Rụng tóc nhiều có phải bị ung thư không?

Mục lục [ Ẩn ]
Không chỉ ảnh hưởng tới thẩm mỹ mà rụng tóc nhiều có thể là biểu hiện của nhiều bệnh lý trong cơ thể. Thậm chí, nhiều người còn lo ngại rằng rụng tóc nhiều có phải bị ung thư không? Chính điều này có thể gây ra tâm lý sợ hãi cho rất nhiều người đang đối mặt với tình trạng rụng tóc. Vậy thì bạn đừng bỏ lỡ bài viết này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu tường tận về vấn đề này.

1. Rụng tóc nhiều có phải bị ung thư không?

Theo các chuyên gia y tế, rụng tóc nhiều KHÔNG phải bị bệnh ung thư, rụng tóc nhiều cũng không có mối liên quan gì tới bệnh ung thư.

 Sở dĩ mọi người lại hiểu nhầm rằng rụng tóc nhiều là bị bệnh ung thư là do tác dụng phụ của những phương pháp điều trị ung thư gây ra cho người bệnh. Hoàn toàn không có điều ngược lại, quan niệm rụng tóc là biểu hiện của ung thư là hoàn toàn sai lầm.

Rụng tóc có phải bị ung thư không
Rụng tóc không phải là biểu hiện của bệnh ung thư 

>>> Mời bạn tham khảo thêm: Triệu chứng cảnh báo mắc ung thư

Do vậy, khi bị rụng tóc bạn cần nên tìm hiểu kỹ một số nguyên nhân dưới đây và có biện pháp xử lý kịp thời nhé.

rụng tóc có phải bị ung thư

2. Nguyên nhân của hiện tượng rụng tóc nhiều

Rụng tóc có thể xuất hiện theo nhiều cách khác nhau, tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra hiện tượng. Rụng tóc có thể xuất hiện đột ngột hoặc dần dần và chỉ ảnh hưởng đến da đầu hoặc toàn bộ cơ thể bạn. Rụng tóc có thể là tình trạng tạm thời hoặc là vĩnh viễn và không thể hồi phục.

2.1. Dấu hiệu của tình trạng rụng tóc

Các biểu hiện của rụng tóc bao gồm:

- Tóc rụng dần ở đỉnh đầu: đây là loại rụng tóc phổ biến nhất, ảnh hưởng đến cả nam và nữ khi có tuổi. Ở nam giới, tóc thường bắt đầu lõm xuống từ trán theo một đường giống với chữ M.

- Các đốm hói tròn hoặc loang lổ. Một số người có biểu hiện rụng tóc tạo thành các đốm nhỏ trên da đầu, kích thước bằng đồng xu. Loại rụng tóc này thường chỉ ảnh hưởng đến da đầu, nhưng đôi khi nó cũng xảy ra ở râu hoặc lông mày. Trong một số trường hợp, da của bạn có thể bị ngứa hoặc đau trước khi tóc rụng.

- Đột nhiên bị rụng tóc: có thể bạn đã từng chứng kiến một ai đó khi trải qua một cú sốc về thể chất hoặc tinh thần thì tóc của họ có thể bị rụng nhiều hoặc bạc trắng trong thời gian ngắn. Khi đó, chỉ cần họ chải nhẹ hoặc gội đầu thì tóc có thể bị rụng rất nhiều. Loại rụng tóc này thường gây ra tình trạng tóc mỏng và không bị hói.

- Rụng tóc toàn thân: Khi một số người trải qua các phương pháp điều trị bệnh thì họ có thể bị rụng tóc do tác dụng phụ của chúng. Chẳng hạn như hóa trị ung thư có thể dẫn đến rụng tóc và lông trên khắp cơ thể của bạn. Trong những trường hợp này thì tóc có thể hồi phục và thường mọc lại.

Vậy đâu là nguyên nhân của tình trạng nói trên? Theo các nghiên cứu, trung bình một người có thể mất khoảng 100 sợi tóc mỗi ngày. Điều này thường không gây ra sự mỏng đi đáng chú ý của tóc trên da đầu bởi vì tóc mới cũng đang phát triển và mọc cùng một lúc với quá trình rụng tóc.

Dấu hiệu bị rụng tóc
Có nhiều dấu hiệu cho thấy bạn đang bị rụng tóc
rụng tóc có phải bị ung thư

2.2. Nguyên nhân của rụng tóc

Nguyên nhân của hiện tượng rụng tóc thường liên quan đến một hoặc nhiều yếu tố sau:

Tiền sử gia đình (di truyền): đây có thể là nguyên nhân phổ biến nhất của rụng tóc. Tình trạng di truyền này có thể được gọi là hói đầu kiểu nam hoặc hói kiểu nữ. Nó thường xảy ra từ từ khi tuổi tác của người bị rụng tóc tăng lên do quá trình lão hóa của cơ thể ngày một nhanh lên.

Thay đổi nội tiết tố hoặc mắc các bệnh lý: Sự thay đổi về nội tiết tố có thể gây chứng rụng tóc vĩnh viễn hoặc tạm thời như mang thai, sinh nở, mãn kinh và các vấn đề về tuyến giáp. Hoặc khi bạn mắc các bệnh nhiễm trùng da đầu thì cũng có thể làm yếu chân tóc và gây ra chứng rụng tóc.

Tác dụng phụ của thuốc: Rụng tóc có thể là tác dụng phụ của một số loại thuốc, chẳng hạn như thuốc được sử dụng cho bệnh ung thư, viêm khớp, trầm cảm, các vấn đề về tim, bệnh gút và huyết áp cao.

Trải qua cú sốc về thể chất hoặc tinh thần: Những biến cố của cuộc sống có thể làm cho một ai đó bị rụng tóc nhanh chóng. Loại rụng tóc này là tạm thời.

Kiểu tóc hoặc các phương pháp làm đẹp cho tóc: Buộc tóc quá chặt hoặc dùng những phương pháp làm đẹp tóc như: ép tóc, uốn tóc hoặc nhuộm tóc… đều có thể gây ra chứng rụng tóc. Không chỉ có vậy, những phương pháp làm đẹp cho tóc có thể gây viêm nang lông ở tóc và gây rụng tóc.

Nguyên nhân gây rụng tóc
Các nguyên nhân gây rụng tóc
rụng tóc có phải bị ung thư

3. Biện pháp cải thiện, điều trị chứng rụng tóc nhiều

Các cụ có câu: “ Cái răng, cái tóc là góc con người”, tóc rụng liên miên cũng gây nhiều ảnh hưởng tới cuộc sống, sinh hoạt của nhiều người, đặc biệt là các chị em phụ nữ. Vì thế, bạn có thể tham khảo một số biện pháp điều trị, cải thiện chứng rụng tóc như sau:

Sử dụng thuốc điều trị

Mới đây, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã chính thức phê duyệt hai loại thuốc điều trị rụng tóc đó chính là minoxidil và finasteride.

Minoxidil

Để điều trị rụng tóc, các nhà sản xuất đã khuyến cáo là nên dùng minoxidil với hàm lượng 2% và 5%. Cách sử dụng là thoa trực tiếp vào vùng tóc bị rụng. Sau 6 – 12 tháng dùng thuốc, hiệu quả mọc tóc sẽ được cải thiện rõ rệt.

Tuy nhiên, bạn cần lưu ý tới một số tác dụng phụ có thể gặp phải khi dùng minoxidil có thể bao gồm:

  • Viêm da do tiếp xúc.
  • Kích ứng da.
  • Mọc tóc quá mức.

Finasteride

Finasteride (Propecia) là một loại thuốc uống để điều tri rụng tóc. Những người bị rụng tóc có thể sử dụng 1 miligam mỗi ngày. Đây là một loại thuốc theo kê theo đơn của bác sĩ dành cho những người đàn ông đã thử minoxidil nhưng không thành công.

Tác dụng phụ của việc dùng finasteride có thể bao gồm:

  • Rối loạn cương dương
  • Giảm ham muốn
  • Phát triển của mô vú quá mức

Tuy nhiên, những loại thuốc này cần được sử dụng theo đơn của bác sỹ, bạn không nên sử dụng tùy ý nhằm tránh những tác dụng phụ nguy hiểm có thể xảy ra.

rụng tóc có phải bị ung thư

Sử dụng các loại thực phẩm tốt cho tóc

Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe và độ săn chắc của tóc. Các chất dinh dưỡng như protein, chất béo, và một số vitamin và khoáng chất có thể quyết định tình trạng của tóc.

Mọi người có thể nhận thấy sự cải thiện trong sự phát triển của tóc khi họ tăng việc sử dụng các loại thực phẩm nhất định trong chế độ ăn uống.

Thực phẩm có thể thúc đẩy tăng trưởng tóc bao gồm:

  • Trứng: trứng có chứa protein, vitamin B rất cần thiết cho sự phát triển của tóc.
  • Quả óc chó: loại quả này cũng chứa omega-3, giúp cải thiện quá trình mọc tóc.
  • Thực phẩm giàu vitamin D: thiếu vitamin D gây ra hiện tượng rụng tóc, do đó cần giải quyết sự thiếu hụt loại vitamin này có thể cải thiện tình trạng tóc mỏng dần đi. Một trong những cách để bạn có thể bổ sung vitamin D đó chính là ăn các loại thực phẩm như: cá, gan bò, phô mai, lòng đỏ trứng, nấm và một số loại thực phẩm khác chẳng hạn như sữa, ngũ cốc và nước trái cây.
rụng tóc có phải bị ung thư

Sử dụng một số loại tinh dầu kích thích mọc tóc

Một số loại tinh dầu có thể kích thích quá trình mọc tóc, giúp tóc suôn mượt, chắc khỏe như:

Tinh dầu hương thảo: Một số nghiên cứu trên động vật gần đây cho thấy dầu hương thảo có thể làm tăng lưu lượng máu và do đó có thể giúp nâng cao sức khỏe da đầu. Một da đầu khỏe mạnh là rất cần thiết cho sự phát triển tóc khỏe mạnh.

Tinh dầu bạc hà: Tinh dầu bạc hà cũng có khả năng kích thích lưu thông máu, giúp tóc mọc nhanh và dày dặn hơn.

Ngoài ra một số loại tinh dầu khác cũng rất tốt cho quá trình mọc tóc, hạn chế rụng tóc như: dầu hoa oải hương, dầu húng tây… Hoặc bạn có thể kết hợp massage da đầu với các loại tinh dầu này để tăng hiệu quả hỗ trợ điều trị rụng tóc nhé.

Tinh dầu bạc hà chống rụng tóc
Tinh dầu bạc hà chống rụng tóc
rụng tóc có phải bị ung thư

Áp dụng các phương pháp y học cổ truyền trong điều trị rụng tóc

Bạn biết đấy, một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng rụng tóc là do sự lo lắng, căng thẳng tinh thần. Và các phương pháp điều trị đông y có thể giải quyết vấn đề này cho bạn, chẳng hạn như: châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt…

Mục đích của các phương pháp giúp lưu thông khí huyết trong cơ thể, nâng cao sức khỏe tổng thể, cải thiện tinh thần của người bệnh. Nhờ đó mà giúp hạn chế rụng tóc cũng như các vấn đề khác về tâm lý cho người bệnh.

Mong rằng qua những thông tin mà bài viết đã chia sẻ đã giúp các bạn giải đáp thắc mắc rụng tóc có phải bị ung thư không?Chúc bạn sẽ luôn mạnh khỏe và tràn ngập hạnh phúc nhé!

Dược sĩ: Nguyễn Ngọc Bích

Xếp hạng: 3.6 (13 bình chọn)

Kinh nghiệm điều trị bệnh ung thư