Ung thư lưỡi là căn bệnh ung thư ít gặp, không khó điều trị, nhưng lại có các triệu chứng dễ nhầm lẫn với các bệnh răng miệng thông thường nên thường chỉ phát hiện khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn muộn nguy hiểm. Cùng tìm hiểu tổng quan về ung thư lưỡi, nguyên nhân gây bệnh, các triệu chứng điển hình, cách chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa hiệu quả trong bài viết:
1. Tổng quan về ung thư lưỡi
Ung thư lưỡi là loại ung thư hình thành các khối u ác tính tại lưỡi, khối u có thể dạng sùi, sùi loét hoặc dạng vết loét lâu liền, dạng thâm nhiễm cứng.
Ung thư lưỡi là loại ung thư hiếm gặp nhưng chiếm tỷ lệ cao trong các loại ung thư vùng khoang miệng. Ở nước ta, tỷ lệ mắc ung thư lưỡi đang có xu hướng gia tăng và thường được phát hiện ở giai đoạn muộn cũng như để lại nhiều hậu quả nặng nề.
Theo thống kê của chương trình SEER (chương trình thu thập và phân tích số liệu về ung thư trên dân số Mỹ), ung thư lưỡi chiếm khoảng 1% số ca ung thư tại Mỹ với ước tính khoảng 17,100 ca mắc mới vào năm 2018 cùng với đó là khoảng 2,510 ca tử vong (chiếm khoảng 0,4%). Ung thư lưỡi thường gặp ở nam giới từ độ tuổi 40-45 trở lên, trong đó năm giới độ tuổi 55-64 có tỷ lệ phát hiện cao nhất.
2. Nguyên nhân gây ung thư lưỡi
Hiện nay nguyên nhân dẫn đến ung thư lưỡi vẫn chưa được phát hiện rõ ràng. Tuy nhiên nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng một số yếu tố sau đây có thể gia tăng nguy cơ ung thư lưỡi:
- Virus HPV
- Hút thuốc lá
- Uống nhiều bia rượu
- Thói quen ăn trầu
- Chế độ ăn uống không hợp lý (thiếu hoa quả, rau xanh, nhiều chất béo,..)
- Không giữ gìn vệ sinh răng miệng
- Nguyên nhân do di truyền, tiền sử gia đình,…
3. Triệu chứng ung thư lưỡi
Có thể liệt kê các triệu chứng, dấu hiệu điển hình của ung thư lưỡi giai đoạn đầu, giai đoạn cuối như sau:
Giai đoạn đầu
Triệu chứng giai đoạn đầu của ung thư lưỡi khá nghèo nàn và có nhiều đặc điểm tương tự như các bênh răng miệng thông thường (điển hình như nhiệt miệng) nên thường bị người bệnh xem nhẹ:
- Cảm giác như có dị vặt cắm vào lưỡi, khó chịu nhưng qua đi nhanh
- Niêm mạc lưỡi xuất hiện mảng trắng
- Lưỡi dễ chảy máu không rõ nguyên nhân
- Xuất hiện các vết lở loét kéo dài khó lành
- Đau họng, khó khăn khi nuốt kéo dài dai dẳng
- Thay đổi giọng nói bất thường
- Tổn thương trên lưỡi rắn, chắc, không mềm mại như bình thường
- Có khả năng xuất hiện hạch ở cổ trong một số trường hợp.
Giai đoạn muộn
Đến giai đoạn muộn, bệnh nhân sẽ gặp phải các triệu chứng như sau:
- Mệt mỏi, sút cân
- Đau dai dẳng, tăng lên khi nói và ăn, đặc biệt là khi ăn thức ăn cay nóng
- Tiết nhiều nước bọt
- Chảy máu thường xuyên do lưỡi bị hoại tử
- Hơi thở có mùi khó chịu
- Sốt nhẹ nhưng kéo dài nhiều tháng
- Rối loạn tiêu hóa
4. Chẩn đoán ung thư lưỡi
Để chẩn đoán ung thư lưỡi, bác sĩ sẽ dựa trên các biểu hiện lâm sàng là các tổn thương trên lưỡi hoặc khám hạch kèm theo đó là sinh thiết mô để chẩn đoán xác định.
Ngoài ra một số xét nghiệm khác như: xét nghiệm tế bào học tại hạch cổ, chụp X-quang xương hàm dưới, X-quang tim phổi, chụp cắt lớp vi tính lồng ngực, cộng hưởng từ sọ não,… sẽ được tiến hành để xác định giai đoạn của bệnh cũng như tình trạng di căn.
5. Cách điều trị ung thư lưỡi
Phương pháp điều trị ung thư lưỡi phụ thuộc vào giai đoạn tiến triển của bệnh cũng như tình trạng di căn. Bệnh nhân có thể chỉ tiến hành một phương pháp điều trị hoặc phối hợp nhiều phương pháp. Dưới đây là một số phương pháp thường được sử dụng:
- Phẫu thuật: là phương pháp cơ bản nhất để điều trị ung thư lưỡi, đặc biệt là ở giai đoạn sớm. Khi khối u đã phát triển, bệnh nhân có thể phải cắt bỏ một phần lưỡi khiến chất lượng sống của bênh nhân bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Tuy nhiên các nhà khoa học đã mang tới hy vọng mới cho bệnh nhân ung thư lưỡi qua việc phát triển phương pháp tái tạo lưỡi với mục tiêu giảm thiểu tối đa tổn thương lưỡi, hỗ trợ khả năng nói, ăn uống của bệnh nhân sau khi phẫu thuật.
- Xạ trị: phương pháp này có thể sử dụng đơn thuần trong các trường hợp ung thư lưỡi giai đoạn muộn không còn chỉ định phẫu thuật hoặc để triệt căn trong trường hợp giai đoạn sớm. Ngoài ra xạ trị còn được phối hợp sau phẫu thuật để diệt nốt tế bào ung thư còn sót lại.
- Điều trị hóa chất: Chỉ định điều trị hóa chất trước, hay sau phãu thuật – xạ trị nhằm mục đích giảm thể tích khối u, ngăn chặn sự phát triển của khối u, khu trú tổn thương, từ đó giúp cho quá trình phẫu thuật và xạ trị thuận lợi hơn. Ngoài ra có thể chỉ định hóa chất đơn độc ở giai đoạn cuối giúp giảm triệu chứng, cải thiện thời gian sống thêm, nâng cao chất lượng sống.
6. Lời khuyên phòng bệnh
Mặc dù ung thư lưỡi có thể điều trị tuy nhiên tất cả các biện pháp điều trị đều gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng sống của bệnh nhân. Thêm vào đó đa số các trường hợp ung thư lưỡi ở Việt Nam khi được phát hiện đã là giai đoạn muộn khiên việc điều trị và phục hồi sau điều trị càng trở nên khó khăn. Do đó tốt hơn hết chung ta nên có nhưng biện pháp phòng tránh ngay từ đầu để giảm thiểu nguy cơ mắc ung thư lưỡi.
Những biện pháp đơn giản có thể được thực hiện như hạn chế rượu bia, thuốc lá, xây dựng chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt cân bằng, chăm lo vệ sinh răng miệng, khám sức khỏe định kỳ,….
King Fucoidan là sản phẩm được bào chế từ Fucoidan 100% tảo Mozuku và bột nghiền nấm Agaricus. Sự kết hợp hoàn chỉnh giữa Fucoidan và bột nghiền nấm Agaricus cho tác dụng chống ung thư hiệp đồng:
King Fucoidan là sản phẩm thường được các các bác sĩ bệnh viện Ung Bướu Việt Nam khuyên bệnh nhân nên sử dụng trước, trong và sau quá trình điều trị. Sử dụng Fucoidan Nhật Bản kết hợp với tuân thủ theo phác đồ điều trị, chế độ dinh dưỡng, tâm lý và tập luyên khoa học giúp nâng cao sức đề kháng, hỗ trợ điều trị, giảm tác dụng phụ hóa xạ trị, kiểm soát và kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân ung thư.
Để được tư vấn về sản phẩm và cách mua hàng, mời bạn gọi điện tới tổng đài miễn cước 18000069, hoặc số số ngoài giờ hành chính 02439963961 để được hướng dẫn cụ thể.
Với khách hàng khu vực miền Nam vui lòng liên hệ liên hệ tổng đài 02839316468 được tư vấn và mua hàng trực tiếp từ nhà nhập khẩu chính thức sản phẩm.
Xem các địa chỉ nhà thuốc tin cậy BẤM VÀO ĐÂY để mua sản phẩm gần nhà nhất.
Dược sĩ: Thu Trang
Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.