Giải đáp 8 câu hỏi thường gặp về bệnh Ung thư cổ tử cung

Mục lục [ Ẩn ]

Trong thời gian vừa qua, kienthucungthu.vn đã nhận được rất nhiều câu hỏi từ độc giả về căn bệnh ung thư cổ tử cung. Chúng tôi đã biên tập và lựa chọn ra những câu hỏi được hỏi nhiều nhất, cùng chuyên gia lần lượt đi giải đáp các câu hỏi trong bài viết:

1. Bệnh ung thư cổ tử cung có thật sự nguy hiểm?

Bệnh ung thư cổ tử cung có nguy hiểm không? Câu trả lời rằng ung thư cổ tử cung là căn bệnh rất nguy hiểm. Sự nguy hiểm của ung thư cổ tử cung được thể hiện thông qua:

  • Tỷ lệ mắc ung thư cổ tử cung ở phụ nữ Việt Nam rất cao: Tại Việt Nam mỗi năm có khoảng hơn 200.000 phụ nữ được chẩn đoán bị mắc bệnh ung thư cổ tử cung, và có khoảng 48.000 phụ nữ chết vì bệnh ung thư cổ tử cung. Theo số liệu thống kê của Globocan, tỷ lệ mắc ung thư cổ tử cung của phụ nữ Việt Nam là 13,6/100000 dân.
  • Thời gian sống của người bệnh thấp nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời: Thường gặp ở phụ nữ độ tuổi từ 30-59, bệnh có thể dẫn đến tử vong trong vòng 3-5 năm nếu không điều trị.
  • Bệnh khó phát hiện, thường phát hiện ở giai đoạn muộn, cơ hội sống thấp: Ung thư cổ tử cung thường diễn biến âm thầm và ít triệu chứng, hoặc các triệu chứng thường dễ nhầm lẫn với các bệnh phụ khoa;… Chính vì vậy mà người bệnh thường phát hiện muộn, lúc này cơ hội điều trị bệnh rất thấp và chi phí điều trị rất tốn kém. Cơ hội sống sót sau 5 năm của bệnh nhân phát hiện ở giai đoạn IV chỉ còn khoảng 10%.
  • Các triệu chứng, biến chứng ung thư cổ tử cung ảnh hưởng nghiêm lớn tới sức khỏe, đời sống tình dục, chức năng sinh sản của phụ nữ, trong một số trường hợp việc thực hiện phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ tử cung và buồng trứng vô tình làm mất đi khả năng sinh con của người bệnh.
ung thư cổ tử cung là căn bệnh nguy hiểm
Ung thư cổ tử cung là căn bệnh nguy hiểm
ung thư cổ tử cung hỏi đáp

2. Ung thư cổ tử cung có thể chữa khỏi được không?

Ung thư cổ tử cung được đánh giá là căn bệnh có cơ hội điều trị khỏi cao nếu người bệnh được phát hiện sớm và được điều trị kịp thời. Bởi nếu phát hiện ở giai đoạn đầu, lúc này khối u ác tính còn nhỏ và chưa xuất hiện xâm lấn xa, việc thực hiện phẫu thuật bóc tách cổ tử cung hoặc cắt tử cung kèm nạo vét hạch có thể chữa khỏi cho bệnh nhân. Theo thống kê có đến 90% bệnh nhân ung thư cổ tử cung phát hiện ở giai đoạn 1 sống khỏe sau 5 năm điều trị.

Ngược lại, nếu không may được phát hiện ở giai đoạn muộn, bệnh nhân sẽ ít có cơ hội điều trị khỏi. Khi bệnh đã chuyển biến đến giai đoạn 3, 4 việc điều trị chỉ nhằm mục đích giảm triệu chứng cho bệnh nhân.

3. Ung thư cổ tử cung thường mắc ở độ tuổi nào?

Tuổi già được đánh giá là một trong những yếu tố nguy cơ gây ung thư cổ tử cung. Độ tuổi thường phát hiện mắc ung thư cổ tử cung là từ 30-59 tuổi; trong độ tuổi trung bình gặp ung thư cổ tử cung xuất hiện xâm lấn là từ 48-52 tuổi.

ung thư cổ tử cung hỏi đáp

4. Ung thư cổ tử cung có lây không? lây qua đường nào?

Về bản chất ung thư cổ tử cung là khối u ác tính phát triển tại cổ tử cung, các tế bào ác tính này không có khả năng lây trực tiếp từ người này sang người khác. Ung thư là kết quả của một quá trình tiếp xúc lâu dài với tác nhân gây bệnh dẫn đến đột biến gen và loạn sản tế bào, dần dần hình thành khối u ác tính. Do đó, ung thư cổ tử cung không thể lây truyền trực tiếp từ người này sang người khác.

ung thư cổ tử cung có lấy không

Tuy nhiên, nếu xét về nguyên nhân gây bệnh, có khoảng trên 90% các ca ung thư cổ tử cung gây ra do virus HPV. Như vậy, nếu bạn bị lây HPV,  thì bạn sẽ có nguy cơ bị mắc ung thư cổ tử cung sau một khoảng thời gian dài.

Đáng chú ý là đa số mọi người, kể cả nam giới lẫn nữ giới đều bị lây nhiễm HPV ở một thời điểm nào đó trong đời; nhưng chỉ một phần nhỏ phụ nữ trong quần thế tiến triển thành ung thư cổ tử cung. Như vậy có thể kết luận việc bị lây nhiễm HPV là khó tránh khỏi, không kể đến việc có tiếp xúc với người bệnh hay không; nhưng khả năng hình thành ung thư lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác, quan trọng nhất là hệ miễn dịch của cơ thể.

Tuy nhiên nếu bạn bị lây HPV từ người bệnh mắc ung thư cổ tử cung dù bằng bất kỳ cách nào thì bạn sẽ có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung cao hơn lây nhiễm HPV ở những người bình thường khác, nguyên nhân là do HPV lây từ người bệnh là các chủng có khả năng gây ung thư trong số rất nhiều chủng HPV tổn tại.

ung thư cổ tử cung hỏi đáp

5. Bệnh ung thư cổ tử cung có di truyền không?

Ung thư cổ tử cung có di truyền không? Câu trả lời là ung thư cổ tử cung không phải là căn bệnh di truyền. Nghĩa là nếu mẹ bạn bị mắc bệnh ung thư cổ tử cung thì bạn chắn chắn cũng sẽ bị bệnh.

Tuy nhiên, nếu trong gia đình có mẹ hoặc chị ruột mắc ung thư cổ tử cung, người phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh này cao hơn 2 đến 3 lần so với nhóm phụ nữ không có tiền căn gia đình.

Yếu tố nguy cơ ở đây được hiểu là các yếu tố làm tăng nguy cơ phát triển thành ung thư. Có những yếu tố làm tăng nguy cơ trực tiếp nhưng cũng có những nguy cơ gián tiếp. Mặt khác, nhiều trường hợp bản thân người đó có các yếu tố nguy cơ nhưng lại không phát triển thành ung thư; trong khi số khác một số người dù không có yếu tố nguy cơ nào nhưng cũng mắc ung thư. Tuy nhiên, hiểu biết về những yếu tố nguy cơ giúp giúp bạn cũng như bác sĩ có những hướng xử lý hiệu quả hơn.

6. Ung thư cổ tử cung có mang thai và sinh con được không?

Tử cung là nơi làm tổ của trứng sau thụ tinh, có chức năng mang và nuôi dưỡng bào thai. Do đó, các bất thường tại cơ quan này đều ảnh hưởng đến khả năng mang thai và sinh con ở phụ nữ.

ung thư cổ tử cung có mang thai được không
Ung thư cổ tử cung có mang thai được không?

Ung thư cổ tử cung có nghĩa là xuất hiện khối u ác tính tại cổ tử cung – đoạn cuối của tử cung, phần nối liền với âm đạo. Cổ tử cung không phải là vị trí làm tổ của bào thai, do vậy nếu phát hiện ở giai đoạn sớm khối u còn nhỏ và chưa xuất hiện tình trạng xâm lấn và được điều trị tốt, bệnh nhân vẫn có khả năng mang thai. Nếu điều trị ở giai đoạn muộn, bệnh nhân có nguy cơ phải cắt toàn bộ tử cung và mất đi khả năng mang thai và sinh con.

May mắn phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm và còn nhu cầu mang thai, người bệnh hãy trao đổi với bác sĩ để bảo tồn tử cung. Mặt khác, sau khi điều trị, nếu mang thai, bệnh nhân cũng cần trao đổi với bác sỹ nhằm theo dõi sát thai kỳ và giảm nguy cơ sảy thai.

Nhiều người bệnh có gửi câu hỏi: “Việc thực hiện phẫu thuật cắt cổ tử cung và giữ lại phần thân và đáy tử cung, phụ nữ có còn khả năng mang thai không?” Câu trả lời là người bệnh sau điều trị vẫn có thể mang thai nhưng cần theo dõi cẩn thận trong thai kỳ và thực hiện mổ lấy thai ở thời điểm gần sinh.

ung thư cổ tử cung hỏi đáp

7. Ung thư cổ tử cung có quan hệ được không?

Như đã trình bày ung thư cổ tử cung là căn bệnh nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống tình dục.

Ở giai đoạn đầu của bệnh ung thư cổ tử cung, khối u phát triển bắt đầu từ phần cổ tử cung. Trong khi giao hợp, âm đạo mới là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với dương vật, do đó có thể thấy, khối u ít ảnh hưởng đến việc quan hệ bình thường.

Tuy nhiên, ở giai đoạn xâm lấn, khối u có thể gây ra đau hoặc chảy máu khi quan hệ, đặc biệt là khi khối u ác tính đã xâm lấn xuống âm đạo.

Do đó, mặc dù không trực tiếp ảnh hưởng đến quá trình giao hợp, nhưng khối u có thể gây ra một vài trở ngại trong quá trình này, cụ thể là gây đau khi quan hệ, chảy máu âm đạo bất thường khiến phụ nữ sợ quan hệ. Khi thấy có những dấu hiệu, biểu hiện lạ trên, chị em tuyệt đối không được chủ quan, lập tức tới các cơ sở chuyên khoa để thăm khám nhằm phát hiện nguyên nhân và điều trị kịp thời.

ung thư cổ tử cung hỏi đáp

8. Ung thư cổ tử cung có chết không? sống được bao lâu?

Tiên lượng ung thư cổ tử cung phụ thuộc vào các yếu tố như: giai đoạn bệnh, di căn hạch, kích thước khối ung thư, thể trạng của bệnh nhân và mức độ triệt để của phẫu thuật. Phát hiện mắc ung thư cổ tử cung nhưng không điều trị có thể tử vong trong vòng từ 3-5 năm. Ngược lại, nếu điều trị tốt ngay từ giai đoạn đầu, người bệnh có thể được chữa khỏi. Khả năng sống thêm sau 5 năm của người bệnh ước tính theo giai đoạn bệnh nếu được điều trị tích cực như sau:

  • Giai đoạn tế bào ung thư trong liên bào: 100%.
  • Giai đoạn I: 80%.
  • Giai đoạn II: 50%.
  • Giai đoạn III: 20-30%.
  • Giai đoạn IV: dưới 10%.

Như vậy, thời gian sống thêm của bệnh nhân ung thư cổ tử cung phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó quan trọng nhất là giai đoạn bệnh và quá trình điều trị cho bệnh nhân. Phát hiện bệnh càng sớm, khả năng điều trị khỏi càng cao, do đó, người bệnh nên tầm soát định kỳ.

Hy vọng thông qua bài viết độc giả đã có thể hiểu hơn về căn bệnh ung thư cổ tử cung, giải đáp được một số khúc mắc liên quan đến căn bệnh. Để được tư vấn về cách điều trị ung thư cổ tử cung, biện pháp hỗ trợ điều trị và phòng tái phát ung thư cổ tử cung, mời gọi 18000069 để được chuyên gia tư vấn miễn phí.

Dược sĩ: Hoàng Văn Nam

Xếp hạng: 3.1 (15 bình chọn)

Kinh nghiệm điều trị bệnh ung thư