm từ sữa do cơ thể bị rối loạn dung nạp lactose.
  • Bệnh nhân bị viêm đại tràng co thắt.

Mức độ tiêu chảy được đánh giá bằng số lần tiêu chảy trong một ngày

- Mức 1: Số lần đại tiện ít hơn 4 lần/ ngày.

- Mức 2: Đại tiện từ 4 – 6 lần/ ngày.

- Mức 3: Đại tiện nhiều hơn 7 lần/ ngày, đại tiện không tự chủ được.

- Mức 4: Đại tiện trên 10 lần hay đại tiện phân có máu.

Tiêu chảy trong hóa trị gây hậu quả như thế nào?

Người bệnh ung thư có thể bị tiêu chảy ngay trong quá trình truyền hóa chất, tình trạng này có xu hướng giảm dần sau khi truyền 2 – 3 ngày. Tuy nhiên, ở nhiều trường hợp, tiêu chảy kéo dài sẽ gây ra các biến chứng nặng nề như:

  • Cơ thể mất nước, dịch cơ thể: với các biểu hiện như da khô, khát nước, cơ thể mệt mỏi, tiểu giảm.
  • Giảm khả năng hấp thu các chất dẫn đến tình trạng gầy, sút cân, suy dinh dưỡng
  • Xuất hiện tình trạng viêm loét vùng hậu môn.
  • Biến chứng diễn biến nặng hơn khi xuất hiện cùng các tác dụng phụ khác khi hóa trị như sốt do hạ bạch cầu, viêm ruột, giảm hồng cầu…

Khi người bệnh xuất hiện các biến trứng trên, bác sỹ có thể sẽ trì hoãn, thậm chí dừng hóa trị để tránh gây suy kiệt thể trạng của người bệnh.

Bạn nên làm gì khi bị tiêu chảy trong quá trình hóa trị?

- Bổ sung dịch cho cơ thể: Khi tiêu chảy, bệnh nhân không chỉ mất nước mà kèm theo đó là cả các thành phần hòa tan trong nước: khoáng chất, điện giải... Điều này càng trở nên nghiêm trọng nếu tiêu chảy nặng, bệnh nhân có thể bị rối loạn điện giải và kềm toan trong máu. Do đó dù nguyên nhân tiêu chảy là gì thì việc bù dịch là hết sức cần thiết. Dạng an toàn và phổ biến nhất hiện này chính là Oresol. Đây là loại dịch được tính toán đầy đủ và cân bằng các thành phần với cơ thể, cố gắng bổ sung 1-2 lít/ngày. Ngoài ra, các nước hoa quả, súp loãng cũng có thể dùng được.

- Ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày, nên ăn các thực phẩm mềm, ít chất xơ, và dễ tiêu hóa như chuối, cơm, phở, thịt gà đã bỏ phần da, cá…

chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân giảm tiêu chảy sau hóa trị
Trong quá trình hoá trị ung thư, người bệnh nên ăn nhiều hoa quả, ăn súp, cá và trứng, sữa chua, uống nước chanh, ngũ cốc nguyên hạt. Do hóa trị gây chán ăn nên các thực phẩm này dễ ăn và tránh bị đi ngoài. Có thể uống rượu vang để tăng cảm giác thèm ăn.

- Bạn không sử dụng những thức ăn:

  • Chứa nhiều dầu mỡ, chất béo, đồ ăn chiên, xào.
  • Rau, củ, quả sống, các loại nước hoa quả chua.
  • Thức ăn có quá nhiều gia vị.
  • Thực phẩm sinh hơi nhiều như các loại ngũ cốc nguyên hạt (đậu, bắp…), khoai, cải bắp…
  • Đồ uống có gas, cà phê, trà, bia, rượu, đồ uống có cồn, sữa, các sữa có lactose.

- Không sử dụng các thuốc nhuận tràng, thuốc chống nôn có chứa metoclopramide, kháng sinh nếu không có chỉ định của bác sỹ điều trị.

- Bạn nên chú ý chăm sóc da vùng hậu môn:

  • Vệ sinh sạch sẽ hàng ngày bằng nước ấm và khăn mềm.
  • Dùng các loại kem dưỡng có chứa kẽm bôi quanh da vùng hậu môn khi xuất hiện sự kích ứng, và đỏ rát.
  • Giữ cho da vùng hậu môn luôn được khô thoáng, hạn chế mang bỉm, nếu sử dụng bỉm nên thường xuyên thay bỉm để vùng hậu môn được sạch sẽ.

Bạn nên đến ngay bệnh viện điều trị khi nào?

Trường hợp, nếu xuất hiện các triệu chứng dưới đây, bạn nên nhanh chóng đến bệnh viện để được khám và điều trị kịp thời:

  • Sốt trên 38°C.
  • Dấu hiệu mất nước: Cảm giác hoa mắt, chóng mặt, khô miệng, khô da, lượng nước tiểu ít, sẫm màu.
  • Chướng bụng, đau quặn vùng bụng nhiều.
  • Có máu trong phân: đỏ tươi hay phân đen nát.
  • Không kiểm soát được bằng các thuốc thông thường.

Hy vọng thông qua bài viết bạn đã hiểu rõ hơn về tác dụng phụ tiêu chảu trong điều trị ung thư bằng hóa chất và biết cách xử lý tác dụng phụ trên. Để biết cách phòng và hỗ trợ điều trị, giảm tác dụng phụ của hóa trị liệu, mời bạn gọi điện tới tổng đài  18000069 để được chuyên gia tư vấn miễn phí.

Xếp hạng: 3.5 (20 bình chọn)

Kinh nghiệm điều trị bệnh ung thư