Ung thư buồng trứng là một trong những căn bệnh ung thư phụ khoa thường gặp. Giai đoạn III được coi là giai đoạn muộn của bệnh, lúc này đã có sự xâm lấn của các tế bào ung thư sang các mô lân cận. Các triệu chứng của bệnh cũng trở nên rõ ràng hơn trong giai đoạn này.
1. Ung thư buồng trứng giai đoạn III là gì?
Theo phân loại FIGO (Federation Internationale de Gynecology et d’Obstetric) của Liên đoàn sản phụ khoa quốc tế, ung thư buồng trứng giai đoạn III là giai đoạn mà ung thư đã phát triển từ buồng trứng lan sang phần màng bụng hoặc các hạch bạch huyết trong ổ bụng. Đây là giai đoạn phổ biến nhất mà tại đó bệnh nhân được chẩn đoán.
Ung thư buồng trứng giai đoạn III tiếp tục được chia thành 4 giai đoạn nhỏ hơn, bao gồm:
- Giai đoạn IIIA1: Khối u có ở trong một hoặc cả hai buồng trứng, tế bào ung thư đã lan rộng đến các vùng cơ quan trong xương chậu. Tế bào ung thư cũng được tìm thấy trong các hạch bạch huyết ở phía sau bụng
- Giai đoạn IIIA1: Khối u có ở trong một hoặc cả hai buồng trứng, tế bào ung thư đã lan đến các cơ quan trong xương vùng chậu. Sinh thiết cho thấy có tế bào ung thư trong lớp niêm mạc của vùng bụng trên. Ngoài ra, tế bào ung thư cũng có thể tìm thấy trong các hạch bạch huyết vùng phía sau bụng.
- Giai đoạn IIIB: Khối u có ở trong một hoặc cả hai buồng trứng. Các khối u có kích thước nhỏ ( <= 2 cm ) và đã lan rộng ra vùng ngoài xương chậu, xuất hiện trên bề mặt gan, lá lách hoặc trong các hạch bạch huyết.
- Giai đoạn IIIC: Khối u có ở trong một hoặc cả hai buồng trứng. Các khối u có kích thước lớn hơn 2cm mọc trên lớp lót của màng bụng (phúc mạc) hoặc bề mặt của gan, lá lách hoặc trong các hạch bạch huyết ở phần bụng dưới, đằng sau tử cung.
2. Ung thư buồng trứng giai đoạn III có triệu chứng điển hình gì?
Trong giai đoạn III, khối u đã phát triển, xâm lấn và chèn ép các cơ quan gần buồng trứng. Các triệu chứng do đó cũng xảy ra nhiều hơn nặng hơn. Các biểu hiện lâm sàng và cận lâm sáng trong giai đoạn này cũng khá tương tự các giai đoạn trước, bao gồm:
- Đầy hơi, chướng bụng
- Cổ trướng
- Đau bụng âm ỉ và kéo dài thường xuyên
- Rối loạn tiêu hóa, cảm thấy chán ăn, ăn không ngon
- Sụt cân bất thường
- Chảy máu âm đạo bất thường
- Rối loạn kinh nguyệt
Khác ung thư buồng trứng giai đoạn đầu hay ung thư buồng trứng giai đoạn 2, trong giai đoạn III (đặc biệt là giai đoạn 3C) các triệu chứng thường xuyên xuất hiện với mức độ nặng khiến bệnh nhân cần phải đi khám phụ khoa. Đây cũng là lý do tại sao hầu hết các trường hợp ung thư buồng trứng đều được phát hiện trong gian đoạn này.
3. Điều trị ung thư buồng trứng giai đoạn III
Bệnh nhân bị ung thư buồng trứng giai đoạn III thường được điều trị kết hợp giữa phẫu thuật và hóa trị.
Tùy thuộc vào sức khỏe của người bệnh, tình trạng khối u cũng như mức độ di căn, các bác sĩ có thể chỉ định hóa trị trước hoặc sau hoặc cả trước và sau khi phẫu thuật. Có đôi khi số lần điều trị bằng hóa trị liệu sẽ được kéo dài trên ba chu kỳ. Khi tiến hành phẫu thuật, các bác sĩ sẽ loại bỏ buồng trứng, ống dẫn trứng, tử cung và lớp lót của bụng. Họ cũng sẽ cố gắng loại bỏ tất cả các khối u trên các cơ quan lân cận khác. Các hạch bạch huyết gần khối cũng có thể bị loại bỏ để ngăn ngừa sự di căn (phẫu thuật debulking)
Trong trường hợp ung thư đã lan đến ruột thì bệnh nhân cần phải được cắt bỏ phần ruột có tế bào ung thư. Sau khi phẫu thuật, bệnh nhân sẽ được nghỉ ngơi vài tuần để phục hồi sức khỏe trước khi bắt đầu một đợt điều trị bằng hóa trị liệu. Mục đích của đợt điều trị này là nhằm loại bỏ tất cả các tế bào ung thư còn sót lại, ngăn ngừa bệnh tái phát.
Bên cạnh hóa trị và phẫu thuật, bệnh nhân còn có thể được điều trị bằng một số phương pháp khác như xạ trị, điều trị tại đích, liệu pháp sinh học.
4. Ung thư buồng trứng giai đoạn III sống được bao lâu sau điều trị?
Giai đoạn III được là giai đoạn muộn của ung thư buồng trứng. Hầu hết các phụ nữ được chẩn đoán mắc bệnh ung thư buồng trứng trong giai đoạn này có tỉ lệ sống sau 5 năm khoảng 39%. Trong đó, giai đoạn IIIA là 59 %, IIIB là 52 % và IIIC là 39%. Bên cạnh đó, khả năng sống sót của bệnh nhân còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm sức khỏe tổng quát của họ, mức độ lây lan của ung thư và sự đáp ứng của bệnh với các phương pháp điều trị.
Ung thư buồng trứng là căn bệnh khó điều trị nhưng lại có tỉ lệ tái phát cao. Nguyên nhân là do các phương pháp chẩn đoán hình ảnh hiệu nay hầu như không thể phát hiện được liệu có tế bào ung thư buồng trứng nào còn sót lại hay không. Bên cạnh đó, đôi khi hóa trị không thể tiêu diệt hoàn toàn được các tế bào ung thư. Chỉ cần sót lại một tế bào ung thư, bệnh sẽ tái phát trở lại.
Do đó, sau khi được điều trị, bệnh nhân cần thường xuyên đi thăm khám định kỳ, theo dõi tình trạng cơ thể thường xuyên để có thể sớm phát hiện nếu bệnh tái phát và tiến hành điều trị theo chỉ định của bác sĩ.
Bên cạnh đó, người bệnh nên duy trì chế độ ăn uống – sinh hoạt lành mạnh, thường xuyên luyện tập thể dục – thể thao và giữ cho mình tâm lý thoải mái, tích cực nhất.
Trong suốt quá trình điều trị ung thư buồng trứng giai đoạn 3, các bác sĩ bệnh viên Ung Bướu Việt Nam khuyên bệnh nhân ung thư, đặc biệt là bệnh nhân ung thư buồng trứng nên sử dụng King Fucoidan trước, trong và sau quá trình điều trị giúp nâng cao sức đề kháng, giảm tác dụng phụ của phương pháp điều trị, đăc biệt hỗ trợ điều trị và kéo dài thời gian sống cho người bệnh.
King Fucoidan & Agaricus là thực phẩm chức năng được bào chế từ fucoidan 100% tảo nâu Mozuku và bột nghiền nấm Agaricus giàu vitamin, hoạt chất beta-glucan. Sản phẩm được sản xuất trên công nghệ hiện đại của Nhật Bản, dưới dạng viên nang cứng không làm mất tác dụng của sản phẩm trong quá trình sản xuất, tăng khả năng hấp thu trong máu.
Để mua sản phẩm King Fucoidan, mời bạn truy cập điểm bán tại các nhà thuốc gần nhà nhất TẠI ĐÂY
Hoặc gọi tới tổng đài 18000069 (miễn cước), liên hệ tổng đài miền Nam 02839316468 được tư vấn và mua hàng trực tiếp từ nhà nhập khẩu chính thức sản phẩm.
Dược sĩ: Võ Văn Bình
Lưu ý sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Không nên sử dụng Fucoidan đơn độc mà bỏ qua các phương pháp hóa – xạ trị hay phẫu thuật bác sĩ đã chỉ định.