Ở nước ta, bệnh ung thư vòm họng (NPC - Nasopharyngeal Carcinoma) có tỷ lệ khá cao, đứng đầu trong các bệnh ung thư đầu cổ, đứng thứ 5 trong các bệnh ung thư nói chung. Nhưng các triệu chứng lại không điển hình nên việc chẩn đoán gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, bất kỳ ai cũng cần tìm hiểu về căn bệnh này nhằm phát hiện sớm, điều trị kịp thời để cứu sống bệnh nhân.
1. Tổng quan về ung thư vòm họng
Ung thư vòm họng là gì?
Ung thư vòm họng là bệnh ung thư xảy ra tại vòm họng - phần trên của họng phía sau mũi. Bệnh này là một dạng hiếm của ung thư vùng đầu cổ và xảy ra nhiều ở khu vực Đông Nam Á.
Các triệu chứng của bệnh ung thư vòm họng rất khó phát hiện và đôi khi những triệu chứng này khá giống với một số bệnh khác, vậy nên khá khó khăn khi nhận biết được căn bệnh này ở giai đoạn đầu. Cũng giống như các bệnh ung thư khác, ung thư vòm họng có thể di căn đến các bộ phận khác của cơ thể thông qua mô, hệ thống bạch huyết và máu, chủ yếu nhất là xương, phổi và gan.
Dịch tễ học ung thư vòm họng
Trên thế giới, bệnh ung thư vòm mũi họng xuất hiện nhiều ở các vùng Trung Quốc, Châu Phi và một số nước Đông nam Á. Đặc biệt là vùng Quảng Đông (Trung Quốc) mắc bệnh nhiều với tỷ lệ: 30-45 bệnh nhân/100.000 dân/năm. Người ta gọi ung thư vòm họng là "U Quảng Đông". Tuy nhiên, bệnh này rất hiếm gặp ở Châu Âu, Châu Mỹ.
Tại Việt Nam, vẫn chưa có một thống kê đầy đủ, chính xác. Nhưng theo thống kê của Bệnh viện K-Hà Nội (1998), ung thư vòm họng đứng hàng thứ 4, 5 sau ung thư phổi, tử cung buồng trứng, vú, ung thư gan và đây là bệnh đứng đầu trong các ung thư vùng đầu, cổ với tỷ lệ: 9-11 bệnh nhân/100.000 dân/năm.
Bệnh ung thư vòm họng hay gặp ở nam giới hơn nữ giới với tỷ lệ 2-3/1.
Những người mắc bệnh số đông nằm trong độ tuổi từ 20 tới 65 tuổi, sau 65 tuổi tỷ lệ bệnh giảm dần.
2. Nguyên nhân gây ung thư vòm họng
Nguyên nhân
Nguyên nhân gây bệnh ung thư vòm họng do một hoặc nhiều gen đột biến làm cho các tế bào bình thường phát triển không kiểm soát được, xâm lấn các vùng xung quanh và cuối cùng di căn tới các bộ phận khác của cơ thể. Thông thường, quá trình phát triển ung thư xuất phát từ các tế bào vảy nằm ở bề mặt vòm họng.
Bên cạnh đó, các nhà khoa học cho rằng bệnh ung thư vòm họng có thể liên quan đến virus Epstein-Barr (EBV). Tuy nhiên, không hẳn ai nhiễm EBV đều mắc ung thư vòm họng.
Yếu tố nguy cơ
Có rất nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vòm họng như:
- Giới tính: nam giới thường có nguy cơ cao mắc bệnh này hơn nữ giới
- Chủng tộc: xuất hiện nhiều ở các khu vực Trung Quốc, Đông Nam Á và Bắc Phi
- Độ tuổi: từ 30 và 50
- Chế độ ăn: ăn nhiều cá và thịt muối khi còn trẻ có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh
- Virus Epstein-Barr : loại virus này liên quan đến một số bệnh ung thư hiếm gặp, trong đó có ung thư vòm họng;
- Bệnh sử gia đình: nguy cơ bạn mắc bệnh sẽ cao nếu thành viên trong gia đình bị ung thư vòm họng
- Rượu và thuốc lá
3. Triệu chứng ung thư vòm họng
Triệu chứng điển hình
Giai đoạn đầu: Đau đầu, đau nửa đầu, từng cơn hoặc âm ỉ là triệu chứng sớm nhất của bệnh ung thư vòm họng.
Giai đoạn khu trú
Triệu chứng cơ năng
- Triệu chứng thần kinh: thường gặp nhất là đau đầu, đau nửa đầu hoặc đau sâu trong hốc mắt, vùng thái dương và xuất hiện tổn thương các dây thần kinh sọ não.
- Triệu chứng xoang: ngạt mũi một bên, cùng với bên đau đầu, lúc đầu ngạt không thường xuyên sau ngạt liên tục. Thường gặp nhất là chảy mũi nhầy, chảy mũi mủ do viêm xoang phối hợp, thỉnh thoảng có xì ra nhầy lẫn máu.
- Triệu chứng tai: có cảm giác tức như bị nút ráy tai cùng bên với đau đầu. Ù tai, nghe kém thể dẫn truyền đơn thuần.
- Triệu chứng hạch cổ và hạch dưới hàm: phần lớn bệnh nhân đến khám vì có xuất hiện hạch cổ, thường hạch cổ cùng bên với khối u. Khi có triệu chứng này dễ chuẩn đoán nhầm là ung thư hạch tiên phát.
Triệu chứng thực thể
- Soi mũi trước thường không có gì đặc biệt.
- Soi mũi sau có thể thấy khối u sùi hoặc thâm nhiễm ở nóc vòm hay thành bên vòm ở gờ loa vòi Eustachi.
- Sờ vòm bằng tay hay thăm dò bằng que bông có rớm máu.
Triệu chứng ung thư vòm họng tiến triển
Lúc này, toàn thể trạng đã suy giảm, kém ăn, mất ngủ, gầy sút, thiếu máu, da màu rơm, hay bị sốt do bội nhiễm.
4. Chẩn đoán ung thư vòm họng
Khi một bệnh nhân có những triệu chứng trên, bác sĩ thường tập trung khám vòm họng: soi gián tiếp qua gương hoặc soi vòm bằng ống soi. Sau đó, sẽ chuẩn đoán bệnh thêm bằng những phương pháp sau:
- Sinh thiết khối u
- Chẩn đoán huyết thanh
- Chẩn đoán X- quang
- C.T.Scan
- Chẩn đoán phóng xạ
5. Các giai đoạn bệnh ung thư vòm họng
Bệnh ung thư vòm họng gồm có 4 giai đoạn, nhanh chóng phát hiện bệnh ở giai đoạn càng sớm thì khả năng ung thư di căn đến các cơ quan khác càng thấp:
- Giai đoạn 1, 2: ung thư vòm họng giai đoạn đầu và trung gian: Lúc này, vùng ung thư khu trú hẹp, tiến triển chậm, ít ảnh hưởng tới toàn thân, bệnh nhận thường kéo dài 1- 2 năm nếu được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời đúng phác đồ có thể khỏi bệnh.
- Giai đoạn 3, 4: ung thư vòm họng giai đoạn tiến triển và cuối. Đến giai đoạn này, ung thư đã ảnh hưởng tới toàn thân rõ, tiến triển nhanh thường tử vong do khối u lan lên nền sọ, do di căn tới các phủ tạng như phổi, gan, xương.
6. Cách điều trị
- Xạ trị: Đây là biện pháp điều trị chủ yếu và cho kết quả khả quan nếu bệnh nhân phát hiện và điều trị sớm.
- Co60 là biện pháp điều trị chủ yếu và cho kết quả khả quan nếu bệnh nhân đến sớm, nhất.
- Gia tốc: Cắm kim vào u và hạch trong trường hợp xạ ngoài đã đủ liều nhưng khối u chưa hết.
- Phẫu thuật: nạo vét hạch cổ trước hoặc sau khi xạ trị.
- Hoá trị liệu: Phương pháp này chỉ áp dụng với thể ung thư biểu mô không biệt hoá hoặc hạch cổ đã lan rộng và có di căn xa.
- Miễn dịch trị liệu: có tác dụng tăng sức đề kháng và hỗ trợ trong xạ trị.
7. Biện pháp theo dõi và phòng tái phát sau điều trị
Theo nghiên cứu, 70% nguyên nhân ung thư do yếu tố ngoại lai, còn lại 30% do yếu tố nội tại và di truyền vì vậy có thể kiểm soát bệnh ung thư trong chế độ ăn uống hằng ngày như:
- Ăn nhiều trái cây và rau quả
- Tránh cá và thịt ướp muối
- Không hút thuốc
- Không uống nhiều rượu
Thông thường, hệ quả của việc xạ trị cho ung thư vòm họng là khô miệng, dẫn tới nhiễm trùng trong miệng và gặp khó khăn trong ăn, nuốt, nói và các vấn đề về răng miệng. Một số biện pháp có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng khô miệng và các biến chứng của bệnh như:
- Dùng bàn chải lông mềm đánh răng nhiều lần mỗi ngày.
- Súc miệng bằng nước muối ấm sau khi ăn.
- Giữ miệng ẩm bằng nước hoặc kẹo không đường hoặc thường xuyên uống nước cả ngày để giữ miệng ẩm.
- Chọn ăn thực phẩm ẩm. Tránh các loại thực phẩm khô, có tính axit cao.
Ngoài ra trong suốt quá trình điều trị bệnh ung thư vòm họng người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ về phương pháp điều trị, chế độ sinh hoạt, tập luyệt, ăn uống, giữ vững tâm lý lạc quan sẵn sàng chiến đấu với căn bệnh và sử dụng thực phẩm chức năng fucoidan hỗ trợ điều trị ung thư.
King Fucoidan là sản phẩm được bào chế từ Fucoidan 100% tảo Mozuku và bột nghiền nấm Agaricus. Sự kết hợp hoàn chỉnh giữa Fucoidan và bột nghiền nấm Agaricus cho tác dụng chống ung thư hiệp đồng:
King Fucoidan là sản phẩm thường được các các bác sĩ bệnh viện Ung Bướu Việt Nam khuyên bệnh nhân nên sử dụng trước, trong và sau quá trình điều trị. Sử dụng Fucoidan Nhật Bản kết hợp với tuân thủ theo phác đồ điều trị, chế độ dinh dưỡng, tâm lý và tập luyên khoa học giúp nâng cao sức đề kháng, hỗ trợ điều trị, giảm tác dụng phụ hóa xạ trị, kiểm soát và kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân ung thư.
Để được tư vấn về sản phẩm và cách mua hàng, mời bạn gọi điện tới tổng đài miễn cước 18000069, để được hướng dẫn cụ thể.
Với khách hàng khu vực miền Nam vui lòng liên hệ liên hệ tổng đài 02839316468 được tư vấn và mua hàng trực tiếp từ nhà nhập khẩu chính thức sản phẩm.
Dược sĩ: Thu Trang
Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.