1. Nguyên tắc trong điều trị ung thư cổ tử cung
Tương tự các bệnh ung thư khác, quá trình điều trị ung thư cổ tử cung thường kéo dài và có những tác hại nhất định đến sức khỏe của người bệnh.
Do đó, trong mọi trường hợp, cần phải đảm bảo rằng phác đồ điều trị được lựa chọn không chỉ giúp tiêu diệt các tế bào ung thư, ngăn chặn sự phát triển của khối u, làm giảm các triệu chứng bệnh mà còn không được gây nên bất kỳ tổn hại nghiêm trọng nào đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh.
Việc điều trị ung thư cổ tử cung phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm: tình trạng ung thư, sức khỏe của người bệnh, điều kiện cơ sở vật chất tại nơi điều trị,... và nên được cá nhân hóa cho từng bệnh nhân.
>>> Tìm hiểu thêm: Chia sẻ của bệnh nhân ung thư cổ tử cung
Một yếu tố rất quan trọng trong điều trị ung thư cổ tử cung đó là mong muốn của người bệnh: Bệnh nhân cần được thông báo đầy đủ tình trạng sức khỏe của mình và có quyền lựa chọn:
- Liệu có nên điều trị hay không?
- Thời gian tiến hành điều trị?
- Phương pháp điều trị phù hợp?
Sau khi đã tham khảo ý kiến từ các chuyên gia kết hợp với yếu tố cá nhân cũng như mong muốn của bản thân người bệnh.
Bên cạnh đó, các lựa chọn điều trị cho bệnh nhân cần được dựa trên các hướng dẫn quốc tế, quốc gia về ung thư cổ tử cung, sự sẵn có các chuyên gia điều trị (bác sĩ phẫu thuật, bác sĩ chuyên khoa ung thư, xạ trị, hóa trị, vật lý y khoa,...) cũng như tình trạng cơ sở vật chất tại nơi điều trị.
>>> Đại đa số, các phương pháp điều trị ung thư cổ tử cung đều được nghiên cứu và xây dựng dựa trên nguyên nhân của căn bệnh này. Mời bạn tìm hiểu chi tiết hơn về vấn đề này thông qua bài viết: Nguyên nhân ung thư cổ tử cung.
2. Các phương pháp điều trị ung thư cổ tử cung
Hiện nay, 3 phương pháp điều trị đầu tay cho ung thư cổ tử cung vẫn là phẫu thuật, xạ trị và hóa trị.
2.1. Phẫu thuật ung thư cổ tử cung
Phẫu thuật là phương pháp điều trị giúp loại bỏ khối u và có thể là các mô xung quanh chúng, thường được thực hiện thông qua âm đạo hoặc qua một vết mổ ở bụng. Phương pháp này có thể được sử dụng để làm liệu pháp chính hoặc trong điều trị thứ cấp sau khi đã áp dụng một liệu pháp điều trị khác.
Phẫu thuật là liệu pháp điều trị chính
Các thủ thuật được sử dụng trong phương pháp này bao gồm:
+ Sinh thiết hình nón: phương pháp loại bỏ một vùng mô theo hình nón xung quanh lỗ mở của tử cung, bao gồm phần dưới của ống cổ tử cung. Kỹ thuật này được sử dụng trong trường hợp bệnh nhân ung thư cổ tử cung xâm lấn giai đoạn đầu và vẫn muốn duy trì khả năng sinh sản [1]
+ Cắt bỏ tử cung đơn giản: là kỹ thuật cắt bỏ toàn bộ tử cung, trong đó có cổ tử cung. Kỹ thuật này có thể được thực hiện thông qua một vết rạch ở vùng bụng dưới hoặc qua âm đạo (có hoặc không sử dụng phương pháp nội soi ổ bụng).
Cắt bỏ tử cung đơn giản thường được chỉ định trong trường hợp điều trị ung thư giai đoạn sớm ở các phụ nữ sau mãn kinh và những phụ nữ không quan tâm đến việc duy trì khả năng sinh sản.
+ Cắt bỏ tử cung triệt để: là phương pháp phẫu thuật nhằm loại bỏ cả tử cung cùng với các mô lân cận ( thường là các hạch bạch huyết trong xương chậu và xung quanh động mạch chủ). Các ống dẫn trứng và buồng trứng không cần phải loại bỏ trừ khi chúng xuất hiện các tế bào bất thường.
Phẫu thuật là phương pháp điều trị hỗ trợ
Phẫu thuật nhằm mục đích hỗ trợ điều trị thường được thực hiện khi:
- Bệnh nhân đã được tiến hành phẫu thuật, tuy nhiên hình ảnh kiểm tra bằng kính hiển vi cho thấy phần viền không chứa tế bào ung thư của phần mô bị loại bỏ quá mỏng.
- Bệnh nhân đã được tiến hành xạ trị và (hoặc) hóa trị, nhưng ung thư tái phát trở lại.
- Phẫu thuật giảm nhẹ đôi khi được thực hiện trong ung thư tiên tiến để giảm tắc nghẽn ruột, hoặc để điều trị lỗ rò (các kênh bất thường giữa âm đạo và cơ quan tiết niệu hoặc trực tràng) do bức xạ hoặc mở rộng bệnh tiểu học.
Phẫu thuật cứu hộ vẫn có thể có mục tiêu chữa bệnh cho bệnh nhân. Nó bao gồm cắt bỏ tử cung triệt để bao gồm loại bỏ một phần của âm đạo trên để giảm khả năng tái phát của bệnh ung thư.
Rủi ro và các biến chứng có thể gặp phải
Các tác dụng không mong muốn và biến chứng thường gặp trong phẫu thuật ung thư buồng trứng bao gồm:
- Chảy máu
- Nhiễm trùng
- Tổn thương các cơ quan xung quanh khu vực phẫu thuật, ví dụ như ruột già, bàng quang,...
- Hình thành cục máu đông trong hệ tĩnh mạch sâu của chi dưới (thường gặp trong trường hợp bệnh nhân bị bất động lâu ngày sau phẫu thuật
- Gia tăng nguy cơ sinh non và (hoặc) sẩy thai khi thực hiện ở những bệnh nhân mang thai.
- Vô sinh
- Rối loạn chức năng bàng quang và (hoặc) ruột.
2.2. Xạ trị liệu ung thư cổ tử cung [2]
Đây là phương pháp sử dụng các tia xạ năng lượng cao (thường là bức xạ ion hóa hoặc tia X năng lượng cao), chiếu vào khối u và các vùng xung quanh nhằm tiêu diệt các tế bào ung thư, khiến khối u bị co lại.
Máy phát các tia xạ có thể được đặt ở bên ngoài (xạ trị ngoài) hoặc bên trong cơ thể (xạ trị áp sát) hoặc có thể kết hợp cả hai phương pháp này. Thông thường, một đợt xạ trị thường kéo dài khoảng 5-8 tuần.
Xạ trị thường được sử dụng đơn độc hoặc phối hợp với phẫu thuật trong những giai đoạn đầu của ung thư cổ tử cung. Khi ung thư đã ở giai đoạn muộn, xạ trị liệu sẽ được kết hợp với hóa trị liệu nhằm giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh.
Xạ trị sơ cấp (có hoặc không kết hợp với hóa trị liệu), thường được sử dụng trong trường hợp bệnh nhân đang ở giai đoạn IIA2 hoặc cao hơn, tương đương với tình trạng khối u có kích thước lớn hơn 4 cm và ung thư đã lan ra các mô lân cận cổ tử cung.
Có 2 kỹ thuật xạ trị thường được sử dụng:
- Xạ trị ngoài: sử dụng nguồn phát bức xạ ở bên ngoài cơ thể người bệnh.
- Cận xạ trị (hay xạ trị áp sát): nguồn phát bức xạ được đặt bên trong âm đạo, gần với khối u.
b. Xạ trị trong liệu pháp bổ trợ
Xạ trị có thể sử dụng như một liệu pháp bổ trợ cho phương pháp phẫu thuật để điều trị cho người bệnh trong các trường hợp sau:
- Ung thư đã lan rộng ra ngoài cổ tử cung đến khu vực giữa tử cung và thành xương chậu hoặc các cơ quan khác trong vùng chậu.
- Sau khi cắt bỏ tử cung, xét nghiệm cho thấy có vùng tế bào lành xung quanh mô ung thư có kích thước nhỏ hơn 5 mm.
- Sau phẫu thuật, phát hiện thấy có các tế bào ung thư trong các hạch bạch huyết lân cận.
c. Xạ trị trong trị liệu thứ cấp
Thường được sử dụng trong trường hợp ung thư cổ tử cung tái phát trong vùng xương chậu của những bệnh nhân đã được điều trị trước đó bằng phẫu thuật.
d. Xạ trị trong điều trị giảm nhẹ
Phương pháp này được sử dụng trong trường hợp ung thư cổ tử cung xâm lấn tiến triển, nhằm kiểm soát các triệu chứng nghiêm trọng (như chảy máu, đau nhiều và nặng);
Bên cạnh đó, có thể dùng để hỗ trợ những bệnh nhân có sức khỏe quá yếu để có thể tiến hành hóa trị liệu hoặc xạ trị liệu đầy đủ (ví dụ suy thận nặng, tắc nghẽn niệu quản, suy gan).
Không chỉ có vậy, biện pháp này còn để điều trị di căn cô lập (ví dụ như ung thư cổ tử cung di căn đến đốt sống hoặc hạch bạch huyết).
e. Tác dụng không mong muốn và các biến chứng thường gặp
Phương pháp này không đau như phẫu thuật nhưng nó cũng gây ra nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng trên người bệnh.
Các tia bức xạ không chỉ tiêu diệt các tế bào ung thư mà còn có thể hủy hoại các tế bào lành. Điều này gây ra các biến chứng nghiêm trọng trên các cơ quan xung quanh vùng được chiếu xạ như bàng quang, niệu quản, trực tràng và tủy xương.
Các tác dụng không mong muốn khác có thể xảy ra bao gồm mãn kinh sớm, vô sinh, khó chịu hoặc đau khi giao hợp, rối loạn tiêu hóa, kích ứng da...
2.3. Hóa trị liệu ung thư cổ tử cung
Hóa trị là phương pháp đưa các thuốc gây độc tế bào vào cơ thể thông qua đường tĩnh mạch với mục đích tiêu diệt các tế bào ung thư. Phương pháp này thường là chỉ định đầu tay trong các trường hợp ung thư giai đoạn muộn.
a. Hóa trị liệu là liệu pháp chính
Hóa trị liệu ít khi được sử dụng đơn độc trong điều trị ung thư cổ tử cung. Thay vào đó, nó sẽ được phối hợp với xạ trị và phẫu thuật.
b. Hóa trị liệu bổ trợ cho xạ trị liệu
Trong trường hợp khối u rất lớn, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng hóa trị liệu để giảm kích thước khối u, sau đó mới tiến hành xạ trị. Việc tiến hành theo phác đồ này đã được chứng minh là đem lại hiệu quả điều trị cao hơn so với xạ trị ngay từ đầu.
c. Hóa trị liệu trong chăm sóc giảm nhẹ
Ngoài các trường hợp trên, hóa trị liệu cũng có thể được sử dụng để làm giảm nhẹ các triệu chứng ở phụ nữ ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối di căn đến các cơ quan khác như gan, phổi, xương,...
d. Tác dụng phụ và biến chứng thường gặp của hóa trị liệu
Tương tự xạ trị, hóa trị liệu cũng gây tổn thương các tế bào, mô và cơ quan lành. Do đó, bệnh nhân tiến hành hóa trị có thể gặp phải tác dụng không mong muốn như
- Thiếu máu, giảm bạch cầu (do tổn thương tủy xương)
- Rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, nôn, tiêu chảy (do tổn thương hệ tiêu hóa)
- Thay đổi thói quen tiểu tiện (do tổn thương hệ tiết niệu)
- Rụng tóc, sạm da, gãy móng,...
- Dị ứng với thuốc điều trị
Hầu hết các tác dụng phụ này sẽ mất đi sau khi người bệnh ngừng hóa trị liệu.
3. Chi phí điều trị ung thư cổ tử cung
Chi phí điều trị ung thư cổ tử cung không giống nhau giữa các bệnh nhân, và dao động phụ thuộc vào nhiều yếu tố như giai đoạn của bệnh, thể trạng của người bệnh, phương pháp được sử dụng, loại thuốc được sử dụng, chính sách bảo hiểm tại nơi điều trị,...
Nhìn chung, chi phí dành cho việc điều trị ung thư thường rất cao, đặc biệt khi bệnh đã ở các giai đoạn muộn.
Bên cạnh chi phí điều trị, người nhà và bệnh nhân còn tốn thêm những khoản chi phí khác như chi phí đi lại, tiền nằm viện,....
4. Chữa trị ung thư cổ tử cung ở đâu?
Để việc điều trị ung thư cổ tử cung đạt hiệu quả cao với chi phí hợp lý nhất, người bệnh nên tìm đến các bệnh viện uy tín - nơi có cơ sở vật chất đầy đủ cùng các chuyên gia về điều trị ung thư cổ tử cung. Một số địa chỉ mà bệnh nhân có thể tham khảo:
- Bệnh viện K, Hà Nội
- Bệnh viện ung bướu Đà Nẵng
- Khoa Ung bướu bệnh viện Chợ Rẫy, TP HCM
- Khoa Ung bướu bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội
- Bệnh viện Phụ sản Trung Ương, Hà Nội
5. Những lưu ý khi điều trị ung thư cổ tử cung
Bên cạnh việc điều trị, bệnh nhân cũng cần được chăm sóc sức khỏe cũng như tâm lý một cách phù hợp. Điều này không chỉ giúp cải thiện chất lượng sống cho bệnh nhân ung thư mà còn góp phần làm tăng hiệu quả điều trị ung thư.
Sau khi điều trị, bệnh nhân nên thực hiện những chế độ ăn uống - tập luyện lành mạnh để phòng ngừa ung thư cổ tử cung tái phát. Ngoài ra, người bệnh cũng cần theo dõi định kỳ nhằm phát hiện sớm ung thư tái phát để có thể điều trị kịp thời
King Fucoidan là sản phẩm được bào chế từ Fucoidan 100% tảo Mozuku và bột nghiền nấm Agaricus. Sự kết hợp hoàn chỉnh giữa Fucoidan và bột nghiền nấm Agaricus cho tác dụng chống ung thư hiệp đồng:
Theo tài liệu của Tiến sĩ Daisuke Tachikawa, Viện phó bệnh viện Matsuzaki Memorial (Thành phố Ogori, Quận Fukuoka, Kushu, Nhật Bản) chức năng hỗ trợ điều trị bệnh ung thư của Fucoidan hoạt động như sau:
- Tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch, chống hình thành khối u, chống oxi hóa, giúp ngăn ngừa sự tấn công của gốc tự do.
- Kích thích tế bào ung thư tự chết theo chương trình Apoptosis.
- Ức chế sự hình thành mạch máu mới, nhờ vậy cắt bỏ nguồn cung cấp chất dinh dưỡng nuôi sống tế bào ung thư.
- Đặc biệt, khi phối hợp với hóa – xạ trị, giúp người bệnh giảm nhẹ được độc tính, các tác dụng phụ, gia tăng hiệu quả phác đồ điều trị ung thư.
Để được tư vấn về sản phẩm và cách mua hàng, mời bạn gọi điện tới tổng đài miễn cước 18000069, để được hướng dẫn cụ thể.
Với khách hàng khu vực miền Nam vui lòng liên hệ liên hệ tổng đài 02839316468 được tư vấn và mua hàng trực tiếp từ nhà nhập khẩu chính thức sản phẩm.
Xem các địa chỉ nhà thuốc tin cậy BẤM VÀO ĐÂY để mua sản phẩm gần nhà nhất.
Dược sĩ: Võ Văn Bình
Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Không nên sử dụng Fucoidan đơn độc mà bỏ qua các phương pháp hóa – xạ trị hay phẫu thuật bác sĩ đã chỉ định.