1. Thuốc lá có gây ung thư phổi không?
Câu trả lời là chắc chắn là CÓ, thậm chí các nhà khoa học đã xếp thuốc lá là yếu tố nguy cơ nguy hiểm nhất dẫn tới ung thư phổi – căn bệnh đã cướp đi sinh mạng hàng triệu người trên khắp thế giới.
Cụ thể là theo các chuyên gia ung thư thì trong khói thuốc lá có khoảng 20 hóa chất có liên quan đến ung thư và đã được các nhà khoa học chứng minh.
Khi bạn hút thuốc lá hoặc hít phải khói thuốc lá thì cơ thể bạn xử lý các chất độc theo cách đó chính là đào thải các chất độc thông qua đường nước tiểu. Ở một số người thì quá trình xử lý chất độc diễn ra nhanh hơn bình thường, tuy nhiên ở một số người thì quá trình diễn ra rát chậm.
Nếu không thể loại bỏ các chất độc hại này thì chúng sẽ có thể tương tác trực tiếp với DNA trong cơ thể, dẫn tới việc làm hỏng nhiều tế bào khỏe mạnh, tác động trực tiếp tới quá trình phân chia hay phục hồi hư tổn.
Khi cơ thể không thể tự phục hồi những biến đổi trong tế bào, thì chúng không ngừng nhân lên và biến đổi bất thường. Từ đó dẫn tới sự hình thành tế bào ung thư phổi và nhiều loại ung thư khác.
Bên cạnh đó, những người sống chung với những người nghiện thuốc lá và thường xuyên hít phải khói thuốc lá (hút thuốc lá thụ động) cũng có thể tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi từ 20 – 30 %.
2. Ngoài gây ung thư phổi, thuốc lá hủy hoại cơ thể như thế nào?
Không chỉ là nguyên nhân gây ra ung thư phổi, thuốc lá còn mang tới nhiều mối đe dọa về sức khỏe rất nguy hiểm mà có thể bạn chưa lường hết tới được. Một số thông tin dưới đây sẽ giúp bạn nhìn nhận đúng về sự nguy hại của thuốc lá đối với cơ thể, mời bạn tham khảo nhé:
2.1. Thuốc lá tác động xấu hệ tuần hoàn và tim mạch
Hút thuốc lá có thể làm tổn thương tim và mạch máu, làm tăng nguy cơ mắc bệnh về tim mạch (bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim) và đột quỵ.
Hơn thế nữa, hút thuốc lá có thể gây tăng huyết áp, khiến máu dễ đông hơn và làm giảm nồng độ cholesterol tốt (HDL) trong máu.
Hút thuốc lá cũng là một yếu tố nguy cơ chính gây ra bệnh động mạch ngoại biên, gây tích tụ mảng bám trong các động mạch dẫn máu lên não, tay chân. Điều này làm tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tim mạch và đột quỵ.
Không những vậy, hút thuốc lá cũng làm giảm lưu lượng máu tới tay và chân, dẫn tới các vết loét gây đau ở chân tay.
2.2. Hút thuốc lá có thể làm ảnh hưởng đến sinh hoạt tình dục và hệ sinh sản của cơ thể
Hút thuốc lá có thể gây hại cho sức khỏe sinh sản, cụ thể là:
Đối với phụ nữ
Hầu hết phụ nữ hút thuốc đều gặp phải nhiều vấn đề nguy hiểm khi mang thai, làm tổn thương sức khỏe cho cả mẹ và bé, chẳng hạn như:
- Có nhiều khả năng mang thai ngoài tử cung, điều này đe dọa tới tính mạng của người mẹ.
- Tăng nguy cơ đẻ non cao hơn gấp nhiều lần so với những người phụ nữ khác.
- Có nguy cơ sảy thai, thai chết lưu hoặc trẻ sinh ra bị dị tật, nhẹ cân.
- Hút thuốc trong khi mang mang thai cũng có liên quna đến nguy cơ cao mắc hội chứng đột tự cao ở trẻ sơ sinh.
- Phụ nữ hút thuốc lá có xu hướng bị mãn kinh sớm hơn so với những người phụ nữ không hút.
Đối với nam giới
Hút thuốc lá ở nam giới có thể gây rối loạn cương dương, xuất tinh sớm hoặc là mãn dục sớm. Không những vậy, hút thuốc lá còn làm giảm chất lượng và số lượng tinh trùng, tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh ở trẻ em có bố hút thuốc lá.
2.3. Một số ảnh hưởng khác tới sức khỏe khác
Theo nhiều nghiên cứu cho thấy thì hút thuốc lá có thể ảnh hưởng xấu tới hầu hết các cơ quan trong cơ thể. Dưới đây là một số ví dụ về sự ảnh hưởng của khói thuốc lá tới sức khỏe:
- Tăng nguy cơ mắc bệnh về răng, nướu răng như: sâu răng, viêm lợi, răng xỉn màu.
- Suy giảm hệ thống miễn dịch, giảm quá trình phục hồi cơ thể khi mắc bệnh.
- Có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.
- Gây lão hóa sớm ở da.
- Giảm mật độ xương, gây loãng xương, tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan tới xương khớp như: viêm khớp dạng thấp.
- Tăng nguy cơ đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng, giảm thị lực…
- Tăng nguy cơ gây viêm loét dạ dày.
3. Làm cách nào để từ bỏ hút thuốc lá?
Các nhà khoa học tại Anh đã tóm tắt những lợi ích sức khỏe bắt đầu từ lúc bạn quyết định từ bỏ hút thuốc lá cho tới nhiều năm sau đó như sau:
- Sau 20 phút: Nhịp tim của bạn trở lại bình thường.
- Sau 8 giờ: Nồng độ nicotine và carbon monoxide trong máu của bạn giảm hơn một nửa. Nồng độ oxy lưu thông trong các cơ quan trở lại bình thường.
- Sau 48 giờ: Carbon monoxide và nicotine được loại bỏ khỏi cơ thể bạn. Các chất độc hại bắt đầu dọn sạch khỏi phổi của bạn. Cảm giác của bạn về hương vị và mùi cải thiện.
- Sau 72 giờ: Hoạt động của hệ hô hấp được cải thiện rõ rệt, bạn sẽ dễ thở hơn.
- Sau 2 đến 12 tuần: Tuần hoàn của bạn được cải thiện.
- Sau 3 đến 9 tháng: Chức năng phổi tăng tới 10%.
- Sau 1 năm: Nguy cơ mắc bệnh tim của bạn chỉ bằng một nửa so với người hút thuốc.
- Sau 10 năm: Nguy cơ mắc ung thư phổi của bạn chỉ bằng một nửa so với người hút thuốc.
- Sau 15 năm: Nguy cơ đau tim của bạn cũng tương đương với người chưa bao giờ hút thuốc.
Thật đúng là tuyệt vời đúng không bạn, từ bỏ hút thuốc lá từ sớm có thể giúp bạn giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi và nhiều bệnh lý khác. Vậy thì còn chần chừ gì nữa, hãy cùng chúng tôi khám phá về cách từ bỏ việc hút thuốc như thế nào nhé:
3.1. Chọn một ngày để chính thức nói lời tạm biệt khói thuốc lá
Bước đầu tiên là bạn hãy chọn một thời điểm thích hợp và sớm nhất để bắt đầu một hành trình từ bỏ thuốc lá của mình nhé. Chắc hẳn tất cả mọi người xung quanh sẽ tán thưởng quyết định sáng suốt này của bạn đấy.
Và trước đó, hãy cho mình một chút thời gian để chuẩn bị, “lên dây cót” tinh thần và lập kế hoạch bỏ thuốc lá hiệu quả nhé.
3.2. Thực hiện kế hoạch cai nghiện thuốc lá
Bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ trong việc sử dụng một số loại thuốc giúp cai nghiện thuốc lá như nicotine, varenicline để được bác sĩ kê đơn và tư vấn sử dụng có hiệu quả nhé.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần nên kiên trì thực hiện việc cai nghiện thuốc lá, tránh “bữa đực bữa cái” để có thể mang lại hiệu quả cao nhất nhé.
Dẫu biết rằng quá trình từ bỏ không hề dễ dàng, đầy khó khăn và thử thách nhưng chúng tôi tin rằng với nghị lực và ý chí phi thường của bạn, bạn sẽ vượt qua cám dỗ từ “khói thuốc lá” để bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình, giảm nguy cơ ung thư phổi tới mức thấp nhất có thể nhé.
Mong rằng qua những thông tin mà bài viết đã chia sẻ đã giúp bạn có thêm nhiều kiến thức bổ ích về thuốc lá gây ung thư phổi. Nếu đang cầm trên tay điếu thuốc, chúng tôi mong rằng bạn sẽ ý thức hơn về tác hại của thuốc tới sức khỏe bản thân và mọi người xung quanh, hãy từ bỏ hút thuốc lá sớm nhất có thể bạn nhé.
Chúc bạn và gia đình sẽ luôn mạnh khỏe và tận hưởng nhiều niềm vui trong cuộc sống.