1. Tác dụng của thuốc điều trị ung thư Pembrolizumab
Thuốc điều trị ung thư Pembrolizumab là một trong những thuốc chống PD -1, được sử dụng với tên biệt dược là Keytruda do hãng dược phẩm nổi tiếng Merck Sharp & Dohme sản xuất.
Dạng bào chế của loại thuốc này là dung dịch tiêm với hàm lượng 100 mg Pembrolizumab/100 ml
Pembrolizumab là một loại thuốc chữa ung thư được sử dụng để điều trị:
- Ung thư da (khối u ác tính hoặc ung thư tế bào Merkel).
- Một số loại ung thư phổi không phải tế bào nhỏ.
- Ung thư đầu và cổ.
- U lympho Hodgkin cổ điển.
- U lympho tế bào B lớn trung thất nguyên phát.
- Ung thư bàng quang và đường tiết niệu nhất định.
- Ung thư đại trực tràng.
- Một số loại ung thư cổ tử cung nhất định.
- Ung thư dạ dày tiến triển.
- Một loại ung thư gan nhất định.
Pembrolizumab thường được dùng khi ung thư đã lan sang các bộ phận khác của cơ thể hoặc không thể phẫu thuật cắt bỏ, hoặc khi các phương pháp điều trị ung thư khác không hoạt động hoặc đã ngừng hoạt động.
Ngoài ra, pembrolizumab chỉ được sử dụng khi xét nghiệm khối u có dương tính với "PD-L1" hoặc nếu khối u có dấu hiệu di truyền cụ thể (gen "EGFR", "ALK" hoặc "HER2 / neu" bất thường).
>>> Ngoài ra, có nhiều loại thuốc điều trị ung thư đang được sử dụng như: Nivolumab, Ipilimumab
Cơ chế tác dụng của Pembrolizumab
Pembrolizumab là một kháng thể đơn dòng kháng PD-1 được chọn lọc cao, ức chế hoạt động của tế bào chết PD-1 bằng cách liên kết với thụ thể PD-1 trên các tế bào T để chặn các phối tử PD-1 (PD-L1 và PD -L2) từ liên kết.
Bên cạnh đó, thuốc còn ngăn chặn tác dụng của PD-1, làm giảm sự ức chế điều hòa miễn dịch tiêu cực gây ra bởi tín hiệu thụ thể PD-1. Kháng thể kháng PD-1 (bao gồm pembrolizumab) ức chế tế bào T đảo ngược và gây ra phản ứng chống ung thư.
2. Liều lượng – Hướng dẫn sử dụng
Bạn biết đấy việc sử dụng các loại thuốc điều trị ung thư Pembrolizumab cần có sự chỉ định của bác sỹ, để có thể điều chỉnh đúng liều lượng phù hợp với từng bệnh nhân. Việc này không những sẽ giúp nâng cao hiệu quả việc sử dụng thuốc mà còn đảm bảo sự an toàn cho người bệnh.
2.1. Liều dùng của thuốc Pembrolizumab
Với khối u ác tính không thể cắt bỏ được và đã di căn: liều 200 mg tiêm truyền tĩnh mạch trong 30 phút, 3 tuần/lần cho đến khi bệnh có dấu hiệu tiến triển.
Bệnh ung thư phổi không phải tế bào nhỏ:
Sử dụng liều 200 mg tiêm truyền tĩnh mạch trong 30 phút, 3 tuần/lần cho đến khi bệnh tiến triển hoặc kéo dài tới 24 tháng ở những bệnh nhân không tiến triển bệnh.
Đối với bệnh nhân mắc ung thư loại này, khi sử dụng thuốc này nên kết hợp với hóa trị liệu và dùng thuốc trước khi hóa trị cho bệnh nhân.
2.2. Cách dùng của thuốc điều trị Pembrolizumab
Pha loãng thuốc với Natri clorid 0.9% hoặc glucose (dextrose) 5% để tạo thành dung dịch 1-10 mg/ml, truyền tĩnh mạch trong 30 phút, 3 tuần/lần. Không được dùng dưới dạng tiêm tĩnh mạch nhanh hoặc tiêm bolus tĩnh mạch, không truyền thuốc khác đồng thời với Pembrolizumab cùng một bộ dây truyền.
Cần tạm thời sử dụng Pembrolizumab trong các trường hợp như:
- Viêm phổi độ 2.
- Viêm đại tràng độ 2/3.
- Viêm thận độ 2 ( 1.5 < creatinin < 3 lần giới hạn trên của mức bình thường).
- Tăng đường huyết độ 3 liên quan đến đái tháo đường tuýp 1 hoặc nhiễm toan ceton.
- Cường giáp trên độ 3 (khi cải thiện về ≤ độ 2: tiếp tục dùng pembrolizumab (nếu cần) sau khi giảm dần liều corticosteroid, nếu không thể giảm ≤10 mg prednison hoặc tương đương mỗi ngày trong vòng 12 tuần thì ngưng điều trị vĩnh viễn.
Ngừng dùng vĩnh viễn Pembrolizumab trong các trường hợp sau:
- Viêm phổi độ 3/4 hoặc độ 2 tái phát.
- Viêm đại tràng độ 4.
- Viêm thận trên độ 3.
- Độc tính không hồi phục về độ 0 -1 trong vòng 12 tuần sau liều Keytruda cuối cùng hoặc tái phát ≥ độ 3 bất kỳ biến cố nào.
- Phản ứng da nghiêm trọng độ 4.
>>> ĐỪNG BỎ LỠ: Một số loại thuốc chữa trị ung thư mới ra đời hứa hẹn mang lại nhiều cơ hội điều trị cho bệnh nhân, mời bạn tham khảo tại bài viết: Thuốc chữa ung thư mới nhất
3. Tác dụng phụ khi sử dụng thuốc điều trị ung thư Pembrolizumab
Điều lo lắng nhất của bác sỹ cũng như người bệnh đó chính là những biến chứng, tác dụng phụ của các phương pháp điều trị. Các tác dụng phụ khi sử dụng thuốc điều trị ung thư Pembrolizumab có thể xảy ra đối với bất kỳ bệnh nhân nào và với mức độ nặng nhẹ khác nhau. Do vậy, bạn và người thân nên cần biết đến những tác dụng như vậy.
Những tác dụng phụ hay gặp phổ biến:
- Tiêu chảy.
- Buồn nôn.
- Phát ban, ngứa.
- Đau khớp, mệt mỏi
Những tác dụng phụ thường gặp:
- Thiếu máu.
- Thiểu năng tuyến giáp.
- Giảm sự ngon miệng.
- Nhức đầu, chóng mặt.
- Loạn vị giác, khô mắt, khó thở.
- Ho, nôn, khô miệng.
- Táo bón.
- Eczema.
- Viêm cơ, đau xương, viêm khớp
- Tăng nồng độ AST, ALT, phosphatase kiềm, tăng creatinin máu.
Những tác dụng phụ hiếm gặp:
- Nước tiểu sẫm màu.
- Tim đập nhanh.
- Tăng độ nhạy cảm của mắt với ánh sáng.
- Đau bụng bên phải hoặc đau dạ dày.
4. Tương tác giữa thuốc Pembrolizumab với các thuốc khác
Các báo cáo gần đây cho thấy Pembrolizumab có thể tương tác với một số thuốc khác trong điều trị, các tương tác có thể gây nguy hiểm, rủi ro tới sức khỏe của bệnh nhân. Vậy đừng chần chừ gì nữa, hãy cùng tìm hiểu về những loại tương tác này nhé.
Pembrolizumab tương tác với lenalidomide (hoặc pomalidomide)
Sử dụng các loại thuốc như pembrolizumab cùng với lenalidomide (hoặc pomalidomide) và dexamethasone để điều trị đa u tủy có thể làm tăng nguy cơ tác dụng phụ nghiêm trọng và đe dọa đến tính mạng cũng như tử vong.
Phát hiện này dựa trên kết quả từ nhiều cuộc điều tra nghiên cứu.
Pembrolizumab tương tác với Corticosteroid
Nên tránh sử dụng Corticosteroid hoặc thuốc ức chế miễn dịch đường toàn thân trước khi bắt đầu trị liệu Keytruda vì chúng có khả năng tương tác dược lực và hiệu lực của Keytruda. Tuy nhiên, có thể dùng Corticosteroid sau khi bắt đầu dùng Keytruda để điều trị các phản ứng có hại nếu có.
Mong rằng qua những thông tin mà bài viết cung cấp về thuốc Pembrolizumab – thuốc điều trị ung thư thuộc liệu pháp miễn dịch đã giúp bạn có thêm nhiều kiến thức về loại thuốc này để tăng hiệu quả điều trị bệnh.
Chúc bạn sẽ gặp nhiều may mắn và hãy tin rằng điều kỳ diệu sẽ đến với bản thân khi chúng ta mạnh mẽ, kiên cường để chiến đấu với ung thư nhé.
Dược sỹ: Hạnh Ly