Ung thư phổi: Nắm rõ Dấu hiệu và Phương pháp điều trị trước khi quá muộn!

Mục lục [ Ẩn ]
Ung thư phổi là một trong những căn bệnh phổ biến nhất trong tất cả các loại ung thư. Đây là căn bệnh có tiên lượng xấu bởi tiến triển nhanh, di căn sớm và thường phát hiện ở giai đoạn muộn, vì vậy, hiệu quả điều trị thường không cao. Cùng tìm hiểu bài viết bên dưới để có thông tin về căn bệnh này.
ung thư phổi
Hình ảnh ung thư phổi

1. Ung thư phổi là gì?

Ung thư phổi hay còn gọi là ung thư phế quản, là tình trạng tế bào ung thư khởi phát tại phổi, đây là bệnh lý ác tính phổ biến ở Việt Nam cũng như toàn thế giới.

Theo dữ liệu của Tổ chức Ghi nhận Ung thư toàn cầu Globocan (năm 2012), Việt Nam có tỷ lệ nam giới mắc ung thư phổi đạt 41,1/ 100.000 người và nữ giới là 12,2/100.000 người.

ung thư phổi

2. Yếu tố nguy cơ gây ung thư phổi?

Những yếu tố thường gặp làm tăng nguy cơ gây ung thư phổi bao gồm:

  • Hút thuốc lá (chủ động và thụ động): Đây là yếu tố nguy cơ hàng đầu gây ra bệnh ung thư phổi. Khói thuốc lá có khoảng 250 hóa chất độc hại, trong đó có tới hơn 70 chất có thể gây ung thư, có những chất có thể gây đột biến gen AND như các hợp chất hydrocarbon vòng thơm, các amin thơm, nitrosamine.
  • Tiếp xúc với các hóa chất độc hại tại nơi làm việc hoặc môi trường sống hàng ngày như: Radon, Amiăng, Asen, Beryllium, Vinyl clorua, Cadmium, Hợp chất nickel, Các hợp chất crom, Các sản phẩm than, Hơi độc lò, Ete clometyl, Khí thải dầu diesel,...
  • Tiền sử gia đình có người mắc ung thư phổi
  • Tuổi tác: Nguy cơ ung thư sẽ cao hơn ở những người lớn tuổi, đặc biệt là từ 65 tuổi trở lên.
  • Tiền sử mắc bệnh phổi: Nếu bệnh nhân đã hoặc đang mắc bệnh phổi mạn tính, thì có thể có nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi. Những bệnh về phổi bao gồm: bệnh lao, viêm phế quản mạn tính, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD).
  • Tiếp xúc với bức xạ: Nguy cơ mắc ung thư phổi sẽ tăng lên với những người tiếp xúc với tia bức xạ ion hóa. Xạ trị được sử dụng để điều trị bệnh ung thư khác có thể gây ung thư phổi thứ phát, đặc biệt ở những người hay hút thuốc lá.
ung thư phổi

3. Dấu hiệu nhận biết bạn bị ung thư phổi

Ung thư phổi ở giai đoạn sớm thường có các dấu hiệu, triệu chứng là ho khan, khó thở. Khi ung thư phát triển, những triệu chứng sẽ trở nên nặng hơn. Cũng giống như các loại ung thư khác, ung thư phổi làm cho bệnh nhân chán ăn, mệt mỏi.

Những dấu hiệu cảnh báo bạn bị ung thư phổi giai đoạn đầu:

  • Ho dai dẳng theo cơn, cảm giác đau xuất hiện khi ho
  • Ho ra máu hoặc đờm có lẫn máu
  • Khó thở, thở khò khè hoặc rít
  • Chán ăn, mệt mỏi
  • Viêm phổi hay viêm phế quản tái phát nhiều lần

Những dấu hiệu cảnh báo bạn bị ung thư phổi trong giai đoạn tiến triển:

  • Đau xương
  • Sưng mặt, cánh tay hoặc cổ
  • Nhức đầu, chóng mặt, chân tay yếu hoặc tê bì
  • Vàng da
  • Có khối u ở cổ hoặc vùng xương cổ
ung thư phổi

4. Các phương pháp chẩn đoán ung thư phổi

Căn cứ vào những tiền sử bệnh nhân, triệu chứng bệnh và quá trình thăm khám lâm sàng, nếu bác sỹ đánh giá người bệnh có nguy cơ mắc ung thư phổi, thì các phương pháp kiểm tra có thể được chỉ định để chẩn đoán chính xác bệnh nhân có bị ung thư phổi hay không?

Những phương pháp thường được sử dụng để chẩn đoán ung thư phổi bao gồm:

  • Chụp X-quang phổi: Phương pháp này giúp phát hiện những đám mờ, hình ảnh tràn dịch màng phổi, xác định vị trí, kích thước và hình thái phổi bị tổn thương.
  • Chụp CT (Cắt lớp vi tính): Giúp khảo sát vị trí, mức độ phát triển của tế bào ung thư, và các hạch di căn…
  • PET-CT: Cũng giống như CT nhưng cho kết quả chính xác hơn.
  • Xét nghiệm tế bào học trong dịch đờm
  • Chọc hút tế bào bằng kim nhỏ (FNA): Lấy tế bào nghi ngờ bị ung thư để quan sát dưới kính hiển vi.
  • Nội soi phế quản bằng ống mềm và sinh thiết tế bào bị nghi ngờ ung thư.
  • Nội soi trung thất
  • Nội soi lồng ngực
  • Ngoài ra còn cần thêm các xét nghiệm máu, sinh hóa và các xét nghiệm khác khi có chỉ định.
  • Tìm đột biến gen như đột biến EGFR, chuyển vị ALK,…
ung thư phổi

5. Các phương pháp điều trị ung thư phổi

Những phương pháp điều trị ung thư phổi bao gồm:

  • Phẫu thuật là phương pháp cắt bỏ, nạo vét các tế bào ung thư trong phổi. Đây là phương pháp điều trị tối ưu nhất cho bệnh nhân ung thư phổi ở giai đoạn I và II hoặc khối u chưa xâm lấn, di căn sang các tổ chức lân cận. Tuy nhiên, chỉ khoảng 20% bệnh nhân ung thư phổi được điều trị bằng phương pháp này, bởi đa phần đều phát hiện ở giai đoạn muộn.
  • Xạ trị là phương pháp sử dụng tia có năng lượng cao (tia X) để tiêu diệt tế bào ung thư, nó thường được chỉ định với những bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn III, bệnh nhân không thể phẫu thuật do thể trạng kém.
  • Hóa trị là phương pháp sử dụng hóa chất nhằm tiêu diệt, ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư, phương pháp này thường được áp dụng để giảm tỷ lệ di căn xa, hoặc trong trường hợp bệnh nhân không mổ được, hoặc giai đoạn có thể mổ được nhưng bệnh nhân có những bệnh lý nội khoa quan trong đi kèm khiến cuộc mổ không an toàn, thì có thể dùng các phương pháp sau: xạ trị đơn thuần (xạ trị triệt để hoặc xạ trị tạm bợ); hóa trị đơn thuần. Phối hợp hóa trị và xạ trị lần lượt hoặc hóa xạ trị đồng thời.
  • Liệu pháp trúng đích sử dụng kháng thụ thể của yếu tố tăng trưởng biểu bì EGFR hoặc ức chế men Tyrosine kinase nội bào cho thấy cải thiện triệu chứng và chất lượng cuộc sống khi có bằng chứng đột biến EGFR.
xạ trị ung thư phổi
Xạ trị ung thư phổi
ung thư phổi

6. Tiên lượng ung thư phổi

Theo thống kê của Hiệp hội Ung thư Mỹ, tỷ lệ sống sau 5 năm cho các giai đoạn ung thư phổi không tế bào nhỏ như sau:

  • Giai đoạn IA: 49%
  • Giai đoạn IB: 45 %
  • Giai đoạn IIA: 30%
  • Giai đoạn IIB: 31%
  • Giai đoạn IIIA: 14%
  • Giai đoạn IIIB: 5%
  • Giai đoạn IV: 1%

Ung thư phổi là căn bệnh nguy hiểm mang tính chất ác tính và rất phổ biến ở Việt Nam hiện nay. Do đó, bạn cần nắm được những thông tin tổng quát về căn bệnh này để phòng ngừa hay điều trị hiệu quả nhất. Khi phát sinh bất cứ vấn đề nào, bạn có thể gọi đến hotline miễn cước 18000069 để gặp chuyên gia.

Xếp hạng: 2.7 (6 bình chọn)

Kinh nghiệm điều trị bệnh ung thư