Tổng quan Bệnh học Ung thư Thanh Quản

Mục lục [ Ẩn ]

Ung thư thanh quản là loại ung thư thường gặp nhiều ở Việt Nam và với số lượng ngày càng nhiều. Ung thư này thường gặp ở lứa tuổi 45 – 70, nam giới chiếm 95%. Bài viết này sẽ giúp các bạn có cái nhìn tổng quan nhất về căn bệnh quái ác này.

1. Tổng quan về ung thư thanh quản

Ung thư thanh quản là gì?

Vị trí của thanh quản nằm ngay phía trước cổ và phía trên thanh quản. Bộ phận này thường được gọi là hộp âm, có vai trò quan trọng tạo ra âm thanh, giọng nói. Khi thanh quản bị tổn thương các chức năng này cũng bị ảnh hưởng theo.

Ung thư thanh quản là một dạng ung thư biểu mô trong thanh quản, chỉ khối u nằm trong lòng thanh quản bao gồm mặt dưới thanh nhiệt, băng thanh thất, thanh thất Morgagni, dây thanh và cuối cùng là hạ thanh môn. Nếu xét trong phạm vi tai mũi họng thì ung thư này đứng vào hàng thứ 4 sau ung thư vòm họng, ung thư mũi xoang và ung thư hạ họng. Theo thống kê của nhiều nước trên thế giới thì ung thư thanh quản chiếm khoảng 2% tổng số các loại ung thư thường gặp.

ung thư thanh quản
Vị trí ung thư thanh quản

Phân loại ung thư thanh quản

  • Ung thư tầng trên thanh quản hay gọi là ung thư tiền đình thanh quản: vị trí xuất phát thường ở mặt thanh quản của thanh thiệt
  • Ung thư thanh thất Morgagni: loại ung thư này chiếm khoảng 8-10% ung thư thanh quản.
  • Ung thư dây thanh:  Tiến triển chậm, giai đoạn muộn lan lên tiền đình hay xuống hạ thanh môn.
  • Ung thư hạ thanh môn: loại ung thư này hiếm gặp, thường phát hiện ở giai đoạn muộn.
ung thư thanh quản

2. Nguyên nhân gây ung thư thanh quản

Nguyên nhân

Tất cả các loại ung thư bắt đầu với một sự thay đổi trong ADN của tế bào. Sự thay đổi trong ADN làm cho sự tái tạo các tế bào không kiểm soát được, tạo ra một sự tăng trưởng của mô gọi là bướu (khối u). Ung thư thanh quản gây ra bởi những thay đổi trong các tế bào của thanh quản, cho đến thời điểm hiện nay vẫn không rõ ràng chính xác lý do tại sao điều này xảy ra.

Các chuyên gia chưa tìm ra được lý do tại sao các ADN bên trong các tế bào của thanh quản bị ảnh hưởng trong trường hợp ung thư thanh quản. Tuy nhiên, thực tế, người ta nghi ngờ ung thư thanh quản có liên quan đến thuốc lá, người tiếp xúc với niken, amiant, crom hya người có tiền sử chạy tia xạ tuyến giáp, đường ăn và đường thở

Yếu tố nguy cơ

Có rất nhiều yếu tố có thể làm tăng khả năng mắc ung thư thanh quản như:

  • Độ tuổi: người trên 50 tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao hơn
  • Giới tính: nam giới có nguy cơ bị ung thư thanh quản nhiều hơn nữ giới
  • Tiền sử gia đình: Trong gia đình đã có người mắc bệnh thì sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn
  • Hút thuốc, rượu bia: các hóa chất độc hại trong thuốc lá và rượu bia sẽ làm tổn hại các mô trong thanh quản, dẫn đến nguy cơ mắc ung thư thanh quản.
  • Bệnh: khi bị bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) dễ có nguy cơ dẫn đến ung thư thanh quản
  • Điều kiện làm việc: tiếp xúc nhiều với hóa chất như axit sulfuric và asbestos.
thuốc lá gây ung thư thanh quản
Thuốc lá gây ung thư thanh quản 
ung thư thanh quản

3. Triệu chứng ung thư thanh quản

Triệu chứng điển hình của bệnh ung thư thanh quản bao gồm:

  • Dấu hiệu khàn tiếng ngày càng tăng và dẫn đến phát âm khó khăn, khàn đặc, mất tiếng.
  • Khó thở xuất hiên và tăng dần măc dù triêu chứng này đã có từ lâu nhưng ở mức độ nhẹ, bênh nhân thích ứng được, nhưng sau đó xuất hiện từng cơn khó thở, nguy kịch nhất là khi bị kích thích dẫn đến co thắt thanh quản, đôi khi kèm theo môt bôi nhiễm thứ phát thì khó thở năng.
  • Ho: cũng là triêu chứng hay găp nhưng kín đáo và mang tính chất kích thích, đôi khi có từng cơn ho kiểu co thắt, khó nuốt, đau khi nuốt, chán ăn và sút cân, nổi hạch cổ và khó thở.
  • Cảm giác đau: triệu chứng này chỉ xuất hiện khi khối u đã lan đến bờ trên của thanh quản, nhất là khi khối u đã bị loét. Đau thường lan lên tai và đau nhói lúc nuốt.
  • Khi bệnh phát triển đến giai đoạn muộn thì xuất hiện nuốt khó và săc thức ăn, xuất tiết vào đường thở thì gây nên những cơn ho săc sụa. Ở giai đoạn này, toàn thể trạng cũng bị ảnh hưởng.

4. Sự di căn của ung thư thanh quản

Tuỳ thuôc vào vị trí của thương tổn u, nên hạch cổ di căn cũng khác nhau vì nó phụ thuôc vào hệ thống bạch mạch của vùng đó. Ung thư vùng thượng thanh môn thường có hạch cổ di căn sớm, còn ung thư vùng hạ thanh môn thì di căn xuất hiện muộn hơn. Các hạch vùng này thường ở sâu, nên khám phát hiện lâm sàng khó hơn.

Di căn xa của ung thư thanh quản ít găp hơn của ung thư hạ họng, theo nhân xét của nhiều nhà nghiên cứu, thường hay găp là di căn vào phổi (4%) sau đó là côt sống, xương, gan, dạ dày, thực quản (1,2%). Cho đến nay, vẫn chưa xác định được những yếu tố gì có liên quan giữa u nguyên phát và di căn xa vào phổi, phế quản, vì vậy viêc kiểm tra các thương tổn ở phổi trước khi điều trị ung thư thanh quản là hết sức cần thiết.

ung thư thanh quản

5. Chẩn đoán ung thư thanh quản

Để chẩn đoán ung thư thanh quản, bác sĩ dựa trên kết quả khám, xét nghiệm sau:

  • Dựa vào triệu chứng lâm sàng: khàn tiếng ngày càng tăng, khó thở khi hít vào, nuốt vướng, nuốt đau vùng thanh quản, hạ họng, hạch di căn vùng cổ
  • Dựa vào hình ảnh nội soi
  • Chụp CT scan giúp cho đánh giá khối ung thư, mức độ xâm lấn, hạch cổ
  • Sinh thiết khối u
  • Chọc hút hạch di căn.

* Chú ý: Chuẩn đoán bệnh ung thư thanh quản khác với lao thanh quản, khi bị lao thanh quản cần khám chuyên khoa phổi, chụp phổi, sinh thiết. Liệt hồi quy gây cố định dây thanh, nhưng niêm mạc thanh quản bình thường, không có hiện tượng sùi, loét

ung thư thanh quản

6. Cách điều trị bệnh ung thư thanh quản

Cho tới thời điểm hiện nay có hai phương pháp điều trị ung thư thanh quản là phẫu thuật và xạ trị.

Phương pháp phẫu thuật

Đây là phương pháp cắt bỏ một phần khối u thanh quản khi khối u còn khu trú chưa có di căn. Phương pháp này là phẫu thuật bảo tồn, sau mổ bệnh nhân còn bảo tồn các chức năng phát âm, thở qua đường mũi. Nếu phát hiện sớm tỷ lệ sống trên 5 năm cao đạt 60 – 75%.

Trong trường hợp phát hiện bệnh trễ, có hạch di căn thường phải cắt thanh quản toàn phần nhằm cứu sống người bệnh nên thường cắt rộng, do vậy bệnh nhân không còn nói được và thở qua lỗ mở khí quản vĩnh viễn. Tỷ lệ sống sau 5 năm còn 30-35%.

Vì vậy cần lưu ý ở người trên 40 tuổi khàn tiếng kéo dài trên 2 tuần, cần khám nội soi tai mũi họng.

Phương pháp xạ trị

Xạ trị là phương pháp trong điều trị ung thư dây thanh có hiệu quả cao. Trong trường hợp ung thư trên thanh môn cần mở rộng cả khối u và các hạch di căn. Còn với ung thư hạ thanh môn cần xạ trị xuống trung thất và vùng hạch cảnh hai bên.

Xạ trị kết hợp sau phẫu thuật cho kết quả tốt.

ung thư thanh quản

6. Biện pháp theo dõi và phòng tái phát sau điều trị

Ung thư thanh quản có thể thuyên giảm nếu bạn hỏi bác sĩ về khả năng bị mất giọng sau khi điều trị và những phương pháp tập luyện để có thể nói trở lại.

Bên cạnh đó, bạn có thể áp dụng các thói quen sinh hoạt sau để hạn chế diễn tiến của bệnh:

  • Thực hiện theo chế độ dinh dưỡng phù hợp và lành mạnh
  • Thường xuyên vận động và tập luyện thể thao
  • Sử dụng thuốc và tái khám theo đúng chỉ định của bác sĩ.

King Fucoidan là sản phẩm được bào chế từ Fucoidan 100% tảo Mozuku và bột nghiền nấm Agaricus. Sự kết hợp hoàn chỉnh giữa Fucoidan và bột nghiền nấm Agaricus cho tác dụng chống ung thư hiệp đồng:

tac dụng fucoidan
Tác dụng của Fucoidan Nhật Bản

King Fucoidan là sản phẩm thường được các các bác sĩ bệnh viện Ung Bướu Việt Nam khuyên bệnh nhân nên sử dụng trước, trong và sau quá trình điều trị. Sử dụng Fucoidan Nhật Bản kết hợp với tuân thủ theo phác đồ điều trị, chế độ dinh dưỡng, tâm lý và tập luyên khoa học giúp nâng cao sức đề kháng, hỗ trợ điều trị, giảm tác dụng phụ hóa xạ trị, kiểm soát và kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân ung thư.

Để được tư vấn về sản phẩm và cách mua hàng, mời bạn gọi điện tới tổng đài miễn cước 18000069,hoặc để được hướng dẫn cụ thể. 

Với khách hàng khu vực miền Nam vui lòng liên hệ liên hệ tổng đài 02839316468 được tư vấn và mua hàng trực tiếp từ nhà nhập khẩu chính thức sản phẩm.

Xem các địa chỉ nhà thuốc tin cậy BẤM VÀO ĐÂY để mua sản phẩm gần nhà nhất.

Dược sĩ: Bích Ngọc

Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Không nên sử dụng Fucoidan đơn độc mà bỏ qua các phương pháp hóa – xạ trị hay phẫu thuật bác sĩ đã chỉ định.

Xếp hạng: 3.7 (4 bình chọn)

Kinh nghiệm điều trị bệnh ung thư