1. Bệnh ung thư phổi có lây không?
Câu trả lời là KHÔNG. Ung thư phổi không phải là bệnh truyền nhiễm từ người sang người nên ung thư phổi không lây được. Người bị mắc bệnh ung thư phổi không có khả năng truyền bệnh cho những người xung quanh.
Những quan niệm rằng tiếp xúc với người ung thư phổi như: nói chuyện, bắt tay, ôm hôn người bệnh có thể lây là hoàn toàn sai.
Chính vì thế, bạn và mọi người xung quanh đừng nên nghĩ rằng căn bệnh này có thể lây được mà trở nên xa lánh người bệnh. Điều này có thể khiến tinh thần họ trở nên nặng nề, buồn rầu, cô đơn làm ảnh hưởng tới quá trình điều trị. Hãy coi bệnh nhân ung thư phổi như những người bình thường khác bạn nhé.
2. Các yếu tố nguy cơ có thể lây truyền làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi
Tuy ung thư phổi là bệnh không có khả năng lây nhiễm nhưng vẫn có một số yếu tố có thể lây truyền (từ bệnh nhân mắc các bệnh khác về phổi hoặc ung thư phổi) làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi.
2.1. Vi khuẩn lao
Theo một số nhà nghiên cứu, vi khuẩn lao (tên khoa học là Mycobacterium tuberculosis ,nguyên nhân gây ra bệnh lao) cũng là một trong những yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng bệnh ung thư phổi. Loại vi khuẩn này có thể lây nhiễm từ người sang người theo đường hô hấp.
Nhiều nghiên cứu đã được thực hiện về vấn đề này trên toàn thế giới và đã thu được kết quả rằng có mối quan hệ đáng kể giữa nhiễm trùng lao và bệnh ung thư phổi.
Sở dĩ có điều này là do bệnh lao có thể gây hàng loạt những biến chứng có hại cho phổi như: gây viêm mạn tính, xơ hóa tế bào phổi, đột biến gen và tạo ra nhiều chất trung gian trong hệ thống miễn dịch như interleukin. Những biến chứng này có thể làm cho người bệnh tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi.
Nguy hiểm hơn nữa, trong những năm gần đây, vi khuẩn lao đã kháng rất nhiều loại kháng sinh và việc điều trị ung thư phổi trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Chính nguyên nhân có thể làm tăng khả năng lây nhiễm vi khuẩn lao trong cộng đồng và lâu dần làm tăng tỷ lệ người mắc bệnh ung thư phổi.
2.2. Bệnh viêm phổi mạn tính
Viêm phổi là bệnh truyền nhiễm, rất dễ lây lan do các loại vi trùng gây ra như :
- Vi khuẩn: phế cầu, liên cầu, tụ cầu…
- Vi rút: vi rút cúm, vi rút hợp bào hô hấp…
- Một số loại ký sinh trùng gây ra.
Các bệnh lý khác như viêm phế quản mạn tính là một trong những nguyên nhân gây viêm nguy hiểm nhất trong phổi, làm tổn thương phổi và hệ thống hô hấp nghiêm trọng.
Hơn thế nữa, nhiều bằng chứng khoa học gần đây đã cho thấy quá trình viêm là một trong những yếu tố tiềm ẩn của bệnh ung thư. Do vậy, những bệnh nhân mắc bệnh viêm phổi hoặc viêm phế quản mạn tính nếu không được điều trị kịp thời thì có thể dẫn tới nguy cơ mắc ung thư phổi.
3. Biện pháp phòng ngừa các yếu tố lây nhiễm có thể làm gia tăng nguy cơ bệnh ung thư phổi
Bạn biết đấy, bất kỳ ai trong chúng ta đều có nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi. Vì vậy, để phòng tránh các yếu tố lây nhiễm ở trên bạn có thể tham khảo những biện pháp dưới đây:
- Tiêm phòng vắc xin phòng bệnh lao, viêm phổi
Nhiều nghiên cứu cũng đã được chỉ ra rằng sau khi tiêm vắc-xin BCG phòng bệnh la, hệ thống miễn dịch của cơ thể người sẽ được củng cố và đặc biệt, tỷ lệ gamma interferon, nitric oxide và interleukin-2 được tăng lên. Do đó, chức năng tế bào lympho CD4 sẽ được cải thiện và người bệnh sẽ được miễn dịch chống lại ung thư.
Bên cạnh đó, các bạn cũng đừng bỏ qua mũi tiêm phòng vắc xin phế cầu giúp bảo vệ cho hệ hô hấp cũng như cơ thể tránh được nguy cơ mắc bệnh viêm phổi nhé
- Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh với nhiều trái cây và rau quả
Chế độ ăn này cũng có thể giúp giảm nguy cơ ung thư phổi. Vitamin, khoáng chất có trong trái cây, rau củ có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, chống sự phát triển của các gốc tự do (gốc tự do cũng là yếu tố làm cho cơ thể bị mắc bệnh ung thư).
- Thường xuyên khám sức khỏe định kỳ
Việc này sẽ giúp bạn sớm phát hiện những bệnh truyền nhiễm tại đường hô hấp như bệnh lao phổi, viêm phổi, viêm phế quản… để tăng cơ hội chữa khỏi bệnh cao hơn, đề phòng các bệnh này có thể gây ra biến chứng ung thư phổi.
>>> Mời bạn cùng tìm hiểu về thêm về căn bệnh này thông qua các bài viết:
- Sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe
Bạn có thể sử dụng sản phẩm bảo vệ sức khỏe giúp tăng cường khả năng kháng và trung hòa gốc tự do (một trong những nguyên nhân gây ung thư), chống lão hóa cơ thể giúp phòng ngừa ung thư hiệu quả.
Và sản phẩm bạn có thể tin tưởng sử dụng chính là King Fucoidan & Agaricus.
King Fucoidan & Agaricus là sản phẩm được nhập khẩu từ Nhật Bản, được Bộ Y tế cấp phép lưu hành. Đây cũng là sản phẩm được nghiên cứu kỹ lưỡng được bào chế từ Fucoidan 100% tảo Mozuku và bột nghiền nấm Agaricus.
Theo tài liệu của Tiến sĩ Daisuke Tachikawa, Viện phó bệnh viện Matsuzaki Memorial (Thành phố Ogori, Quận Fukuoka, Kushu, Nhật Bản) chức năng hỗ trợ điều trị bệnh ung thư của Fucoidan hoạt động như sau:
- Kích thích tế bào ung thư tự chết theo chương trình Apoptosis.
- Ức chế sự hình thành mạch máu mới, nhờ vậy cắt bỏ nguồn cung cấp chất dinh dưỡng nuôi sống tế bào ung thư.
- Tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch, chống hình thành khối u, chống oxi hóa, giúp ngăn ngừa sự tấn công của ô xi hoạt tính.
- Đặc biệt, khi phối hợp với hóa – xạ trị, giúp người bệnh giảm nhẹ được độc tính, các tác dụng phụ, gia tăng hiệu quả phác đồ điều trị ung thư.
Do vậy, đây là sản phẩm thích hợp dùng cho người muốn phòng ngừa và hỗ trợ điều trị u bướu khi kết hợp với các phương pháp điều trị khác.
Để được tư vấn về sản phẩm và cách mua hàng, mời bạn gọi điện tới tổng đài miễn cước 18000069, để được hướng dẫn cụ thể.
Với khách hàng khu vực miền Nam vui lòng liên hệ liên hệ tổng đài 02839316468 được tư vấn và mua hàng trực tiếp từ nhà nhập khẩu chính thức sản phẩm.
Hy vọng rằng qua những thông tin mà bài viết đã cung cấp đã giúp bạn trả lời được câu hỏi bệnh ung thư phổi có lây không? Chúc bạn sẽ luôn mạnh khỏe và hãy nhớ luôn giữ gìn sức khỏe nhé.
Dược sỹ: Nguyễn Ngọc Bích