Kiến thức tổng quan về Bệnh học Ung thư cổ tử cung

Mục lục [ Ẩn ]

Ung thư cổ tử cung là loại bệnh ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ nhất trên thế giới. Vậy ung thư cổ tử cung là gì? Đâu là nguyên nhân dẫn đến ung thư cổ tử cung, triệu chứng, cách chẩn đoán xác định bệnh, chữa trị bệnh ra sao? Mời bạn đọc bài viết để có góc nhìn tổng quan nhất về căn bệnh nguy hiểm này:

1. Ung thư cổ tử cung là gì?

Ung thư cổ tử cung tên tiếng anh là Cervical Cancer.

ung thư cổ tử cung
Ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung là một căn bệnh gây ra bởi sự phát triển và phân chia bất thường của các tế bào hình thành nên cổ tử cung. Ung thư cổ tử cung thường phát triển chậm và không có triệu chứng, nhưng có thể phát hiện qua xét nghiệm định kỳ.

Cổ tử cung là đầu hẹp, thấp hơn của tử cung. Cần phân biệt được Ung thư cổ tử cung và Ung thư tử cung (Ung thư nội mạc tử cung).

Ung thư cổ tử cung là loại ung thư thường gặp ở phụ nữ ở các nước kém phát triển, chỉ đứng thứ 2 sau ung thư vú. Theo số liệu thống kê của Globocan, tỷ lệ mắc ung thư cổ tử cung của phụ nữ Việt Nam là 13,6/100000 dân. [1]

ung thư cổ tử cung

2. Yếu tố nguy cơ gây ung thư cổ tử cung là gì?

Các yếu tố nguy cơ gây ung thư cổ tử cung bao gồm:

Nhiễm virus Human papilloma virus (HPV): Nhiễm virus HPV là yếu tố nguy cơ hàng đầu gây nên ung thư cổ tử cung. Virus HPV được chia thành 2 nhóm:

  • Nhóm HPV nguy cơ thấp: Rất ít khi liên quan đến hình thành ung thư cổ tử cung.
  • Nhóm HPV nguy cơ cao: Liên quan nhiều đến việc hình thành ung thư cổ tử cung. Các loại HPV nguy cơ cao có liên quan đến các loại ung thư khác nhau, 2/3 các trường hợp ung thư cổ tử cung bị gây ra bởi virus  HPV 16 và HPV 18.

Hút thuốc lá: Phụ nữ hút thuốc lá có nguy cơ bị ung thư cổ tử cung cao gấp 2 lần những phụ nữ không hút thuốc.

Nhiễm Chlamydia

Chế độ ăn uống: Ăn ít trái cây, rau củ cũng gây tăng nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung.

Béo phì

Sử dụng thuốc tránh thai đường uống kéo dài

Có nhiều con: Phụ nữ mang thai và sinh con từ 3 lần trở lên gia tăng nguy cơ bị ung thư cổ tử cung.

Mang thai và sinh con so sớm: Những phụ nữ này có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung gấp 2 lần so với nhóm phụ nữ mang thai con so từ 25 tuổi trở lên.

Tiền sử gia đình: Nếu trong gia đình có mẹ hoặc chị ruột mắc ung thư cổ tử cung, người phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh này cao hơn 2 đến 3 lần so với nhóm phụ nữ không có tiền căn gia đình.

ung thư cổ tử cung

3. Dấu hiệu nhận biết bạn bị ung thư cổ tử cung

Giai đoạn tiền ung thư hoặc ung thư cổ tử cung giai đoạn sớm thường diễn tiến âm thầm không triệu chứng đặc hiệu, dễ nhầm lẫn với các bệnh phụ khoa khác. Những triệu chứng thường chỉ xuất hiện khi ung thư bắt đầu xâm lấn đến các mô xung quanh. Khi đó các triệu chứng hầu hết là:

  • Ra máu âm đạo bất thường, ví dụ như chảy máu sau khi quan hệ tình dục, sau khi mãn kinh, chảy máu trong khoảng thời gian giữa các kì kinh nguyệt, kinh nguyệt kéo dài hoặc lượng máu kinh nguyệt nhiều hơn bình thường.
  • Tiết dịch âm đạo mùi hôi.
  • Cảm giác đau khi quan hệ tình dục
  • Trường hợp bị xuất huyết kéo dài, sẽ xuất hiện thêm triệu chứng như thiếu máu, sụt cân, thường xuyên mệt mỏi.
dấu hiệu ung thư cổ tử cung
Ra máu âm đạo bất thường là một trong nhiều dấu hiệu của ung thư cổ tử cung
ung thư cổ tử cung

4. Các phương pháp chẩn đoán ung thư cổ tử cung

Khám vùng khung chậu và xét nghiệm Pap cho phép bác sĩ phát hiện những biến đổi bất thường trong cổ tử cung. Nếu một phụ nữ có triệu chứng hoặc kết quả xét nghiệm Pap gợi ý có các tế bào tiền ung thư hoặc ung thư cổ tử cung, bác sĩ có thể tiến hành các phương pháp khác để chẩn đoán xác định ung thư cổ tử cung, bao gồm:

Soi cổ tử cung

Soi cổ tử cung là phương pháp được sử dụng rộng rãi để kiểm tra các vùng bất thường ở cổ tử cung. Bác sĩ sử dụng một máy soi cổ tử cung để nhìn vào bên trong cổ tử cung theo dõi những biến đổi bất thường. Máy soi kết hợp một ánh sáng chói với một lăng kính phóng đại làm cho mô được nhìn thấy dễ dàng hơn.

Bác sĩ sẽ bôi một dung dịch giống dấm vào cổ tử cung trước khi soi.Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể phủ cổ tử cung bằng một dung dịch Iod, gọi là test Schiller (tét Si- le). Các tế bào lành chuyển thành màu nâu, các tế bào bất thường chuyển thành màu trắng hay vàng.

Qui trình này được thực hiện ở phòng khám của bác sĩ.

Sinh thiết

Bác sĩ lấy một mẫu mô của cổ tử cung để tìm các tế bào tiền ung thư và các tế bào ung thư. Thông thường khi sinh thiết, các bác sĩ thường tiến hành gây mê cho người bệnh. Một bác sĩ giải phẫu kiểm tra mô bằng kính hiển vi.

Có các phương pháp sinh thiết sau đây:

  • Sinh thiết khoan lỗ: Bác sĩ sử dụng một dụng cụ rỗng và sắc để lấy một mẫu nhỏ mô cổ tử cung.
  • Lip (LEEP): Bác sĩ sử dụng một vòng dây thép có điện để “lạng” một mảnh mô tròn, mỏng của cổ tử cung.
  • Nạo cổ trong: Bác sĩ sử dụng một dụng cụ nạo (hình giống một dụng cụ hình thìa nhỏ) để bào một mẫu mô nhỏ từ ống cổ tử cung. Một số bác sĩ dùng một bàn chải mềm, mỏng thay thế cho thìa nạo.
  • Khoét chóp: Bác sĩ lấy một mẫu mô hình chóp. Khoét chóp hoặc sinh thiết hình nón là để bác sĩ giải phẫu bệnh tìm xem có các tế bào bất thường xâm nhập xuống bên dưới lớp bề mặt của cổ tử cung hay không. Bác sĩ thường phải làm thủ thuật này sau khi đã gây mê toàn thân. Khoét chóp cũng có thể được sử dụng như một phương pháp điều trị đối với tổn thương tiền ung thư nếu như toàn bộ vùng bất thường có thể được lấy bỏ.

Việc lấy mô khỏi cổ tử cung có thể gây chảy máu hoặc chảy dịch. Tuy nhiên vùng đã lấy mô thường lành nhanh. Người phụ nữ có thể thấy đau nhẹ. Thuốc có thể chữa khỏi sự khó chịu này.

Khi chắc chắn bạn bị mắc ung thư cổ tử cung, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra xem ung thư đã ở giai đoạn nào bằng một số xét nghiệm như:

  • Kiểm tra tử cung, âm đạo, trực tràng và bàng quang
  • Xét nghiệm máu để kiểm tra xương, máu và thận
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT scan), cộng hưởng từ (MRI), X-quang và chụp cắt lớp phóng xạ (PET scan). Xét nghiệm bằng hình ảnh giúp bác sĩ xác định khối ung thư và xác định xem liệu các tế bào ung thư đã lan rộng chưa.
ung thư cổ tử cung

5. Các phương pháp điều trị ung thư cổ tử cung

Phẫu thuật

Với bệnh nhân ung thư cổ tử cung giai đoạn sớm, tùy từng trường hợp bệnh nhân cụ thể, bác sỹ sẽ lựa chọn áp dụng thủ thuật cắt hình nón, phẫu thuật bằng laser, phẫu thuật cắt bằng vòng dây điện hay phẫu thuật lạnh để cắt bỏ khối u cổ tử cung.

Xạ trị

Xạ trị là phương pháp sử dụng những tia có năng lượng cao (tia X) để tiêu diệt, ức chế sự phát triển của tế bào ung thư. Xạ trị thường được áp dụng để chăm sóc giảm nhẹ triệu chứng với bệnh nhân mắc ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối mà không thể phẫu thuật, hoặc được sử dụng trước và sau phẫu thuật.

Hóa trị

Hóa trị là phương pháp dùng các thuốc chống ung thư bằng đường uống hoặc tiêm vào tĩnh mạch. Thuốc sẽ vào trong máu và đi đến tất cả các vùng trong cơ thể và tiêu diệt các tế bào ung thư. Hóa trị thường được sử dụng theo chu kì, xen giữa các giai đoạn điều trị là giai đoạn hồi phục.

Liệu pháp nhắm trúng đích

Phương pháp này sử dụng những thuốc đặc hiệu, có tác động lên tế bào ung thư mà ít ảnh hưởng tới tế bào bình thường. Những thuốc này có khuynh hướng ít tác dụng phụ hơn so với những thuốc hóa trị chuẩn.

ung thư cổ tử cung

6. Tiên lượng ung thư cổ tử cung

Tiên lượng ung thư cổ tử cung phụ thuộc vào các yếu tố như: giai đoạn bệnh, di căn hạch, kích thước khối ung thư, thể trạng của bệnh nhân và mức độ triệt để của phẫu thuật.

Tỷ lệ sống sau 5 năm của bệnh nhân ung thư cổ tử cung:

  • Giai đoạn ung thư trong liên bào: 100%.
  • Giai đoạn I: 80%.
  • Giai đoạn II: 50%.
  • Giai đoạn III: 20-30%.
  • Giai đoạn IV: dưới 10%.

Trên đây là một số thông tin về căn bệnh ung thư cổ tử cung: nguyên nhân, yếu tố nguy cơ gây bệnh, dấu hiệu nhận biết, các phương pháp chuẩn đoán, điều trị cũng như tiên lượng về bệnh ung thư cổ tử cung. Để được tư vấn về biện pháp hỗ trợ điều trị và phòng tái phát ung thư cổ tử cung từ hoạt chất fucoidan nhật bản, mời bạn gọi tới tổng đài 18000069 để được chuyên gia tư vấn miễn phí. 

King Fucoidan & Agaricus là sản phẩm thực phẩm chức năng được bào chế từ fucoidan 100% tảo mozuku và bột nghiền nấm Agaricus giàu vitamin, và beta-glucan. Sự kết hợp hoàn chỉnh giữa fucoidan và nấm Agaricus cho tác dụng hỗ trợ điều trị ung thư hiệp đồng:

tac dụng fucoidan
Tác dụng của Fucoidan Nhật Bản

>>> King Fucoidan & Agaricus - “Sát thủ” hỗ trợ tiêu diệt tế bào ung thư từ Tảo & Nấm

King Fucoidan thường được các các bác sĩ bệnh viện Ung Bướu Việt Nam khuyên bệnh nhân nên sử dụng trước, trong và sau quá trình điều trị. Sử dụng Fucoidan Nhật Bản kết hợp với tuân thủ theo phác đồ điều trị, chế độ dinh dưỡng, tâm lý và tập luyên khoa học giúp nâng cao sức đề kháng, hỗ trợ điều trị, giảm tác dụng phụ hóa xạ trị, kiểm soát và kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân ung thư.

LIÊN HỆ HOTLINE: 18000069 ĐỂ NHẬN ĐƯỢC TƯ VẤN TỪ CHUYÊN GIA

Truy cập điểm bán King Fucoidan chính hãng tại các nhà thuốc gần nhà nhất TẠI ĐÂY

Dược sĩ: Nguyễn Bích Ngọc

Sản phẩm không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Xếp hạng: 3 (2 bình chọn)

Kinh nghiệm điều trị bệnh ung thư