Ung thư hạch không Hodgkin là bệnh ung thư có nguồn gốc hệ bạch huyết – một căn bệnh ác tính đang có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây. Cùng tìm hiểu chi tiết về căn bệnh này qua bài viết.
Tổng quan ung thư hạch non-Hodgkin
Ung thư hạch non -Hodgkin còn được gọi là ung thư hạch không Hodgkin hay u lympho không Hodgkin. Đây là loại ung thư phát triển từ các tế bào lympho – một loại tế bào máu trắng.
Ở nước ta, mỗi năm, ước tính có khoảng 2.300 trường hợp mới mắc bệnh Ung thư hạch không Hodgkin.
Ung thư hạch non-Hodgkin được phân loại là u lympho B hoặc u lympho T. Trong đó, Hiệp hội Ung thư Mỹ (ACS) ước tính 85% trường hợp là u lympho B.
Phân nhóm của ung thư hạch không Hodgkin phổ biên nhất là khuếch tán tế bào lympho B và ung thư hạch nang.
Nguyên nhân gây Ung thư hạch Non-Hodgkin
Hiện nay, nguyên nhân gây ung thư hạch không Hodgkin vẫn chưa được xác định. Tuy nhiên, những yếu tố liên quan sau được cho là làm gia tăng nguy cơ gây ung thư hạch Non-Hodgkin:
- Tuổi tác: Lớn tuổi là một yếu tố nguy cơ cao của ung thư hạch non-Hodgkin. Hầu hết những bệnh nhân này đều từ 60 tuổi trở lên. Cũng có một số loại phổ biến hơn ở những người trẻ tuổi.
- Giới tính: Nhìn chung, nam giới có tỉ lệ mắc cao hơn. Tuy nhiên, một số loại lại tỏ ra phổ biến ở nữ giới.
- Chủng tốc, dân tộc, địa lý: Ung thư hạch non-Hodgkin hay gặp ở các nước phát triển. Trong đó, Hoa kỳ và châu Âu có tỉ lệ cao nhất.
- Tiền sử gia đình: Cha mẹ, con cái hay anh chị em với những người mắc ung thư hạch non-hodgkin có nguy cơ phát triển bệnh cao hơn.
- Tiếp xúc với hóa chất và một số thuốc: Một số nghiên cứu đã chỉ ra các hóa chất như benzen, chất diệt cỏ và thuốc trừ sâu có thể có liên quan đến ung thư hạch non-hodgkin.
Một số loại thuốc hóa trị được sử dụng để điều trị ung thư khác có thể làm tăng nguy cơ phát triển thành ung thư hạch non-hodgkin sau nhiều năm sau đó. Tuy nhiên, không chắc rằng điều này là liên quan tới bản thân bệnh hay ở việc điều trị.
Vẫn chưa thể khẳng định nhưng đã có nghiên cứu cho biết một số loại thuốc sử dụng để điều trị viêm khớp dạng thấp (như methotrexat) và các chất ức chế yếu tố hoại tử khối u (TNF), có thể làm gia tăng nguy cơ ung thư hạch non-hodgkin.
Tiếp xúc với bức xạ: Những người sống sót sau tai nạn của lò phản ứng hạt nhân hay bom nguyên tử và những người điều trị xạ trị có nguy cơ mắc bệnh.
Hệ miễn dịch suy yếu: Những người cấy ghép nội tạng được điều trị bằng thuốc ức chế miễn dịch hay bị nhiễm virrut suy giảm miễn dịch ở người (HIV), suy giảm miễn dịch bẩm sinh cũng dễ bị ung thư hạch non-hodgkin hơn.
Bệnh tự miễn (viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ,…): Hệ thống miễn dịch hoạt động quá mức trong các bệnh tự miễn có thể làm cho các tế bào lympho phát triển và phân chia thường xuyên hơn bình thường. Điều này có thể làm tăng nguy cơ phát triển thành các tế bào ung thư hạch.
Một số bệnh nhiễm trùng: Một số bệnh nhiễm trùng có thể làm tăng nguy cơ ung thư hạch non-Hodgkin theo nhiều cơ chế. Có thể trực tiếp tác động đến DNA của tế bào lympho, biễn đổi chúng thành tế bào ung thư; có thể làm suy yếu hệ miễn dịch hay kích thích miễn dịch mạn tính.
Trọng lượng cơ thể và chế độ ăn uống: Chế độ ăn giàu chất béo, thịt có thể làm tăng nguy cơ của bạn.
Những triệu chứng của Ung thư hạch không Hodgkin
Ung thư hạch non-Hodgkin có thể gây ra nhiều triệu chứng khác nhau tùy thuộc vào loại ung thư hạch và vị trí của nó trong cơ thể. Đôi khi có thể không gây ra bất kỳ triệu chứng cho đến khi nó phát triển khá lớn.
Một số dấu hiệu thường gặp:
- Sưng hạch bạch huyết (ở hai bên cổ, háng, nách hoặc phía trên xương cổ): Có thể nhìn hoặc xờ thấy như những u cục dưới da. Tuy nhiên, thường không thấy đau đớn. Mặc dù đây là triệu chứng phổ biến của ung thư hạch nhưng lại hay gặp hơn ở nhiễm trùng.
- Sốt: Có thể đến và đi qua vài ngày hoặc vài tuần mà không bị nhiễm trùng.
- Giảm cân không mong muốn: Ít nhất 10% trọng lượng cơ thể trên 6 tháng.
- Mệt mỏi.
- Bụng sưng: Khi các u hạch bắt đầu phát triển ở vùng bụng, lá lách hay gan nhưng cũng có thể là so sự tích tụ của một lượng chất lỏng.
- Cảm thấy no sau khi chỉ một lượng nhỏ thức ăn: u hạch ở lách đè lên dạ dày gây ra cảm giác thèm ăn và cảm thấy no sau bữa ăn nhỏ.
- Đau ngực hoặc áp lực: Khi ung thư hạch đã phát triển hoặc lan tới hạch bạch huyết vùng ngực.
- Khó thở hoặc ho: U hạch phát triển ở tuyến ức hoặc ngực có thể ấn vào khí quản gần đó và gây ho, khó thở.
- Nhiễm trùng nặng hoặc thường xuyên.
- Dễ bầm tím hoặc chảy máu: U lympho trong da thường xuất hiện dưới dạng cục u ngứa, đỏ hoặc tím.
Các giai đoạn phát triển của Ung thư hạch non-hodgkin
Ung thư hạch không Hodgkin có 4 giai đoạn:
- Giai đoạn I: Ung thư giới hạn ở một vùng hạch bạch huyết hoặc một nhóm lân cận.
- Giai đoạn II: Ung thư nằm trong hai vùng hạch bạch huyết hoặc đã xâm chiếm một cơ quan và các hạch bạch huyết gần đó nhưng vẫn còn giới hạn ở một phần của cơ thể, trên/dưới cơ hoành.
- Giai đoạn III: Ung thư di chuyển đến các hạch bạch huyết cả trên và dưới cơ hoành và có thể được tìm thấy trong các hạch bạch huyết trên màng ngăn và trong lá lách.
- Giai đoạn IV: Đây là giai đoạn tiên tiến nhất của ung thư hạch không Hodgkin. Các tế bào ung thư nằm trong một vài phần của một hoặc nhiều cơ quan và mô.
Chẩn đoán Ung thư hạch non-Hodgkin
Trước tiên, bác sĩ sẽ hỏi bạn về tiền sư bệnh án cá nhân và gia đình của bạn. Sau đó, cần trải qua các xét nghiệm và thủ thuật để chẩn đoán u lympho không Hodgkin, bao gồm:
- Khám lâm sàng: Bác sĩ sẽ kiểm tra các hạch bạch huyết bị sung ở cổ, nách và háng, cũng như lá lách hoặc gan bị sưng.
- Xét nghiệm máu và nước tiểu: Xét nghiệm máu và nước tiểu có thể giúp loại trừ nguyên nhân nhiễm trùng hoặc bệnh khác.
- Chẩn đoán hình ảnh: Để tìm khối u trong cơ thể của bạn. Các xét nghiệm có thể bao gồm chụp cắt lớp CT, MRI và PET.
- Sinh thiết hạch bạch huyết: Nhằm loại bỏ tất cả hoặc một phần của một hạch bạch huyết để phân tích, có thể tiết lộ bạn có u lympho không Hodgkin hay không và nếu có thì loại nào.
- Sinh thiết tủy xương: Để tìm kiếm tế bào ung thư trong tủy xương.
Điều trị Ung thư hạch non-Hodgkin
Phương pháp điều trị u lympho không Hodgkin tùy thuộc vào loại và giai đoạn bệnh, sức khỏe tổng thể của bạn.
Điều trị không phải lúc nào cũng cần thiết:
- Nếu u lympho của bạn dường như phát triển chậm, chưa gây ra triệu chứng có thể không cần điều trị trong nhiều năm. Điều trị có thể chờ cho đến khi bệnh tiến triển.
- Điều trị trì hoãn không có nghĩa là bạn sẽ tự mình điều trị. Bác sĩ của bạn có thể sẽ lên lịch kiểm tra định kỳ vài tháng một lần để theo dõi tình trạng của bạn và đảm bảo rằng ung thư của bạn không tiến triển.
Các phương pháp điều trị ung thư hạch không Hodgkin là hóa trị, xạ trị, ghép tế bào gốc, liệu pháp miễn dịch hay phẫu thuật. Ngoài ra, còn sử dụng liệu pháp điều trị hỗ trợ.
Hóa trị
Đây là phương pháp điều trị chính cho hầu hết những người bị u lympho không Hodgkin.
Tùy thuộc vào loại và giai đoạn của ung thư hạch, hóa trị có thể được sử dụng một mình hoặc kết hợp với các phương pháp điều trị khác.
Xạ trị
Phương pháp này thường được sử dụng trong một số trường hợp sau:
- Điều trị chính cho một số loại NHL nếu chúng được phát hiện sớm (giai đoạn I hoặc II), bởi vì các khối u này phản ứng rất tốt với bức xạ. Còn khi bệnh tiến triển nặng hơn thì bức xạ đôi khi được sử dụng cùng với hóa trị liệu.
- Những người nhận được cấy ghép tế bào gốc có thể chiếu bức xạ cho toàn bộ cơ thể cùng với hóa trị liệu liều cao, để cố gắng tiêu diệt các tế bào lympho khắp cơ thể.
- Giảm bớt các triệu chứng gây ra bởi u lympho đã lan đến các cơ quan nội tạng, như não hoặc tủy sống, hoặc khi một khối u gây ra đau đớn vì nó tác động lên dây thần kinh.
Liệu pháp miễn dịch
Liệu pháp miễn dịch là phương pháp điều trị nhằm tăng cường hệ thống miễn dịch của bệnh nhân hoặc sử dụng các sản phẩm nhân tạo của hệ thống miễn dịch để tiêu diệt các tế bào lympho hoặc làm chậm sự tăng trưởng của chúng.
Kháng thể đơn dòng
Kháng thể là các protein do hệ miễn dịch của bạn tạo ra, giúp chống nhiễm trùng. Kháng thể đơn dòng là phiên bản nhân tạo của chúng, đáp ứng với một kháng nguyên chuyên biệt.
Hiện một số kháng thể đơn dòng hiện đang được sử dụng để điều trị như Rituximab (Rituxan), Obinutuzumab (Gazyva), Ofatumumab (Arzerra), Ibritumomab tiuxetan (Zevalin), Alemtuzumab (Campath), Brentuximab vedotin (Adcetris).
Thuốc ức chế checkpoint
Checkpoint là thụ thể bề mặt tế bào miễn dịch, bạn có thể coi nó là một phần trên bề mặt của tế bào miễn dịch này, có chức năng điều hòa tín hiệu tế bào và kìm hãm hoạt động của chúng. Mà các tế bào ung thư tăng cường sự biểu hiện các checkpoint này để tránh bị tấn công bởi hệ miễn dịch. Do đó, ngăn cản hoạt động của checkpoint sẽ giúp điều trị ung thư như Pembrolizumab (Keytruda).
Thuốc miễn dịch
Các loại thuốc như thalidomide (Thalomid) và lenalidomide (Revlimid) được cho là có tác dụng chống lại một số bệnh ung thư bằng cách tác động đến các bộ phận của hệ thống miễn dịch, mặc dù chính xác cơ chế tác dụng không rõ ràng. Chúng điều trị một số loại ung thư hạch, thường là sau khi các phương pháp điều trị khác đã được thử nhưng không hiệu quả.
Những loại thuốc này có thể gây dị tật bẩm sinh nghiêm trọng nếu dùng trong thai kỳ nên không dùng cho phụ nữ có hoặc đang có kế hoạch mang thai.
Điều trị tế bào T thụ thể kháng nguyên (CAR)
Trong điều trị này, các tế bào miễn dịch được gọi là tế bào T được lấy ra khỏi máu của bệnh nhân và biến đổi, nhân lên trong phòng thí nghiệm để có các thụ thể có thể gắn vào các protein trên bề mặt của các tế bào ung thư hạch. Sau đó, chúng được đưa trở lại vào máu của bệnh nhân, tìm ra các tế bào ung thư hạch và khởi động một cuộc tấn công miễn dịch chống lại chúng.
Cụ thể, liệu pháp Axicabtagene ciloleucel (Yescarta), Tisagenlecleucel (Kymriah) đã được FDA chấp thuận để điều trị một số loại ung thư hạch non-Hodgkin.
Ghép tế bào gốc (ghép tủy xương)
Hóa trị liều cao sẽ giúp tiêu diệt nhiều tế bào ung thư hơn nhưng chúng sẽ làm hư hại tủy xương – nơi các tế bào máu mới được tạo ra. Vì thế, có thể sử dụng cấy ghép tế bào gôc tạo máu để phục hồi tủy xương sau khi dùng hóa trị liều cao.
Mặc dù chỉ một số ít người bị ung thư hạch được điều trị bằng liệu pháp này nhưng con số này đang tăng lên.
Có 2 loại cấy ghép tế bào gốc chính dựa trên vị trí của tế bào gốc.
- Tự ghép: Các tế bào gốc của chính bệnh nhân được sử dụng. Chúng được lấy nhiều lần trong tuần trước khi điều trị và được đông lạnh, lưu trữ trong khi người được điều trị (hóa trị liều cao và / hoặc bức xạ). Sau đó được đưa trở lại vào máu của bệnh nhân qua đường tĩnh mạch.
- Dị ghép: Các tế bào gốc lấy từ một người khác, chủ yếu là người nhà của bệnh nhân. Loại mô của người hiến tặng càng phù hợp với loại mô của bệnh nhân càng tốt, để giúp ngăn ngừa nguy cơ xảy ra các vấn đề nghiêm trọng trong việc cấy ghép.
Trong 2 phương pháp, chủ yếu là sử dụng tự ghép. Tuy nhiên, khi ung thư hạch đã lan tới tủy xương hoặc máu thì phương pháp dị ghép lại được ưu tiên vì khó có thể có được mẫu tế bào gốc của bệnh nhân mà không có tế bào ung thư hạch.
Phẫu thuật
Phẫu thuật thường được sử dụng để lấy mẫu sinh thiết để chẩn đoán và phân loại ung thư hạch nhưng hiếm khi được sử dụng như một hình thức điều trị. Phẫu thuật có thể được sử dụng để điều trị u lympho chỉ bị giới hạn ở một khu vực. Tuy nhiên, khi này xạ trị thường được ưu tiên hơn phẫu thuật.
Các phương pháp điều trị hỗ trợ
Phương pháp điều trị để ngăn ngừa nhiễm trùng:
- Thuốc kháng sinh, thuốc kháng virut: Những bệnh nhân điều trị bằng thuốc hóa trị như fludarabin hay kháng thể đơn dòng alemtuzumab có nguy cơ nhiễm trùng cao, chủ yếu ở những người suy giảm miễn dịch. Sử dụng thuốc chống virut như acyclovir để ngăn nhiễm CMV hay trimethoprim với sulfamethoxazol để ngăn ngừa viêm phổi do Pneumocystis.
- Globulin miễn dịch:Nếu mức độ kháng thể trong máu thấp thì có thể tiêm globulin miễn dịch.
Điều trị cho trường hợp thiếu máu
- Số lượng bạch cầu thấp: Có thể tiêm filgrastim (Neupogen) hoặc pegfilgrastim (Neulasta), để tăng số lượng bạch cầu trung tính của bạn.
- Số lượng tiểu cầu thấp: Sử dụng các thuốc ảnh hưởng đến hệ miễn dịch như corticosteroid hay một loại thuốc làm tăng tiểu cầu như eltrombopag (Promacta) hoặc romiplostim (Nplate).
- Số lượng hồng cầu thấp: Có thể sử dụng corticosteroid,…
- Giảm đau: Bạn có thể được điều trị đau bằng ibuprofen hoặc morphin-giảm đau hiệu quả hơn.
- Buồn nôn, chán ăn: Sử dụng thuốc và thực phẩm bổ sung calo cao.
Khi gặp bất cứ triệu chứng nào khác, bạn nên báo với nhân viên y tế để có những giải pháp thích hợp.
King Fucoidan & Agaricus - Liệu pháp miễn dịch mới giúp hỗ trợ điều trị ung thư hạch hiệu quả
Hiện nay, có một số loại hoạt chất được dùng phổ biến trong liệu pháp miễn dịch ung thư như tinh chất curcumin, Beta 1.3 Glucan, Beta 1.6 Glcucan, Fucoidan…Fucoidan là một loại hợp chất hỗ trợ điều trị ung thư bằng liệu pháp miễn dịch sinh học được các nhà khoa học trên thế giới nghiên cứu và áp dụng. Trong hơn 10 năm qua đã có trên 300 công trình nghiên cứu khẳng định tác dụng hiệu quả của Fucoidan với ung thư. Nhiều bác sĩ đã tin tưởng sử dụng Fucoidan như một liệu pháp miễn dịch kết hợp với các phác đồ điều trị cho bệnh nhân ung thư và thu được những kết quả đáng kinh ngạc.
Tại Việt Nam, đã có một sản phẩm với thành phần chứa Fucoidan được chiết xuất từ tảo nâu Mozuku (loại tảo chứa hàm lượng Fucoidan cao nhất và tốt nhất) là King Fucoidan & Agaricus. Đây là sản phẩm Fucoidan chính hãng duy nhất được nhập khẩu từ Nhật Bản và có giấy phép lưu hành từ Bộ Y Tế.
Dược sĩ Mai Hương