Tiết lộ sự thật gây “sốc” về Mì tôm gây ung thư

Mục lục [ Ẩn ]
Ngon, nhanh, tiện là những cụm từ mà chúng ta thường miêu tả về mì tôm hay còn gọi là mì ăn liền. Đây có lẽ là một món ăn mà hầu hết chúng ta đã từng thưởng thức ít nhất là một lần. Tuy nhiên, gầy đây đã có nhiều bằng chứng nói rằng đây là loại thực phẩm gây hại rất lớn cho sức khỏe, đặc biệt là có nguy cơ gây ung thư.
 
Vậy mì tôm gây ung thư có phải là sự thật không? Chúng còn gây tác hại gì tới sức khỏe hay không? Trong một số trường hợp cần phải ăn mì tôm thì cần làm gì để giảm tác hại của chúng? Tất cả sẽ được giải đáp ngay trong bài viết dưới đây.

1. Liệu mì tôm có gây ung thư không?

Theo các chuyên gia, mì tôm có thể gây áp lực và tạo gánh nặng cho hệ thống thống tiêu hóa của cơ thể bạn. Để tiêu hóa và cắt đứt các sợi mì tôm thì cơ thể cần nhiều thời gian hơn so với các loại thực phẩm khác.

Hơn thế nữa, các chất bảo quản và hóa chất có trong mì tôm như Butylated hydroxyanisole (BHA) và t-butylhydroquinone (TBHQ) khi tồn tại lâu trong cơ thể thường dẫn tới tăng cao nguy cơ gây ung thư và nhiều vấn đề về tiêu hóa như: táo bón hoặc tiêu chảy.

Như vậy, theo các nhà khoa học thì sử dụng mì tôm không trực tiếp gây ra ung thư nhưng chúng cũng là một trong những thực phẩm có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư nếu bạn sử dụng chúng quá nhiều.

Chính vì vậy, bạn cần tránh sử dụng mì tôm một cách quá thường xuyên trong các bữa ăn hàng ngày bởi chúng có thể mang tới nhiều mối nguy hại đối với cơ thể. Mời bạn cùng tìm hiểu những phần tiếp theo để có câu trả lời chính xác nhé.

Mì tôm có thể gây ung thư nếu sử dụng quá nhiều
Mì tôm có thể gây ung thư nếu sử dụng quá nhiều
mì tôm gây ung thư

2. Một số tác hại khác của mì tôm đối với sức khỏe

Không chỉ làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư, mì tôm còn là mối nguy hại đe dọa tới nhiều cơ quan, bộ phận trong cơ thể. Cụ thể như sau:

2.1. Tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan tới tim mạch

Nếu mì tôm là món ăn ưa thích của bạn và bạn thường tiêu thụ chúng vài lần/tuần thì nguy cơ khiến bạn phải đối mặt với các bệnh liên quan tới tim mạch thường rất cao.

Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng Quốc tế đã cho thấy nếu những người phụ nữ tiêu thụ thường xuyên mì ăn liền (khoảng 2 lần/tuần) thì có nguy cơ mắc các hội chứng chuyển hóa cao hơn gấp nhiều lần (khoảng 68%) so với những người ăn ít hơn.

Các rối loạn chuyển hóa đó có thể bao gồm: thừa cân, béo phì, tăng huyết áp, giảm nồng độ cholesterol tốt và từ đó làm tăng khả năng mắc các bệnh về tim mạch, tiểu đường hoặc là đột quỵ.

Lý giải cho điều này thì theo các nhà khoa học thì do mì tôm có chứa nhiều chất béo, quá trình sản xuất được chiên qua nhiều dầu mỡ.

Mà nếu ăn quá nhiều mì tôm thì rất dễ tích lũy mỡ thừa cho cơ thể. Hơn thế nữa, trong mì tôm có chứa rất nhiều muối làm có thể làm tăng huyết áp mà dẫn tới nguy cơ đột quỵ rất cao.

2.2. Một số tác hại khác của việc sử dụng mì tôm

Mì tôm có chứa nhiều chất bảo quản và chất tạo hương vị để kéo dài thời gian sử dụng và ngăn ngừa hư hỏng thực phẩm chế biến.

Khi bạn tiêu thụ lượng lớn mì tôm thì cơ thể sẽ tiếp xúc với nồng độ cao các loại hóa chất có thể dẫn tới tổn thương hệ thần kinh, làm tăng nguy cơ ung thư hạch và gây phì đại gan.

Ngoài ra, khi những chất này đi vào cơ thể có thể làm giảm thị lực và có thể nguy cơ làm gia tăng các triệu chứng như: đau đầu, buồn nôn, yếu cơ, căng cơ và đỏ da.

Mì tôm gây tổn hại lớn cho sức khỏe người sử dụng
Mì tôm gây tổn hại lớn cho sức khỏe người sử dụng
mì tôm gây ung thư

3. Cách chế biến của mì tôm làm giảm tác hại với sức khỏe

Tuy có thể gây hại tới sức khỏe của cơ thể như vậy, nhưng nếu bạn sử dụng loại thực phẩm này với một lượng vừa phải và chế biến đúng cách có thể làm giảm sự ảnh hưởng của mì tôm tới sức khỏe.

Vậy bạn nên sử dụng chúng như thế nào để làm giảm tác hại đến sức khỏe? Mời bạn hãy cùng tham khảo một số gợi ý dưới đây nhé

- Thêm rau xanh vào nồi nấu mì: khi nấu mì tôm thì bạn có thể thêm một chút rau xanh hoặc một chút cà rốt để bổ sung chất dinh dưỡng, mà cụ thể ở đây là các chất xơ giúp cải thiện hệ tiêu hóa thêm phần khỏe mạnh.

Thêm rau vào mì tôm có thể giảm gánh nặng cho hệ tiêu hóa
Thêm rau vào mì tôm có thể giảm gánh nặng cho hệ tiêu hóa

- Không dùng hoặc dùng rất ít các gói gia vị trong mì tôm: bạn biết đấy, gói gia vị trong mì tôm nếu sử dụng hết cho 1 bát mì là rất mặn và gây hại nhiều tới sức khỏe. Chính vì thế, hãy hạn chế sự gây hại tới sức khỏe bằng cách không dùng hoặc chỉ sử dụng một lượng nhỏ gói gia vị này thôi bạn nhé.

- Luộc mì đổ nước đi rồi mới chế biến mì tôm để ăn: để làm giảm bớt các chất tạo màu, tạo hương vị cũng như những chất bảo quản thì bạn nên luộc mì sơ qua trước 1 lần, rồi đổ nước đi. Sau đó, bạn mới dùng vắt mì đó để úp mì,  xào hoặc chế biến thành các món ăn khác.

- Chỉ nên sử dụng mì tôm trong những trường hợp cần thiết, tránh lạm dụng loại đồ ăn này: có những người bị “nghiện” mì tôm do hương vị quá thơm ngon và sự nhanh chóng, tiện lợi của chúng nên đã ăn thường xuyên.

Điều này là rất nguy hại cơ thể, vì thế bạn chỉ nên sử dụng mì tôm trong những trường hợp thật sự cần thiết như: không có đồ ăn khác thay thế, khi bạn không có đủ dụng cụ nấu ăn, bạn quá bận rộn để nấu ăn….

Tránh lạm dụng sử dụng mì tôm
Tránh lạm dụng sử dụng mì tôm

- Những trường hợp nên kiêng ăn mì tôm: Mì tôm thường có hương vị chua cay, mặn và một số trường hợp không nên sử dụng loại đồ ăn nhanh này như:

  • Những người đang mắc các bệnh lý liên quan tới dạ dày, tiêu hóa như: viêm loét dạ dày – tá tràng, táo bón
  • Những người có vấn đề liên quan tới tim mạch, huyết áp như: huyết áp cao, máu nhiễm mỡ, nhồi máu cơ tim, … không nên sử dụng mì gói.
  • Các bạn trẻ đang ở độ tuổi dậy thì nếu sử dụng quá mì gói có thể gây nóng trong người và dễ bị nổi mụn.
  • Bệnh nhân mắc các bệnh liên quan tới thận như: viêm thận, suy thận….

Mong rằng qua những thông tin mà bài viết đã chia sẻ đã giúp bạn có thêm nhiều kiến thức về tác hại của mì tôm đối với cơ thể, giải đáp được thắc mắc mì tôm gây ung thư liệu có đúng hay không và cách chế biến làm giảm tác hại của loại thực phẩm này.

Chúc bạn và gia đình luôn có một sức khỏe tốt và những điều tốt đẹp sẽ luôn đến với bạn.

Dược sĩ: Nguyễn Ngọc Bích

Xếp hạng: 3.6 (16 bình chọn)

Kinh nghiệm điều trị bệnh ung thư